Chính trường vấy máu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2   :

 

                                CHÍNH TRƯỜNG VẤY MÁU

 

                      Khoảng 4 giờ sáng ngày 26 tháng 2 trong một căn nhà nhỏ nằm khép mình trong một khu bình dân ngoại ô Đông kinh . Đại úy Koda và những thủ lãnh của những nhóm phản loạn tập họp toàn bộ thành viên trong ban ám sát . Đa số thành viên đều chưa được giải thích mục đích của cuộc họp tối khẩn đêm nay nên họ vẫn tưởng chỉ là một phiên họp bình thường như mọi khi . Chiếc đèn neon vàng úa không đủ sức mang lại ánh sáng cho căn phòng . Trong bóng mù mờ vài tiếng thì thầm bàn tán của các thành viên . Chợt cánh cửa hé mở Trung tá Kurihara bước vào , ông nhìn khắp phòng một lượt rồi giơ tay thành quả nắm và với giọng nghiêm nghị , ông nói :

  - Tôi muốn tất cả các anh em được chết cùng tôi !

  Sau đó nhóm phản loạn đi vào chi tiết cho đêm họp mặt bất thường đầy quan trọng này . Họ soạn thảo kế hoạch và phân chia công tác thật nhanh rồi chia nhau mỗi toán đi về mỗi mục tiêu khác nhau chờ giờ hành động .

  Trời bắt đầu trở gió , tuyết trắng giăng đầy . Đêm Đông kinh như đồng lõa với những bóng đen đang âm thầm len lõi giữa phố phường mang theo một sứ mạng lịch sử .

  Rạng sáng ngày 26 tháng 2 năm 1936 thành phố Đông kinh không còn yên tỉnh như những bình minh thường lệ . Tiếng súng liên tục nỗ giòn trên khắp mọi nơi , tiếng còi báo động vang dậy từng hồi , người dân hớt hãi đoán già đoán non ngưng cả mọi sinh hoạt trong thành phố . Mãi đến chiều tối thì mọi náo loạn dần dần lắng xuống và bấy giờ quân đội của chính phủ mới làm chủ được tình hình . Tổ chức đảo chánh bị xé thành từng mảnh nhỏ để rồi từng nhóm từng nhóm lần lượt sa lưới cảnh sát đô thành . Các sĩ quan trẻ cùng 1400 quân nhân phản loạn tuy chiếm được nhiều vị trí quan trọng ở thủ đô và giết hại gần 80 chính khách mà họ xem như kẻ tử thù , nhưng lại ám sát hụt thủ tướng Okada . Vị thủ tướng thoát hiểm nhờ một người em vợ đứng ra chịu chết thay , hành động Lê Lai cứu chúa này quả thật đáng kính phục thay ! Với một nhóm phản loạn chừng ấy lại dám đứng ra chống lại trước một lực lượng quân đội áp đảo hơn nhiều , họ được lợi thế hơn là có Thiên Hoàng và quần chúng hậu thuẫn , cuối cùng phe phản loạn bị dẹp tan .

  Mặc dù cuộc đảo chánh bị thất bại nhưng trớ trêu thay , giới quân phiệt sau biến cố này lại bước thêm một bước nữa gần đến mục tiêu thống trị hoàn toàn chính trường ở trong nước . Từ sau sự kiện Mãn Châu , Nhật Bản không chỉ đánh mất uy tín , bị cô lập với thế giới bên ngoài và còn để giới quân phiệt cùng chủ nghĩa ái quốc cực đoan chiếm được vị trí độc tôn , do đó chính quyền bị phát xít hóa . Từ đây Nhật Bản tiến vào con đường thực hiện xâm lăng nước ngoài và đàn áp phong trào đấu tranh trong nước theo đường hướng của một chính quyền quân phiệt phát xít , không liên hệ với các chính đảng . Để cụ thể hóa chính quyền quân phiệt của mình , Nhật bản liên tiếp phát động các cuộc chiến tranh gây hấn với Liên sô , Trung Quốc và Mông cổ . Đồng thời tham gia liên minh phát xít quốc tế đang trở thành lực lượng đen tối đe dọa nền hòa bình thế giới lúc bấy giờ . Trước hết , với chiêu bài ngăn chận ảnh hưởng của Liên sô , ngày 25 tháng 11 năm 1936 Nhật và Đức ký hiệp ước “chống cộng sản” và một năm sau đó Ý cũng tham gia hiệp ước này . Như vậy Nhật , Đức và Ý đã tạo một thế lực phát xít trên thế giới , đối lập với Hoa kỳ , Liên sô và các quốc gia khác trong Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) .

  Sau biến cố 26 tháng 2 như đã kể , khi quân đội thao túng chính trường . Nỗi ám ảnh 26 tháng 2 đã làm cho họ cảnh giác hơn bao giờ hết . Những phần tử cực đoan , những sĩ quan trẻ duy tâm bị giám sát chặc chẻ để ngăn ngừa một cuộc nỗi loạn khác . Nhất là khi Araki lên thay quyền chỉ huy lục quân Nhật . Araki Sadao là một lãnh tụ khuynh hữu Đảng Quân Phiệt , từng lãnh đạo hội hoạt động Từ Thiện Đế Quốc (Kodaha) , đối lập với nhóm Kiểm Soát (Toseiha) của Tướng Kazushige . Ông gắn liền cổ học Nhật (Võ Sĩ Đạo) với chủ thuyết Phát Xít đang thịnh hành ở Âu Châu , đưa đến phong trào hoạt động dưới dạng Phát Xít Nhật . Từ đầu thập niên 30 , Nhật Bản lọt vào thế buộc phải đi theo chiến tranh bởi đội quân Quang Đông ở Mãn Châu và sự hướng dẫn của Araki . Chủ Nghĩa Độc Tài Quân Phiệt và bành trướng lãnh thổ được chấp nhận như lời giải duy nhất cho tình huống bấy giờ , rõ ràng nhất là trong nội bộ chính phủ ít có ai lên tiếng phản đối . Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng 01 năm 1932 , Araki đưa ra khái niệm “Đạo Đế Quốc” (Kodoha) gắn liền với Thiên Hoàng , người Nhật , đất Nhật và tinh thần Nhật vào một khối không thể tách rời . Từ đó nãy sinh ra một loại giáo đạo mới là Tôn Sùng Thiên Hoàng trong lòng người Nhật .

  Nước Nhật trở thành công cụ phục vụ cho quân đội và Thiên Hoàng Gươm Nhật được đem ra làm phù hiệu cho lý tưởng đế quốc , súng Nambu được dùng để biểu hiện cho tinh thần cận chiến của quân đội Nhật . Mơ ước của giới quân phiệt cực hữu đã làm sống lại hệ thống Mạc Phủ khi xưa nhưng dưới dạng quân trị hiện tại , nghĩa là Thiên Hoàng chỉ là hình thức lễ nghi và quyền hạn chỉ huy cả nước nằm trong tay lãnh tụ quân sự dưới danh nghĩa phụ chính , tương tự như chức Duce của Benito Mussolini ở Ý , quyền Fuhrer của Hitler ở Đức  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế