A frozen flower

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Viết tiếp bài nữa. Sẵn đã viết về diễn viên nữ đoạt giải Baeksang 2009 rồi nên viết về phim có nam diễn viên đoạt giải này luôn cho cân xứng.

Phim này ra lâu rồi và tôi xem cũng lâu rồi. Phim có nội dung bi kịch diễm tình kể về một vị vua không có khả năng quan hệ chăn gối với phụ nữ, cùng đó yêu một cận vệ với tình yêu đồng giới thanh mai trúc mã. Sau đó nhờ người tình đồng giới quan hệ với hoàng hậu để tìm kiếm một đứa con nối dõi nhằm đối phó với dư luận.

Phim có nội dung, nội dung hay là đằng khác. Tuy nhiên cách chuyển tải nội dung chưa thật sự thuyết phục tôi. Tôi có cảm giác dội khi xem phim này vì các nhà làm phim không tiết chế rất nhiều tình tiết có thể tiết chế để tình cảm trong phim đủ sức lay động theo cách gần khán giả nhất ngoại trừ cảm giác lấn át của bi thương và gợi dục.

Trước tiên phải khẳng định A frozen flower có cảnh đẹp, phục trang đẹp và diễn viên đẹp, đặc biệt là chàng cận vệ do Jo In-sung diễn. Tuy nhiên đây cũng là điều tôi đáng tiếc vì chàng cận vệ này không nam tính ngời ngời với những miêu tả trong phim mà nét đẹp thư sinh quá cùng đó với khả năng diễn xuất bình thường nữa nên nhân vật này không được lột tả toàn diện mà bị nhân vật vua do Ju Jin-mo lấn át về diễn xuất. Tầm ảnh hưởng của nhân vật nhà vua lên cốt truyện vì thế tăng cao. Ju Jin-mo diễn tốt các phân đoạn đau khổ như ngồi vẽ tranh tại phòng bên cạnh khi người tình và vợ ân ái. Ánh mắt đau khổ, tay vẽ lạc nét. Sự hóa thân trọn vẹn mang lại cho nhân vật một tâm hồn thật sự để khán giả đau cùng...

Nhân vật hoàng hậu cũng như nhân vật cận vệ mờ nhạt trước diễn xuất của Ju Jin-mo. Ngoài ra vấn đề đáng nói với hai nhân vật này là cách diễn tình cảm không thật sự nhập tâm. Tình cảm giữa hai nhân vật này chưa có độ chín trong đam mê xác thịt- điều khiến nhân vật cận vệ phản lại ý chỉ của nhà vua. Tôi thấy các cảnh quay tình cảm trên giường trong phim được miêu tả theo những khung hình cơ thể rất thừa nhưng lại thiếu cảm xúc của nhân vật. Liên tiếp 3 lần quan hệ được miêu tả theo độ nặng tăng dần nhưng cảm xúc mà các nhân vật diễn thì cũng như thế mà thôi. Lần đầu tiên có một chút ngượng ngùng, lần thứ hai không còn, lần thứ ba vẫn chưa thể hiện đủ sự đam mê. Sẵn đề cập đến vấn đề sẽ trong phim nhận xét luôn cảnh ân ái giữa hai người đàn ông. Cảnh này được miêu tả khiến cho tôi chỉ thấy được sự thèm muốn của hai người mà thôi với những ánh mắt man dại rực lửa chứ tôi không nắm bắt được tình yêu thể hiện trong ánh mắt của hai người, ánh mắt thiếu đi độ trìu mến mà tình yêu hiện trong đó. Chính vì thế cảm giác phim mang lại về tình yêu khá lưng chừng và không rõ ràng. Có thể đó là ý đồ của đạo diễn không muốn thể hiện rõ ràng điều đó!

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, phim này có nội dụng khá. Nội dung tương đối thống nhất, không choảng nhau giưa các phần như phim Hàn Quốc thường có. Một câu chuyện lịch sử được diễn lại với các cảnh quay có tính nghệ thuật nhất định. Nhưng phải nói phim này mắc phải bệnh cường điệu hóa khi miêu tả các cảnh đau thương cực kỳ ác liệt và khá vô lý trong các pha hành động đâm chém nhau. Qúa nhiều cái chết được miêu tả nên làm giảm đi giá trị những cái chết quan trọng. Đặc biệt trong cảnh quay cuối, cái ác liệt của chết chóc qua những đường kiếm khiến một cái ngoáy đầu nhìn lại của nhân vật cận vệ không đủ để lấn át lại điều đó.

Nhìn chung dòng phim melodrama của Hàn Quốc luôn cường điệu hóa mâu thuẩn. Tuy nhiên cách thể hiện độ sâu của mâu thuẩn không đủ độ sâu với lối cường điệu đó để nhân vật đồng cảm như những phim đặc sắc của Trung Quốc. Trong phim này cũng vậy, tâm lý nhân vật được miêu tả đại khái nên không thể hiện được điều gì rõ ràng hơn để bắt vào làm một cái gốc để giải thích. Cao trào trong phim chưa được xây dựng hoàn toàn thuyết phục vì các nhà làm phim không thể hiện những góc cạnh tâm lý sâu hơn của nhân vật để khán giả hiểu hơn.

A frozen flower là một phim đình đám của Hàn Quốc và đúng phong cách của Hàn Quốc. Dùng đau khổ để miêu tả tình yêu bất diệt. Miêu tả đau thương để lấy nước mắt khán giả. Phim buồn mang đậm nét bi quan khiến khán giả mủi lòng với hoàn cảnh nhân vật nhưng không thật sự hiểu-đồng cảm với nhân vật đó rằng vì sao họ làm như vậy và đưa ra nhận định cho riêng mình trong cái nền quy luật của chế độ phong kiến.

Cảnh đẹp, người đẹp và phim mang đậm tính chất bi kịch Mỹ với các phim cổ trang những năm gần đây của Holywood mà thiếu đi tính chất Á Đông huyền bí với những ràng buộc thật sự trong những con người bị bủa vây nặng nề trong tư tưởng Nho Gíao. Phim Hàn Quốc bị ảnh hưởng đậm nét bởi Hollywood nên điều này là không tránh khỏi nhưng đối với tôi điều này mang đến một cảm giác lạ lẫm.

Có thể nói điều này không phải là đặc điểm duy nhất của cổ trang Hàn Quốc, ngay cả những phim cổ trang đình đám của Trung Quốc thời gian gần đây đều dễ dàng nhận thấy cách cử lý cốt truyện đều mang hơi hướng Tây Phương (vì sản xuất cho người Mỹ xem!!!). Tôi không thích điều đó khi phủ nhận giá trị Á Đông ràng buộc lịch sử (aka: lờ đi lịch sử) để chìu khán giả mang đến cho khán giả những thước phim phi tính chất Á Đông.

Một nội dung hay, rất có tiềm năng để bật thành một tác phẩm tầm cỡ trên phim đàn. Nhưng rất đáng tiếc đạo diễn đã sử dụng thái quá các yếu tố câu khách như sex, chiến đấu trong một câu chuyện có hơi hướng thời đại đã mang sẵn tính hút khách nên đâm ra phim khá lộ liễu và phản cảm trong khâu hình ảnh. Đây là điều đáng tiếc đối với phim này khi các khâu khác như âm thanh, quay phim (trừ cảnh sex) đã làm khá để tôn lên nét nghệ thuật hơn ngoài ấn tượng là một phim quá đậm chất thị trường chứ không phải dung hòa yếu tố thị trường để bật lên ẩn ý của câu chuyện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review