tthcm12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

a) Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

-  Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

+ Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối.

 Hồ Chí Minh nói: người cách mạng nếu không có đạo đức cách mạng thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được cách mệnh.

+ Người nói cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến, quần chúng chỉ yêu mến những người có đạo đức. Do đó người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức để quần chúng tin tưởng noi theo.

b) Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

- Trung với nước, hiếu với dân.

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức truyền thống, đã được mở rộng mang những tư tưởng mới. Trung với nước là tuyệt đối trung thành với quá trình dựng nước và giữ nước. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ dân hết lòng.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người.

+ Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm.

+ Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, của cải…của nước, của dân, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.

+ Liêm là liêm khiết, trong sạch không tham lam, luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân. Không tham địa vị, tiền tài, danh vọng.

+ Chính là thẳng thắn, đứng đắn, không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ.

Theo HCM: Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” của con người.

+ Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên vị, ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, nêu cao chủ nghĩa tập thể, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân.

- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

Theo HCM đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Dân tộc ta vốn đã có truyền thống nhân nghĩa, do vậy, Người đề cao tình yêu thương giữa người với người, con người sống với nhau phải có tình có nghĩa nhất là cán bộ, đảng viên đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, có ý chí đấu tranh để giải phóng con người, có lòng khoan dung độ lượng tin tưởng vào sức mạnh, phẩm giá của con người.

- Có tinh thần quốc tế trong sáng.

Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp vô sản với tất cả nhân dân các dân tộc tiến bộ trên thế giới, đấu tranh chống lại những tư tưởng dân tộc cực đoan, kỳ thị chủng tộc, sắc tộc. Xây dựng tình đoàn kết quốc tế, thuỷ chung, trong sáng, hoà bình.

c) Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

+ Nói đi đôi với làm – Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới, lời nói luôn gắn liền với việc làm cụ thể sẽ tạo lập được niềm tin cho những người xung quanh, nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả.

+ Phải nêu gương (tấm gương) về đạo đức: đây là một nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông, nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh nói: “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới”.

- Xây đi đôi với chống

+ Xây ở đây là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới

+ Chống: Chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức

+ Xây phải đi đôi với chống vì trong cuộc sống, trong xã hội và ngay trong mỗi con người, cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái có đạo đức, cái vô đạo đức…luôn tồn tại đan xen lẫn nhau. Do vậy muốn xây dựng nền đạo đức mới thì bên cạnh việc xây dựng các giá trị chuẩn mực còn phải đấu tranh để chống lại những cái cũ, cái xấu, lạc hậu…

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Vì sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời? vì theo Hồ Chí Minh đã là con người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có cái thiện, cái ác…do đó muốn xây dựng một nền đạo đức mới bản thân mỗi cá nhân phải không ngững tu dưỡng đạo đức để loại bỏ những cái xấu, cái ác, phát huy những cái hay, cái tiến bộ.

+ Tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân mỗi con người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một công việc dễ dàng.

+ Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hàng ngày.

Như HCM nói đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

+ Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người phải được thể hiện qua mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ xã hội.

2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

a) Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân

- Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

+ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân

+ Cần cù, sáng tạo trong học tập

+ Sống nhân nghĩa, có đạo lý

- Tu dưỡng đạo đức theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh

+ Kiên trì tu dưỡng đạo đức cách mạng

+ Nói và làm đi đôi với nhau

+ Kết hợp cả xây đựng đạo đức mới với chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

b) Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro