Pan's Labyrinth - Cổ tích rơi nghiêng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài này viết để dành tặng cho đội bóng yêu thích nhất của tôi cũng như chính tôi, viết trước khi diễn ra trận chung kết nên không biết kết quả kỳ Euro 2012 này như thế nào. Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng muốn viết, muốn tặng cho chính mình những kỷ niệm với Tây Ban Nha, dẫu vui dẫu buồn. Tôi muốn giữ lấy kỷ niệm vì tôi biết chắc rồi một ngày nào đó mình sẽ quên đi, như đã quên đi hằng sa số kỷ niệm trong cuộc đời. Nên cần một vệt son để lại đâu đấy trong những thứ vô tri để chúng giữ hộ kỷ niệm cho trí nhớ đuểnh đoảng của bản thân.

Pan's Labyrinth được dịch sang tiếng Việt là Mê cung của thần Pan. Nhưng với người Việt chúng ta thì thần Panthần Pan, không hơn không kém. Hình ảnh thần Pan không mang ý nghĩa ẩn dụ như tự bản thân nó đã mang trong nền văn hóa phương Tây. Có đôi chỗ tôi thấy người ta dịch tựa phim là Mê cung thần Nông, một cái tên chuyển ngữ không chuyển tải được nội hàm của tựa phim, dẫu rằng tựa phim mang ý nghĩa quan trọng trong việc định vị dòng chảy lãng mạn đắc địa mà phim mang đến cho khán giả.

Trước tiên có lẽ cần giới thiệu một chút về thần Pan, thần đồng quê của phương Tây. Thần Pan có hình thù nửa người nửa dê, chuyên phụ trách về nông nghiệp. Nhưng ngoài ý nghĩa thần thánh thì gắn liền với vị thần này là truyền thuyết tình yêu lãng mạn đi liền với sự ra đời của Pan flute (sáo quạt). Truyền thuyết thế này, Pan thầm thương trộm nhớ một cô tiên nữ kiêu kỳ tên Syrinx, tất nhiên là sau khi bị thần Eros giương cung bắn thủng tim ^^. Rồi một hôm, Syrinx đi săn bắn trong rừng tình cờ gặp Pan, chàng Pan liền bám theo tỏ tình, nhưng Syrinx sợ hãi hình dạng quái dị của Pan nên bỏ chạy, khi chạy đến bờ sông thì cô cầu cứu thần sông, thần sông chấp nhận nên biến cô gái thành một cây lau sậy. Khi Pan đuổi đến nơi thì người con gái chàng thầm thương chỉ còn là một cây sậy run run trong gió, quá thương tiếc nên Pan ôm cây sậy vào lòng và tạo nên loại nhạc cụ ngân nga những khúc ca mục đồng du dương, người đời lưu truyền rằng tiếng sáo quạt nỉ non ấy chính là tiếng ca lòng của Pan cho tình yêu mãi còn dang dở. Truyền thuyết trên chứng tỏ hình tượng lãng mạn của vị thần Pan mà phim hướng đến, bởi thần Pan là hình ảnh văn học biểu tượng cho phong trào lãng mạn ở châu Âu, sự lãng mạn khoáng đạt bay bỗng trong công cuộc tìm kiếm cái đẹp của lòng người.

Mất công kể lại một truyền thuyết để nhấn mạnh rằng Pan's Labyrinth là một tác phẩm lãng mạn, một tác phẩm vẽ nên một thế giới mộng tưởng tuyệt đẹp để con người tìm về nương nấu trong cơn bĩ cực của hiện thực, cụ thể ở Pan's Labyrinth là thế giới cổ tích được dựng song hành cùng thế giới hiện thực Tây Ban Nha những năm 1940, thời gian đầu Tây Ban Nha nằm trong sự thống trị của nhà độc tài Francisco Franco, khoảng thời gian được xem là đen tối nhất trong lịch sử Tây Ban Nha hiện đại. Đến đây thì lại có cái để nói, và muốn nói. Thời kỳ độc tài Franco là một thời kỳ hà khắc, có vị độc tài nào không hà khắc đâu! Nếu muốn liên hệ độc tài dễ dàng thì với ai chưa biết cứ ngó qua Bắc Triều Tiên sẽ dễ thấy hơn, nơi cuộc sống của người dân bị kìm kẹp và cơ cực khi chính quyền bị đặt trong thế lực của quân đội. Nhưng cái tôi muốn nói ở đây là ... bóng đá với mối huyết hải thâm thù giữa Real Madrid và Barcelona, sản phẩm lịch sử của thời kỳ độc tài Franco khuếch trương mà có. Như đã nói từ đầu bài này có dính líu đến trái bóng tròn mà đúng không? ^^.

Với Franco thì Real Madrid là cục cưng nâng niu như nâng trứng. Còn Barcelona là con ghẻ, là cái gai trong mắt muốn bứng tận gốc, nhổ tận rễ. Trong thời kỳ Franco, Barcelona, thủ phủ của xứ Catalonia bị vùi dập không thương tiếc. Với cuộc sống là những lệnh giới nghiêm ngặt nghèo, đủ để biến sân vận động Les Cortes (Nou Camp bây giờ) là thiên đường hội họp duy nhất mà người dân Barcelona còn được quyền gặp gỡ nhau. Còn đấu banh à, khỏi phải nói, đã bảo một bên là Tấm, một bên là Cám thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu đội nào phải nhặt bóng để đội kia lên ngôi vương rồi, Real Madrid gần như toàn thắng, cho dù có thua thì cũng được đấu lại để thắng, nếu đấu không lại thì Franco sẽ đích thân nghênh chiến tại phòng thay đồ của Barcelona để Real Madrid được thắng đậm đà hơn, như tỉ số 11-1 theo sự kiện El bano del siglo. Thế nên không đâu mà có sự phân hóa sâu sắc vùng miền như ở Tây Ban Nha, sự phân hóa sâu đến nỗi cái tên "Banques"- vùng đất đòi ly khai tương tự như Calalonia chễm chệ trong bản đồ Tây Ban Nha. Nói thế để miêu tả sự vô lý, hà khắc, chuyên chế của chế độ độc tài Franco tác động đối với Tây Ban Nha ghê gớm như thế nào, đặc biệt là đối với vùng đất Catalonia vốn hào hoa thì lại các khắc nghiệt hơn, khắc nghiệt đến mức thời gian – vị thuốc công hiệu để hàn gắn mọi chuyện cũng không không thể dung hòa, hay thậm chí là xoa dịu mâu thuẩn sâu sắc ấy.

Và kể như trên để chứng tỏ chế độ Franco tàn ác đến mức ấy thì Pan's Labyrinth miêu tả lại thời kỳ đó cũng sẽ chứa đầy sự oan nghiệt của thời đại, thời đại của bạo lực, của súng đạn đàn áp. Từ đó Pan's Labyrinth vẽ lên những khung cảnh ngập đầy bạo lựcmáu, dòng máu mà hơn nửa triệu người Tây Ban Nha thời kỳ đó đã bị sát hại dã man không thương tiếc vì họ đi theo chế độ cộng hòa yêu tự do. Nếu nói đến văn học thì người xem có thể tìm hiểu ở cuốn Chuông nguyện hồn ai của Esnets Hemingway miêu tả thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha trước đó (1936-1939) hay La colmena của Camilo José Cela, tác phẩm miêu tả cuộc sống thường nhật của người dân Madrid trong thời kỳ độc tài Franco. Chiến tranh luôn luôn hà khắc, và phải chiến đấu để chống lại cái phi lý đè đầu đè cổ thì lại càng hà khắc bởi chế độ đó sẵn sàng đập gãy mũi người dám chống đối, nả đạn nát thây tận diệt không thương tiếc vào những con người phe đối lập hay dân thường đi nữa.

Pan's Labyrinth có sự đối lập đến đỉnh điểm của hai thái cực ấy, êm đềmdữ dội, hạnh phúcđau thương. Trên cái nền của hiện thực tàn khốc là một thế giới cổ tích đẹp nguyên sơ, thế giới của bình yên, cái bình yên muôn đời mà con người luôn mộng tưởng, mộng tưởng tuyệt đối ngập tràn tình cảm. Nền nghệ thuật nói tiếng Tây Ban Nha là nền nghệ thuật của phiêu lưu, của thám hiểm, Pan's Labyrinth cũng nằm trong dòng chảy đó, dòng chảy đi tìm thứ mà người ta muốn tìm. Ofelia là một bé gái như thế, là cô công chúa Moanna của Vương quốc dưới lòng đất đi lạc vào thế giới loài người và quên tất cả ký ức hay chỉ là một cô bé bình thương sống trong thế giới cổ tích thì em vẫn đi tìm một thế giới mộng tưởng mà em mong muốn, thế giới của tình thương và những điều mới mẻ. Nếu em là cô công chúa Moanna thì em đã tìm đến với thế giới loài người, thế giới của hỷ nộ ái ố, thế giới của niềm vui tiềm ẩn. Nhưng em đến thế giới loài người vào đúng thời điểm loạn lạc và tàn khốc nhất, thế giới mà niềm hoan lạc đã bị đánh đổi bằng chiến tranh, bằng nước mắt và bằng máu để tồn tại và phát triển đến những nấc thang mới hơn. Và khi đó em là một đứa trẻ mà thôi, một đứa trẻ chìm đắm trong thế giới cổ tích êm đềm và mộng mơ, một thế giới đẹp hơn thế giới mà em đang sống. Và em tin vào thế giới tốt đẹp đấy, tin vào tình cảm của con người để nuôi dưỡng bản thân sống tốt đẹp.

Thế giới cổ tích được phim vẽ ra đẹpthực một cách mơ màng với hiệu ứng CGI rất tốt, cùng ý tứ cũng thực như hiệu ứng CGI đã làm được. Ba nhiệm vụ mà thế giới cổ tích giao cho em chính là những bài học, những va vấp mà em cần trãi qua. Ở nhiệm vụ thứ nhất, Ofelia phải đối diện và vượt qua sự sợ hãi, còn ở thử thách thứ hai em phải đối diện với lòng tham của bản thân mình, và ở thử thách thứ ba chính là thử thách muốn em phải biết hy sinh bản thân, hy sinh giải thoát tư tưởng để thành tựu thứ tự do tuyệt đối, thứ tự do lãng mạn mơn man sự tang thương của hiện thực. Ofelia là một cô bé vô tình bị định mệnh đặt giữa chiến trường, vô tình bị đặt giữa một người cha dượng hà khắc và tàn bạo nên số phận của em là những chuỗi ngày sống trong hoang mang dưới tầm mắt của hắn – một tay chuyên chế sống với lý tưởng bạo tàn và tự hào được bạo tàn để dự tính kể lại với đứa con trai chưa lọt lòng mẹ sau khi nó lớn lên.

Cha dượng mang mẹ em đến chiến trường chỉ để ngắm giây phút em bé được sinh ra mà thôi, mẹ em không quan trong, em lại càng không quan trọng. Ông ta là một người tàn nhẫn và lạnh lùng, đơn giản là thế, và hiện thực Tây Ban Nha những năm ấy là thế, là tàn bạo, là đổ máu, là tang tóc bao trùm cả đất trời, là gông kiềng giăng đầy tư tưởng để trói buộc người dân quằn mình vào quyền lực của kẻ độc tài – những tên độc tài lớn đẻ ra những tên độc tài bé để tạo thành hệ thống dây chuyền độc tài xếp chồng lên những tang thương. Những cảnh miêu tả sự tàn bạo của chiến tranh được phim miêu tả trực diện, không kiêng nể mang đến không khí bao lực căng thẳng, thứ bạo lực hiện thực, thứ bạo lực đổ máu thật thay vì là những màn đánh đấm mua vui. Vì vậy bạo lực khắc sâu vào cảm nhận của khán giả, miêu tả lại hiện thực chiến tranh là vô cùng cần thiết để khoét vào sự tương phản giữa hai thế giới của Ofelia, sự tương phản khắc sâu những vết thương sâu hoắn ám ảnh người xem khiến chẳng thể nào quên được.

Spoiler : Với hiện thực thì Ofelia lúc nào cũng là một cô bé, còn ham chơi, còn ham ăn nên không thể nào chống lại bản năng ấy. Nhưng sự thật Ofelia vẫn mang một tâm hồn trong sáng kiểu tuổi thơ, tâm hồn chưa vấn đục bởi dòng đời nên em còn đó tinh khôi, vẫn tin vào những điều tốt đẹp, vẫn biết khựng lại trước cái ác – ác tâm biết trước nhưng vẫn dấn thân đánh đổi chứ không phải do vô tình. Ofelia cuối cùng lãnh một phát đạn từ cha dượng, do dám động vào đứa con "thần thánh" của ông ta, nhưng em ở đó nghiêng mình như chiếc lá rơi khẽ khàng từ cổ tích chạm nhẹ vào hiện thực, em ở đấy với nụ cười hạnh phúc được sống trong thế giới của riêng em, thế giới dành cho em, thế giới do em dựng nên, thế giới cho phép em vẫy vùng trong niềm hân hoan tự do. Đó chính là thánh địa lãng mạn tuyệt đối của một cuộc đời, để người tạo dựng nó nung nấu trong chính nó. Nơi ấy em được trở về với nguời cha chu đáo, được trở về với người mẹ hiền dịu, em được trở về với yêu thương và bình yên trong vĩnh cửu, để thôi đơn độc trên thế giới loài người, thôi sợ hãi không khí hà khắc của cuộc chiến tranh ám thị vào từng hơi thở đàn áp trong tinh thần, án ngữ trong neuron. Em ở đấy, trước cánh cổng thiên đường để tìm lại thân phận đã mất, thân phận công chúa của mỗi cô bé, cậu bé trên thế giới này ao ước. Em mãn nguyện tìm lại hạnh phúc bằng chính suy nghĩ của mình, dịu dàng trong suy nghĩ cổ tích thần tiên.

Hiện thực (đối với thế giới loài người) em nằm đó tuôn chảy dòng máu nóng sau phát súng oan nghiệt. Em đã chết là một sự thật không thể phủ nhận. Dẫu rằng em có là công chúa Moanna hay không thì Ofelia đã không còn trên thế giới này, đã mãi mãi đi về nơi xa lắm, xa ngút ngàn thế giới của chúng ta – thế giới đầy những oan nghiệt trong thời thế loạn ly, thế giới đã không cưu mang được những sinh linh bé nhỏ và yếu đuối trong giông bão cuồng nộ của thời đại. Chiến tranh là một sản phẩm không thể thiếu đối với xã hội luôn còn tồn tại sự bất công, nhưng mất mát do những xung đột gây ra thì đối với kẻ gây chiến hay người phản chiến đều là những sinh linh bằng xương bằng thịt, đều là những tâm hồn phải chịu tổn thương thăm thẳm, đặc biệt là những tâm hồn tinh khôi chưa hiểu cuộc đời. Con người đã không thể cưu mang thế hệ trẻ thơ trong vòng vây cuộc chiến thì cũng đành phải tin vào thế giới riêng của các em, thế giới chỉ các em mới thấy được khi chưa vướng bụi trần, khi còn vững niềm tin những phép thuật ảo diệu để nuôi mộng tưởng về cuộc đời. Ofelia đã ẳm đứa em trai vào lòng mà không làm hại em bé như cái bản năng đẹp nhất của loài người, bản năng bao bọc những sinh linh bé nhỏ dù có thể lợi dụng nó để chống đỡ lại sức ép từ đối phương. Những tâm hồn nguyên sơ luôn vững niềm tin vào những điều tốt đẹp, Ofelia cũng thế, cũng ngầm tin rằng thiên đường là ở trong lòng, chứ không phải ở trên trời cao, tin rằng mình đã hành động đúng đắn nhất có thể, dẫu rằng phải hy sinh thì niềm tin ấy khiến em thanh thản vững tin vào yêu thương. Đối với chúng ta, Ofelia khi ấy có trở về được với thiên đường thực sự hay không không quan trọng, bởi thiên đường ấy là của riêng em, của riêng yêu thương và khát vọng mà em gởi gắm. Thần Pan là một vị thần lãng mạn đã đưa em về với yêu thương – sự yêu thương ôm ấp trái tim bé bỏng hao gầy vì mất cha mất mẹ trong cuộc chiến, và thần Pan cũng đưa em đến với chân lý đánh đổi của thiên đường, để cái đẹp thực sự tỏa thứ hào quang tinh khiết. End spoiler

Pan's Labyrinth là một tác phẩm lãng mạn, lãng mạnđến cực đỉnh khi đặt tâm hồntrẻ thơ vào lòng cuộc chiến mà ngay cảngười lớn cũng ghê sợ nó bởi bạolực đẫm máu, bởi sự tàn khốc củalòng người. Chính ở đấy, tâm hồn tinhkhôi của Ofelia tồn tại nhưđể xoa dịu, như để hóa giải không khí uám tang tóc bằng vẻ đẹp nguyên sơ, như consóng tràn bờ vùng vẫy tìm đến sự tự dotuyệt đối của lòng người. Pan'sLabyrinth gần như là một tác phẩm cổ tíchhoàn thiện khi vẽ nên thế giới cổ tích trongnhững đau thương, thế giới cổtích rơi nghiêng đúng thời điểm đểmơn man hiện tại khốc liệt và tangthương, khẽ khàng nhưng vô cùng vươngđọng trong trái tim khán giả từng chạmvào. Nhà làm phim người Mexico (nước códân số nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thếgiới) đã thành công trong cách kể một câu chuyệncổ tích nhân bản với những hình ảnh cả thựcvà CGI đẹp mắt, âm nhạc ngã đúng điểmrơi cùng những góc quay đẹp huyền ảo mêhồn những kẻ yêu cái đẹp. Pan's Labyrinth cũngnhư tiếng sáo quạt mà vị thần Pan đãđể lại cho đời, âm thanh du duơng phatrong da diết, u hoài pha trong thanhthoát ru hồn người xem vào mê cung của chínhcõi lòng mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review