Thân phận của những người lính rả ngũ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Cho dù chính quốc Nhật bản đang bị đe dọa , tổng hành dinh đang cuống quít , dân chúng đang xôn xao . Nhưng đó chỉ là những xáo trộn bề mặt ở thủ đô , ở những nơi khác khắp vùng tây nam Á châu quân đội Thiên Hoàng với một lực lượng có hơn một triệu quân vẫn còn đủ mạnh để đàn áp các nước thuộc địa láng giềng . Thành lủy pháo đài ở căn cứ Rabaul trãi dài sang thềm bán đảo Mã lai , Đông dương và Trung Hoa , quân đội của họ vẫn còn làm chủ một lãnh thổ mênh mông và chính sách đại Đông Á vẫn hoạt động bình thường . Chỉ riêng những hòn đảo ngoài khơi Thái bình dương và Miến điện thì hoàn toàn không còn nằm trong tầm ảnh hưởng của Đại Nhật bản nữa . Quân đội còn sống sót của họ ở những vùng chiếm đóng vừa bị mất ấy chỉ có một số ít . Một số rất hiếm hoi coi như quá may mắn trở về được nguyên quán , phần còn lại nếu không tự sát vì danh dự thì cũng tự sát vì bị bỏ rơi hoặc bệnh hoặc đói khát mà chết dần chết mòn hết .

  Trở lại với hạ sĩ Kamiko , chắc các bạn hãy còn nhớ anh hạ sĩ gốc giáo làng gia nhập quân đội và tham dự trận đánh nơi đồi Gãy cổ ở đảo Leyte . Anh cùng toán cảm tử 5 người đã mấy ngày đêm chiến đấu ròng rã để giữ cho được ngọn đồi đỏ máu mang chính tên anh . Và cho đến khi tất cả đồng đội của anh đã vĩnh viễn ra đi thì anh cùng những người lính may mắn còn sống sót của đại đội Yashio trốn thoát ra được đảo Leyte . Sau khi vượt qua muôn ngàn sóng gió hụt chết không biết bao nhiêu lần , cuối cùng vào tháng Tư , con thuyền bé bỏng của anh cũng tới được Negros , một hòn đảo lớn nhất nằm ở phía tây Cebu . Ở đây , một lần nữa hạ sĩ Kamiko bị một đơn vị lục quân bắt lại và họ buộc anh phải gia nhập vào toán phòng thủ để chống lại một lực lượng địch vừa đổ bộ lên hòn đảo . Tuy nhiên , đối với ông giáo hạ sĩ Kamiko thì lúc này anh đã không còn hùng tâm chống giặc như những ngày đầu cuộc chiến , anh vẫn nuôi giấc mơ làm lại cuộc đời ở một nơi nào đó , Borneo chẳng hạn dù nơi ấy chẳng phải là quê hương , là nơi chôn nhao cắt rốn của anh cũng được miễn sao thoát ra khỏi cảnh khói lửa chiến tranh , súng đạn bắn giết mỗi ngày là lòng thanh thản lắm rồi . Anh luôn mang tâm sự của mình ra than thở với 6 binh sĩ cùng toán và chẳng ngần ngại rủ họ cùng mình bỏ đồng đội đào thoát đến một vùng an toàn . Tất cả đồng ý .

  Thế là một buổi sớm tinh sương ngày 30 tháng 04 , anh hạ sĩ hướng dẫn 6 anh em khác bỏ trại băng rừng nhắm hướng tây nam hướng bờ biển mà chạy . Nhưng đoạn đường mà họ ngở là rừng ấy lại dẫn đến vùng núi đồi trùng điệp , hết ngọn núi này đến ngọn đồi khác , cả tháng lặn lội trong vùng tối tăm mịt mù ấy họ đói khát rã rời mà thức ăn chung quanh chẳng có gì ngoài những con ốc nhỏ xíu đầy nhớt và loài cua đá cứng hơn cả đá nằm sâu trong lòng suối lạnh . Nhóm binh sĩ đào ngũ đói quá , đói kinh khủng , đói đến nổi họ nuốt trửng luôn cả những con vắt rừng bám theo chân hút máu . Đói đến nổi có lần những người còn khỏe thì thầm bàn với nhau “làm thịt” một đồng đội quá yếu sức đang chết dần vì sốt rét . Tuy nhiên , cuối cùng thì đoàn đào binh 6 người ấy cũng dần dần gục ngã trên đường tìm lại cuộc đời , chỉ còn hạ sĩ Kamiko và hai đồng đội may mắn khác vượt qua trăm ngàn thử thách và đến được một doanh trại của quân đội Hoa kỳ sau khi bị toán du kích người Phi luật tân đuổi bắt tưởng đã tận số . Mayama , một đồng đội bị bệnh nặng tưởng chết dọc đường , một đồng đội mà Kamiko và nhóm người của anh định “làm thịt” ăn đỡ đói nào ngờ không biết do một phép lạ nào đó mà hắn chẳng chết , lại sống nhăn và sống cho đến ngày trở về cố thổ . Ở đây Kamiko và hai người bạn đồng cảnh bị đối xử như tù binh chiến tranh . Tù binh chiến tranh trong tay của quân đội Hoa kỳ thì còn gì để mà mơ ước nữa , Kamiko , Mayama và Nakao sung sướng và chấp nhận một cuộc đời mới bắt đầu từ đây , từ một thân phận tù binh chiến tranh . Cho đến năm 1965 , cựu hạ sĩ Kamiko cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề Tôi không chết ở Leyte . Một hôm vô tình gặp lại Mayama ở ngay trên đường phố Đông kinh . Hai người tay bắt mặt mừng nói cười không dứt . Cả hai kéo vào quán lai rai . Rượu ngà ngà Kamiko mới kể lại chuyện xưa , chuyện lúc bọn 6 người chạy trốn trong rừng . Anh cho biết đã có đôi ba lần nhìn thấy Mayama sắp chết nên cả bọn bàn nhau làm thịt Mayama ăn đỡ đói . Nghe như thế Mayama lạnh toát mồ hôi nhưng sau đó anh ta lại lắc đầu mà nói , giọng diễu cợt “Chèn ơi , nếu mấy cha hông chần chừ thì 50 ký lô thịt này đã chui tọt vào bao tử của mấy cha hết mẹ nó rồi . Nhưng cũng nhờ , cũng nhờ ông hạ sĩ của tui là nhà giáo hổng dám đớp thịt người cho nên tui mới còn mạng để mang về quê hương , để còn tiếp tục phục vụ cho con vợ già ở nhà nữa chớ” . Nói xong Mayama vỗ vai Kamiko cười xòa .

  Ngoài những người lính lang thang sau trận chiến như Kamiko hoặc Mayama ở chiến trường Leyte Phi luật tân , hòn đảo bé tí Iwo Jima cũng còn rất nhiều binh sĩ sống sót . Số lượng ấy phải tính từng dặm vuông của hòn đảo lưu huỳnh này . Khi Iwo Jima được Hoa kỳ chính thức tuyên bố đã hoàn toàn giải phóng hồi trung tuần tháng 03 , thủy quân lục chiến có tiên liệu một số tàn quân Nhật còn sống sót nằm lại trong các hang động khoảng 300 người . Họ đã lầm , con số thật sự lên đến gần ba ngàn tàn quân Nhật ở đó . Chắc các bạn hẳn còn nhớ anh chàng trung úy hải quân Ohno , người thoát chết trong đường tơ kẻ tóc khi một trái bộc phá đánh trúng vào căn hầm anh đang trốn . Sau khi chạy bán mạng ra bờ biển khi cuộc tổng tấn công tự sát bất thành , anh trú ngụ tại một hang đá khá lớn . Cũng tại nơi hang đá gần bờ biển ấy , Ohno cùng vài binh sĩ khác tìm được một cái thùng rỗng đựng đồ tiếp liệu của quân đội Hoa kỳ , họ thu thập thêm một mớ vật dụng khác rồi biến cái thùng thành một chiếc bè để cùng nhau vượt khỏi Iwo Jima . Họ căng buồm , một cánh buồm chấp nối từ nhiều tấm chăn màn của binh sĩ Hoa kỳ bỏ rơi rớt chung quanh khu vực , hy vọng với vận tốc nhanh hơn con rùa , gió sẽ đưa bè của họ lên vùng biển bắc đến một hòn đảo mang tên Kuroshio trong vòng 12 tiếng đồng hồ . Đồ ăn thức uống thì khỏi lo , nơi nào có quân đội Hoa kỳ hiện diện là chỗ ấy đồ tiếp liệu vương vãi khắp nơi , họ chỉ cần bỏ ra một ngày mò tới chỗ đóng quân cũ vừa bỏ đi của thủy quân lục chiến là có ngay . Trung úy Ohno cũng lang thang đi cóp nhặt những phần tiếp liệu rơi rớt của địch chung quanh khu vực , anh đi quá xa và vô tình bị lạc hướng trong một khu hang động chằn chịt . Nhóm 4 người còn lại đa số đều xuất thân là những ngư phủ thạo thủy tính , họ nóng lòng chờ mãi mà chẳng thấy Ohno trở lại nên quyết định ra khơi . Tưởng rằng sẽ thoát khỏi Iwo Jima dễ dàng như họ đã tiên liệu , nhưng khi chiếc bè ra khơi chưa được bao lâu thì giông tố nổi lên đánh chiếc bè tan tác . Tất cả 4 người lính bộ binh nhưng đều chết vì nước , chết ngay vùng biển Iwo Jima , một tuyến phòng thủ mà họ có bổn phận phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng . Ohno may mắn , còn sống sót sau không biết bao nhiêu lần hụt chết , anh cuối cùng rồi thì đi lạc vào một doanh trại của Hoa kỳ và bị bắt làm tù binh , được đối xử tử tế , hút thuốc thơm ăn bánh ngọt uống cà phê thả dàn . Ôi cuộc đời tưởng đã bế mạc nhưng không ngờ vẫn còn được tiếp tục sống lại kiếp người dù là kiếp người tù , ngày ngày nằm dài ăn hút . Cũng như nhóm của trung úy Ohno , một nhóm khác đông đảo hơn và cũng sống dai hơn sau trận chiến . Trong vùng ngọn núi lửa Suribachi , 24 binh sĩ còn sống sót sau những ngày chiến đấu đẫm máu . Họ nằm sâu trong một cái hang sâu thẳm trong lòng núi , súng phun lửa , lựu đạn tung vào cũng chẳng giết được . Nhưng đến lúc cuộc tranh chấp trên đảo chấm dứt , hang động nơi họ trú ẩn bị chấn động sau bao nhiêu ngày do bom đạn , nước biển bắt đầu rịn vào mỗi ngày một nhiều khiến cho 24 binh sĩ ẩn mình trong ấy bắt buộc phải trồi lên mặt đất . Cháy nhà lòi mặt chuột rồi đây !

  Cũng như nhóm của trung úy Ohno , họ 24 người ốm đói lâu ngày nên hình thù trông đến quái dị , chia ra thành vài nhóm bung rộng ra phía bờ biển tìm thức ăn và súng đạn . Một vài nhóm ra đi nhưng chẳng bao giờ trở lại . Binh nhì Hirakawa cùng ba anh em khác thì may mắn hơn khi họ bị quân Hoa kỳ phát giác . Bốn chiến sĩ trong quân đội Thiên Hoàng được cho ăn uống , thuốc hút và có cả bác sĩ tới chăm sóc sức khỏe . Hirakawa thầm nhủ “Hừm , đến như quân đội của Đại Nhật mà mình đang phục vụ cũng chẳng có cái màn nhân đạo quá trớn như thế này . Mẹ kiếp , làm tù binh chiến tranh của mấy thằng Mỹ  coi ra cũng …. sướng thiệt !!” .

  Cách chỗ Kirakawa bị bắt không bao xa , trong một hang động khá lớn , một nhóm binh sĩ lang thang không chỉ huy khác cũng đang sống trong những tháng ngày đói khát chật vật . Trung úy hải quân Omagari . Chắc các bạn hẳn còn nhớ trung úy Omagari người đã từng phủ trên người bằng bộ đồ lòng và máu me của đồng đội nằm giữa đường ôm mìn chờ xe tăng của địch ròng rã hai ngày liền , đến nổi bộ đồ lòng sình thúi ruồi bu dòi đụt chịu không nổi . Sau khi chán nãn bỏ cuộc và còn sống sót sau một trận chạm trán với thủy quân lục chiến Hoa kỳ anh chạy ra núp trong một hang đá chịu đói khát cho đến lúc cuộc chiến chấm dứt . Omagari có lần định rút súng tự sát nhưng khẩu súng chẳng còn lấy một viên đạn , khi đưa lên đầu bóp còn , nó chỉ phát ra một tiếng “click” khô khan lạnh lùng . Ở đây nhóm của Omagari cũng như các nhóm khác , họ sống sót qua ngày cũng nhờ vào những hàng tiếp liệu của quân đội Hoa kỳ rơi rớt xung quanh khu vực . Thịt hộp , thuốc thơm và thỉnh thoảng có cả bia rượu nữa . Quân Hoa kỳ đánh giặc thì chì thiệt mà cũng sang thiệt . Chẳng những họ thừa ăn thừa uống mà còn để cho kẻ thù hưởng ké mới đáng nói .

  Sau đợt càn quét khi trận chiến kết thúc , hang động của nhóm Omegari bị quân Hoa kỳ phát giác và họ lên tiếng kêu gọi đầu hàng . Sau nhiều lần bàn bạc , có người chịu đầu hàng kẻ thì đòi tử chiến . Nhóm đầu hàng cãi vả , họ bảo tử chiến thì lấy đạn đâu ra để bắn , chả lẻ dùng răng mà cắn , thế là tự tử chớ tử chiến cái quái gì  . Cuối cùng tất cả đồng ý đầu hàng . Một đoàn người hình thù quái dị , quân phục rách nát bẩn thỉu , đầu tóc rối bù . Có anh chẳng còn áo quần , như những người rừng tong teo gầy guộc đồng cúi đầu lẳng lặng bước ra khỏi hang . Họ được đưa về trại tập trung , ở đây tất cả đều gặp nhau , có trung úy Ohno , có anh binh nhì Hirakawa . Sau rốt họ được bốc mang về trại tù ở Hạ uy di , ở đây người ta còn gặp anh phi công Thần phong tên Yashunori Aoki , người điều khiển chiếc phi cơ đâm đầu xuống biển và vì sợ chết nên phóng ra khỏi phi cơ ở trận Okinawa . Nhờ thế mà anh còn sống sót cho đến lúc hết chiến tranh , trở về quê hương và làm lại cuộc đời . Cũng nhờ vậy mà sau này theo lời anh kể “Nhờ tui nhát gan mà sau này tui mới biết qua mùi vị của đàn bà . Khoái thiệt đó à nghen !!” Nói xong anh cười hề hề tỏ vẻ khoái chí lắm .

  Ngoài những nhóm binh sĩ chịu ra đầu hàng như kể ở trên , chung quanh những hang động chằng chịt của Iwo Jima , vẫn còn hàng trăm hoặc hàng ngàn binh sĩ Nhật chẳng chịu đầu hàng . Họ vẫn cố thu mình trong tối tăm đói khát , kéo dài cuộc sống xa cách thế nhân , thiếu ánh mặt trời . Và như một phép lạ nào đó khó có thể giải thích , nhiều người trong họ vẫn còn sống cho đến những năm sau . Bằng chứng là Yamakage và Matsudo , hai binh sĩ cuối cùng ở Iwo Jima ra đầu hàng vào năm 1951 , tức 6 năm sau khi chiến tranh chấm dứt . Thật không còn từ ngữ nào để diễn tả sự chịu đựng của hai chiến binh Phù tang đáng gọi là lì lợm nhất thế giớ này .

  Nhưng lúc quay trở lại Iwo Jima lần thứ nhì vào cuối năm 1951 với Stuart Griffin , một sử gia Hoa kỳ . Khi được đưa trở lại hang động nơi Yamakage đã từng nương náu sáu năm ròng ở đó để Griffin lấy tài liệu viết sách . Chẳng biết do cảm động dâng trào hay một lý do nào đó xảy ra ở gia đình khiến cho Yamakage thình lình đi đến quyết định tự sát ngay chỗ anh đã từng gắn bó trong một thời gian dài . Anh nhảy xuống triền núi Saribachi và xác thân Yamakage vĩnh viễn nằm lại Iwo Jima cho đến ngàn thu .

  Tuy nhiên , theo dòng thời gian trôi đi và vẫn còn nhiều trường hợp binh sĩ Nhật bản tự động ra đầu hàng còn đặc biệt hơn cả trường hợp của Yamakage và Matsudo ở Iwo Jima . Điển hình như hai quân nhân tại đảo Guam , họ chịu đựng một cuộc sống thiếu thốn về đủ mọi mặt và chỉ chịu ra đầu hàng khi họ không còn chịu đựng nổi , tức 16 năm sau khi chiến tranh chấm dứt . Vẫn còn nhiều và nhiều báo cáo khác vào những năm sau này mà thỉnh thoảng người ta còn được chính mắt chứng kiến những quân nhân tưởng đã bỏ mình từ lâu nào ngờ lại xuất hiện trên mặt báo , trên màn ảnh truyền hình . Họ là những binh sĩ còn sống sót từ thời thế giới chiến tranh lần thứ hai ở những hòn đảo xa xôi ngoài Thái bình dương , ở Guadalcanal , ở New Guinea , ở Leyte , ở Bataan Phi luật tân v.v.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế