20) Russ x Ger/ Ivan x Lud - Berlin, Moskva

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

× Berlin năm ấy, lạnh lẽo quá.





× Lạnh, thật lạnh, đủ để làm con tim của một người vốn lớn lên nơi xứ lạnh như y cảm thấy đau xót.








× Ngày hôm ấy, ngày thứ ba của tháng mười, của một mùa đông khác lại trôi qua ở Đông Đức và Tây Đức. Nhưng nhìn đằng kia, bức tường đã sớm không còn, từ một bức tường ngăn cách hai bờ đất nước nay chỉ còn là một đống gạch vụn. Tây Đức, và Đông Đức, cũng chẳng còn. Chỉ còn một nước Đức thống nhất. Hai miền sum họp. Mọi người dân Đức đều mừng vui, sau bao nhiêu năm bị chia cắt, sau bao nhiêu năm tưởng chừng không thể tái ngộ và con tim họ dần héo mòn vì chờ đợi một ngày có thể gặp mặt người thân lần nữa. Giờ đây, không gian Berlin bừng sáng. Ilya Braginsky, hiện thân của Liên Xô đứng trầm mặc trước khung cảnh nhà nhà người người sum họp giữa lòng thủ đô của nước Đức. Ánh mắt gã lạnh lẽo. Gã cầm lấy tẩu thuốc, xoay xoay nó trong tay rồi nghịch nghịch như một món đồ chơi, trong khi anh trai của gã, Ivan Braginsky, đứng thẫn thờ, nước mắt đã chảy ra từ khóe mắt y, đôi đồng tử màu tím khoai môn đã rân rấn nước. Y chỉ đứng đó, ngây người khẽ nhìn "Tây Đức", hay giờ đây nói đúng hơn sẽ là đại diện của một nước Đức thống nhất, Ludwig Beilsmidt đang đứng cùng anh trai của mình, anh đang ôm lấy "Đông Đức", vốn là Phổ trước kia, giờ sẽ từ bỏ thân phận đại diện của một quốc gia mà lui về với thân phận cựu quốc, có lẽ sẽ tan rã, tức là chết đi, hoặc không, nếu hắn còn được người đời nhớ tới. Ludwig khóc lóc sướt mướt, anh gục trên vai hắn mà thút thít, những giọt nước mắt vừa hạnh phúc vừa trút đi tủi nhục và buồn bã khi bao lâu nay không gặp được anh trai mình. Có vẻ đêm nay sẽ là một đêm không ngủ với cả Berlin đây.





× Ilya khẽ phà ra làn khói trắng, ánh mắt của vị nhân quốc ấy chẳng chút lay động. Gã biết, người anh trai của mình đã nhớ nhung người này biết bao lâu, cái cậu trai ấy, đôi mắt xanh ngọc lấp lánh dịu dàng ấy, mái tóc bóng mượt màu lúa mì ấy, và cả vẻ ngoài dường như khó gần nhưng sâu bên trong là một tính cách ấm áp, cái cách anh quan tâm tới những người khác thật dịu dàng, đằm thắm. Cuồng si người ta nhưng chắc gì người ta đã một lần nhìn lấy? Gã chẳng có kinh nghiệm tình ái gì, nhưng gã biết rõ tính cách anh trai gã ra sao, nên chỉ đành lặng lẽ rời khỏi chỗ họ đang đứng mà khẽ luồn lách qua dòng người đông đúc, gã chỉ còn cách nài nỉ anh nói chuyện với Ivan một lần nữa trước khi gã và y chính thức rời khỏi mảnh đất này, riêng đối với gã, nó cũng là lần đầu, và cũng là lần cuối.


× Đám đông đã dần tản bớt, họ ai nấy đều đã dẫn nhau về nhà tâm sự thủ thỉ các kiểu, chỉ còn lại anh em nhà Beilsmidt đứng nán lại, họ lặng lẽ ngồi đó, và Ilya bước lại, khẽ lịch sự buông một câu chào tiếng Đức.

- Guten Abend, Ludwig Beilsmidt, Gilbert Beilsmidt.



× Gilbert thấy bóng "người quen" thì cười se sẽ, hắn vỗ vỗ gã vào chỗ ngồi còn trống ngay cạnh hắn. Có vẻ họ sẽ có một đêm tâm sự khá dài đây, trong khi quân đội Liên Xô đang ráo riết rút khỏi Đức, như quân đội Hoa Kỳ vậy. Nhưng họ đã sớm làm điều đó từ trước, nên công tác rút lui có vẻ khẩn trương hơn bên gã một chút. Gã ngồi vào, tâm sự vài ba câu, rồi gã ngập ngừng nói.

- Có điều này....Tôi muốn thỉnh cầu anh, Ludwig Beilsmidt. Xin anh hãy ra đằng kia nói chuyện với Ivan một chút, anh trai tôi....muốn tâm sự với anh đôi lời. - Gã chỉ vào cái băng ghế gỗ dài lưa thưa đằng kia, nơi có một bóng người cao lớn đang ngồi thu lu ở đó.

- Cậu nói sao cơ? Anh trai cậu á? Muốn nói chuyện với tôi?

- Vâng, xin anh, dù anh không muốn cũng được, nhưng xin anh nể tình tôi. Dù gì thì....- Ilya khúc khích cười, gã hơi đượm buồn - Có lẽ chỉ năm sau thôi, tôi cũng chẳng còn tồn tại, kể cả là dạng cựu chính thể đi nữa....Tôi biết, việc tôi khẩn cầu anh như vậy là quá đáng, vì chính tôi, và Jones đã chia đôi đất nước này và chia cắt cả một dân tộc, chia cắt hai anh em anh, nhưng.....



- Xin anh.... - đôi mắt u tối của Ilya như cầu khẩn, tha thiết từ tận đáy lòng.



× Ludwig đành mủi lòng mà bước lại gần đó. Ilya ngồi lại tâm sự, giãi bày với Gilbert.

- Cậu có vẻ khổ nhỉ? Có một người anh trai như trẻ con vậy, tôi cảm giác như cậu chăm ngược lại anh ta luôn ấy.


- Vâng, cũng chẳng trách được - Ilya đành gãi đầu cười trừ - Ivan á, anh ấy lớn lên ở một vùng băng tuyết hoang vu, lập nên quốc gia, tuổi thơ ít bạn và thậm chí anh ấy cũng chẳng còn thời gian lo nghĩ tới chuyện kết bạn. Anh ấy không may mắn như anh, có anh Francis, có anh Spain cạnh bên, anh còn được làm một người anh trai nữa, nếu tôi không sinh ra vào cái thời điểm nhân dân lật đổ Nga Hoàng và chống lại tư sản, thì giờ đây, anh ấy vẫn không hề có ai khác ngoài gia đình. Tôi là vậy, tính nết cọc cằn nên ít khi thể hiện yêu thương ra bên ngoài, nhưng sâu bên trong, tôi thương anh ấy lắm....


-......



× Bên này đã tạm thời có một khoảng không trong cuộc đối thoại, họ im lặng, giờ đây đêm tối không còn gì ngoài khung cảnh gió rì rào khẽ thổi, những tán cây, cành lá khẽ đong đưa. Màn đêm như một bức mành, phần nào thị giác của con người bị giảm đi. Đặc biệt, cái khung giờ này, ít ai còn ở ngoài đường lắm. Vậy nên khung cảnh khi này trông có phần hoang tàn, cũng có phần tối tăm. Nhưng những vì sao treo lấp lửng giữa bầu trời đã làm xua tan đi phần nào cảm giác ấy. Ludwig khi này khẽ khàng ngồi xuống băng ghế gỗ, Ivan bất ngờ ngẩng đầu lên và đôi mắt y mở to khi thấy bóng hình ngày đêm bản thân mong nhớ, cảm xúc dâng trào gần như thúc ép y khóc đến nơi, nhưng y nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và mỉm cười lịch sự rồi bảo anh ngồi xuống.


- Đã lâu không gặp nhỉ Ivan Braginsky, từ thời Đế quốc Đức rồi.



- Ừm. Rất lâu. Rất lâu....Tôi còn tưởng cậu ghét tôi tới mức quên đi tôi rồi chứ. - Ivan có chút tủi thân khi đáp lại Ludwig. Anh khi thấy được điều này không biết nên phản ứng ra sao, chỉ khẽ lắc đầu cười trừ bất lực.





- Thôi mà, đừng giận, từ nay có lẽ tôi sẽ đi chơi, gặp gỡ với anh nhiều hơn. Hứa không quên anh đâu mà, nè, khi nào gặp lại, ta sẽ cùng đi ăn nhé! Còn nữa, có lẽ, nói điều này là hơi muộn.....nhưng ta làm bạn lại nhé?





× Nghe câu này từ tiền thù quả là vừa lạ lùng, nhưng cũng vừa hay ho. Đêm ấy, cái đêm ngày thứ ba của tháng mười, họ đã bắt tay nhau.



× Nhưng đồng thời, điều xấu cũng đã xảy ra với Ilya. Đúng như gã đã nói.


× Ngày 11 tháng 3 năm 1990, Litva là nước đầu tiên trong các nước Baltic tuyên bố khôi phục độc lập của họ, trên cơ sở nhà nước kế tục. Ilya đã biết trước, điều này rồi sẽ xảy ra. Những ngày cuối đời này thật bức bối.




× Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Ủy ban Trung ương của Đảng cộng sản Liên Xô chấp nhận đề nghị của Gorbachev rằng đảng từ bỏ độc quyền về quyền lực chính trị.[52] Năm 1990, tất cả mười năm nước cộng hòa thành viên của Liên Xô đã tổ chức cuộc bầu cử cạnh tranh đầu tiên, với các nhà cải cách và dân tộc thiểu số giành được nhiều ghế. Đảng cộng sản Liên Xô đã thua cuộc bầu cử ở sáu nước cộng hòa tự trị:

+ Ở Litva, đến Sąjūdis, vào ngày 24 tháng 2 (bầu cử vào ngày 4 tháng 3, 7, 8 và 10).

+ Ở Moldova, đến Mặt trận Nhân dân của Moldova, vào ngày 25 tháng Hai.

+ Ở Estonia, đến Mặt trận Nhân dân Estonia, vào ngày 18 tháng Ba.



+ Ở Latvia, đến Mặt trận Nhân dân Latvia, vào ngày 18 tháng 3 (cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 25 tháng 3, ngày 1 tháng 4 và ngày 29 tháng 4).



+ Ở Armenia, đến Phong trào Quốc gia Pan-Armenian, vào ngày 20 tháng 5 (các cuộc bầu cử kéo dài ngày 3 tháng 6 và 15 tháng 7).




+ Ở Gruzia, đến Bàn Tròn - Tự do Gruzia, vào ngày 28 tháng 10 (cuộc bầu cử hoàn toàn vào ngày 11 tháng 11).







× Các nước cộng hòa cấu thành bắt đầu tuyên bố chủ quyền quốc gia của họ và bắt đầu một "cuộc chiến pháp luật" với chính quyền trung ương Moskva, họ bác bỏ luật pháp toàn công đoàn mâu thuẫn với luật pháp địa phương, khẳng định quyền kiểm soát đối với nền kinh tế địa phương và từ chối trả thuế. Tổng thống Landsbergis của Litva cũng đã miễn trừ những người Litva khỏi bị bắt giữ trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô. Cuộc xung đột này đã gây ra sự xáo trộn kinh tế khi các đường cung cấp bị gián đoạn và khiến nền kinh tế Liên Xô suy giảm trầm trọng.











× Ilya nhìn bản thân trong gương, tàn tạ đến đáng thương. Gã thở hắt một hơi, dù gì gã chẳng phải chết, nó cũng chỉ còn là vấn đề thời gian. Đã ngủ quên rồi, cái thời hoàng kim.







× Ngày 14 tháng 1 năm 1991, Nikolai Ryzhkov từ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng liên bang Xô Viết), người kế nhiệm là Valentin Pavlov tại trụ sở mới của thủ tướng chính phủ Liên bang Xô Viết.




× Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu ý dân rộng khắp toàn Liên bang, 76,4% cử tri bỏ phiếu đồng ý duy trì Liên bang Xô Viết với những cải tổ, cải cách mới. Cộng hòa Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova muốn tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý cùng với Checheno-Ingushetia (một nước cộng hòa tự trị thuộc Nga muốn giành độc lập và hiện tự xưng là Ichkeria). Trong 9 nước cộng hòa còn lại, đa số cử tri ủng hộ duy trì của Liên bang Xô Viết với những cải cách mới.






× Suy kiệt, tàn tạ đi từng ngày, giờ thì gã như con cá nằm trên thớt, anh trai cũng lo cho gã lắm, nhưng gã không muốn nhìn thấy vẻ mặt ấy của anh trai đâu.... Hơn nữa, điều gã mong mỏi nhất bây giờ là anh trai gã sớm có thể độc lập, gã mệt rồi.






× Ngày 12 Tháng 6 năm 1991, Boris Yeltsin giành được 57% số phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử cho chiếc ghế tổng thống Nga, đánh bại ứng cử viên Gorbachev. Nikolai Ryzhkov, người đã giành 16% số phiếu bầu bị Yeltsin chỉ trích là "tên đầu sỏ của chế độ độc tài". Yeltsin không đưa ra hướng đi phát triển nền kinh tế thị trường mà thay vào đó, ông hứa rằng nếu trường hợp tăng giá xảy ra ông sẽ đặt đầu mình lên đường ray xe lửa. Yeltsin lên nắm quyền vào ngày 10 tháng 7.








× Ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô Viết cùng với KGB, lực lượng đặc biệt Spetsnaz, lực lượng đặc nhiệm Alpha đột chiếm Tháp truyền hình Vilnius ở Litva để ngăn chặn các phương tiện truyền thông quốc gia. Nó đã kết thúc với cái chết của 14 dân thường không vũ trang và hàng trăm người bị thương. Vào đêm 31 tháng 7 năm 1991, lực lượng cảnh sát đặc biệt OMON từ Riga, lực lượng quân sự của Liên Xô ở vùng Baltic, tấn công các bốt biên giới Litva ở Medininkai và giết chết 7 quân nhân Litva. Sự kiện này tiếp tục suy yếu vị thế của Liên Xô trên bình diện quốc tế và trong nước.







× Các cuộc tấn công ở Litva làm cho người Latvia gia tăng phòng thủ, bằng cách lập chướng ngại vật để chận lối vào những tòa nhà và các cây cầu có chiến lược quan trọng ở Riga. Những cuộc đụng độ và ẩu đả với quân đội Xô Viết vào những ngày kế tiếp làm chết 6 người, 7 người bị thương, một người chết sau đó.







× Đối mặt với phong trào ly khai, Gorbachev dự tính cải tổ cấu trúc Liên Xô thành một nước ít tập trung hơn. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1991, Gorbachev và một nhóm các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa dự định ký kết hiệp ước liên bang mới, sẽ biến đổi Liên Xô thành một nước liên bang của những nước Cộng hòa độc lập có chung một tổng thống, một chính sách đối ngoại và một quân đội chung. Nó được các nước Cộng hòa Trung Á ủng hộ, vì cần lợi điểm của một thị trường chung để trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là đảng Cộng sản Liên Xô sẽ chỉ kiểm soát kinh tế và đời sống xã hội trong một mức độ nào đó.









× Những nhà cải cách càng "cấp tiến" ngày càng tin rằng việc chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường là cần thiết, ngay cả khi nó dẫn đến việc Liên Xô bị tan rã ra thành nhiều nước độc lập. Độc lập cũng là mong muốn của Tổng thống Nga Yeltsin, cũng như những người của chính quyền vùng và địa phương để thoát khỏi tầm kiểm soát của Moscow. Ngược lại, những người muốn bảo vệ tính toàn vẹn của nhà nước và lãnh thổ Liên Xô, những người Nga theo chủ nghĩa Dân tộc, vẫn nắm nhiều quyền lực trong đảng Cộng sản và trong quân đội, phản đối việc làm suy yếu nhà nước Xô viết và cơ cấu quyền lực tập trung của nước Xô viết.











× Vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, Khi Tổng thống Liên Xô Gorbachev đi nghỉ mát ở Krym. Gorbachev đã bị quản thúc tại gia và bị cắt đứt mọi kênh thông tin liên lạc. Phó tổng thống Gennady Yanayev, thủ tướng Valentin Pavlov, bộ trưởng quốc phòng Dmitry Yazov, giám đốc cơ quan mật vụ KGB Vladimir Kryuchkov đã ra tay hành động nhằm ngăn ngừa hiệp ước liên bang mới được ký kết. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã ban hành một nghị định khẩn cấp đình chỉ hoạt động chính trị và cấm hầu hết các tờ báo.







× Gennady Yanayev đã tuyên bố rằng do tình trạng sức khoẻ của tổng thống nên phó tổng thống sẽ thực hiện nhiệm vụ của tổng thống trên cơ sở điều 127, mục 7 của Hiến pháp Liên Xô. Đồng thời công bố danh sách "Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp" gồm 8 người, ra lệnh áp dụng Tình trạng Khẩn cấp ở một số khu vực trong 6 tháng, xe bọc thép chiếm các vị trí quan trọng của Moskva. Các nhà đào chính mong muốn được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, nhưng họ nhận ra rằng hầu hết dân chúng đều chống lại họ, đặc biệt là cuộc biểu tình công khai ở Moskva.








× Tổng thống Nga Yeltsin lên án cuộc đảo chính và giành được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 20/8, hàng vạn người tụ tập để bảo vệ tòa nhà trắng (trụ sở Quốc hội Nga) và văn phòng của tổng thống Yeltsin, Các nhà đảo chính đã cố gắng bắt giữ Yeltsin nhưng đều thất bại. Một kế hoạch tấn công vào tòa nhà trụ sở quốc hội của nhóm Alpha, một trong số các lực lượng đặc nhiệm của KGB, bị hủy bỏ khi toàn bộ binh lính nhất trí từ chối tuân lệnh. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của chính phủ, đến bảo vệ quanh tòa nhà quốc hội, chĩa tháp pháo ra ngoài. Sau đó, Yeltsin đã đứng trên chiếc xe tăng và tập hợp đông đảo dân chúng chống lại cuộc đảo chính. biểu tình, bãi công ở nhiều nơi. Các nước Ukraina, Kazakhstan, Uzbekistan... tuyên bố không áp dụng tình trạng khẩn cấp. Giới chức Nga đòi giải thể "Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp". Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã bỏ qua các chương trình phát sóng tin tức nước ngoài, rất nhiều người dẫn ở Moscow đã xem được mọi diễn biến trực tiếp trên kênh CNN. Ngay cả Gorbachev bị cô lập ngoài đảo cũng có thể theo dõi được kênh phát thanh của BBC trên một chiếc đài bán dẫn.






× Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, Đại đa số quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản kháng, ủng hộ Yeltsin, cuộc đảo chính thất bại. Các lãnh đạo đảo chính bị bắt giữ và Gorbachev (đang bị quản thúc tại gia ở ngôi nhà ở Krym) quay trở về Moskva dưới sự bảo vệ của các lực lượng trung thành với Yeltsin. Gorbachev được khôi phục chức tổng thống, mặc dù quyền lực của ông đã không còn. Chẳng khác nào vua Louis XVI của Pháp sau khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra cả.....









× Liên Xô nhanh chóng bị tan rã trong quý cuối cùng của năm 1991. Giữa khoảng tháng 8 và tháng 12, 10 nước cộng hòa tuyên bố độc lập, phần lớn là e ngại một cuộc đảo chính khác xảy ra. Vào cuối tháng 9, Gorbachev không còn quyền lực gây ảnh hưởng đến các sự kiện bên ngoài Moscow nữa. Ông ta bị Yeltsin thách thức, Yeltsin đã bắt đầu tiếp quản những gì còn lại của chính phủ Liên Xô, kể cả điện Kremlin.







× Vào đêm ngày 25 tháng 12, lúc 7:32 chiều (theo thời gian Moskva), sau khi Gorbachev rời khỏi điện Kremlin, lá cờ Liên Xô cuối cùng đã được hạ xuống, và lá cờ của Nga được treo lên lúc 11:40, biểu tượng đánh dấu sự kết thúc của Liên Xô. Trong những lời chia tay của mình, ông bảo vệ thành tích mình về các cải cách và ổn định trong nước, nhưng thừa nhận, "Hệ thống cũ sụp đổ trước khi cái mới có thời gian để bắt đầu làm việc" Cùng ngày đó, Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã tổ chức một bài phát biểu trên truyền hình ngắn gọn chính thức công nhận sự độc lập của 11 nước cộng hòa còn lại.







× Khoảnh khắc ấy, Ivan đau khổ cố níu giữ những gì còn lại của em trai mình. Nhưng cuối cùng, cũng chẳng thể, người gã đau như muốn rách toạc, gã dần dần tan biến trước mắt anh trai. Hết thật rồi....Thôi thì an nghỉ nhé, Ilya. Em đã vất vả rồi. Y nấc lên đau đớn trong cơn nghẹn ngào.







× Giờ đây, chỉ còn một mình y.







/Nghe hơi kỳ lạ nhưng....Ta làm bạn lại nhé?/





/Em mong anh một ngày nào đó có thể ở bên và tái ngộ với Ludwig Beilsmidt, anh ta là một người tốt đấy!/







× Ilya nói đúng. Y đâu có cô đơn......Y còn anh mà, người con trai ấy, rồi sẽ lắng nghe mọi tâm sự của anh thôi.....























-------------------------------------------


× Đơn của bác DaniLud3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro