Bàn về Nguỵ Văn Đế và Trần Tư Vương?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Zhihu: Rốt cuộc mối quan hệ giữa Tào Tử Hoàn và Tào Tử Kiến trong lịch sử là như thế nào? Có bao nhiêu bài thơ của Tào Thực viết về Tào Phi?

Chúng ta thường biết đến mối quan hệ xung khắc của Tào Phi và Tào Thực qua "Thất bộ thi". Từ trước đến nay, vì 'Thất bộ thi' mà thế nhân đều mắng Tào Phi độc ác với em trai, nhưng mà thực ra mối quan hệ này vô cùng phức tạp. Hơn nữa Tào Phi cũng không hề máu lạnh vô tình chút nào. Bạn có biết đằng sau những bài thơ của Tử Kiến ẩn chứa rất nhiều câu chuyện thú vị và cảm động về mối quan hệ của hai anh em họ không?   

Hai anh em Tào Phi và Tào Thực đều sinh cùng một mẹ là Biện thị, thuở nhỏ cha của bọn họ là tướng quân thường chinh chiến xa nhà, do đó bọn họ đương nhiên có những khoảng thời gian gắn bó với nhau để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm của cha. Hơn nữa 3 anh em cùng mẹ Phi, Chương, Thực lại gần tuổi nhau nhất.

Khi còn nhỏ, họ không phải tranh giành đấu đá vì lợi ích, họ lúc này còn là những đứa trẻ ngây thơ thích chơi đùa cùng nhau. Như vậy, đương nhiên Tào Thực sẽ quấn lấy các anh trai của mình như cha vậy. Tào Phi nhìn trúng một cái dây ngọc bội của Chung Do, hắn thích nó nhưng ngại xin nên bảo Tào Thực đi xin hộ. Tử Kiến đáng yêu của chúng ta chạy đi xin thật, và Chung Do cũng cho thật.

Thời điểm trước khi Tào Thực được phong Bình Nguyên hầu, quan hệ của hai anh em vẫn khá tốt. Có một lần Tào Thực trên đường gặp Hàn Tuyên, Hàn Tuyên không thèm chào hỏi, cũng không tránh đường, hỏi giữ chức gì thì đáp: "Tể tướng quân sư". Cũng không chịu hành lễ vì cho rằng mình giữ chức vụ cao hơn một công tử như Tào Thực, và còn lớn tuổi hơn. Tào Thực chạy đi mách Tào Phi việc này. Sau này có lần Hàn Tuyên sắp bị phạt trượng vì tội vô lễ, đúng lúc Văn Đế đi qua, tò mò hỏi: "Người này là ai?" Khi nghe nói là Hàn Tuyên, nhớ ra cười bảo: "À, chẳng phải là Hàn Tuyên mà Tử Kiến nói sao?" Sau đó miễn phạt cho Hàn Tuyên. Qua nhiều ghi chép thì có thể thấy, Tào Phi vẫn giữ thói quen gọi Tào Thực là 'Tử Kiến', không phải Lâm Tri hầu hay Ung Khâu vương. Đáng yêu thật đấy.

Tình cảm và ngưỡng mộ của Tào Thực đối với anh trai được thể hiện rõ qua « Thị thái tử toạ » kể về khi hầu tiệc Tào Phi:

[Phiên phiên ngã công tử
Cơ xảo hốt nhược thần.]

[Công tử của ta anh tuấn phong nhã,
Tư thái cơ trí tựa như thần.]

Còn có « Ly tư phú » được viết năm Kiến An thứ mười sáu, Tào Thực theo cha hành quân, Tào Phi ở lại giám quốc, trong đó có 2 câu:

[Nguyện ngã quân chi tự ái
Vi hoàng triều nhi bảo kỉ.]

[Mong quân tự bảo trọng,
Chăm sóc bản thân vì hoàng triều.]

Cả bài thơ này chủ yếu là nói: Anh ơi, anh có khỏe không? Nhất định phải giữ gìn sức khỏe đấy, em ở đây nhớ anh quá nhưng mà chiến trận đang gay gắt, không thể trở về được. Nhất định phải giữ gìn sức khỏe đấy. Tào Phi cũng có một bài thơ ngụ ý đáp lại, tên là « Cảm ly phú »

Tình cảm anh em vốn rất đơn thuần ấy cuối cùng đã bị vòng xoáy quyền lực vấy bẩn.

Tào Tháo nói 'Nhi trinh Tử Kiến tối khả định đại sự' là thật, muốn lập Tào Thực làm Thái tử là thật. Tào Thực có tham vọng không? Hắn cũng từng có một chút tham vọng, nhưng là tham vọng làm đại nghiệp, được thể hiện qua 'Đông chinh phú', 'Chinh Thục luận'. Anh trai Tào Chương đem binh muốn phò tá hắn làm Nguỵ vương cũng là thật. Như vậy, Tào Phi có thể nào không nảy sinh ghen tị và phẫn nộ? Hắn đã tiến hành các mưu kế hạ bệ em trai trên con đường tranh thừa tự. Hắn đã thành công trở thành Nguỵ Thái tử, sau khi kế vị Nguỵ vương, hắn vẫn không thể buông bỏ nỗi căm ghét em trai mình sau những chuyện đã qua.

Thực ra, thời điểm sau khi Tào Phi trở thành Nguỵ vương, hắn cũng khá hài lòng với sự phục tùng và nghe lời của em trai. Để cho Tào Thực đến Lâm Tri và không quan tâm cho lắm. Nhưng ai mà ngờ được, Tào Thực không sửa đổi tính tình ngang bướng, kiêu ngạo và kết quả là gây chuyện lớn chỉ ngay sau đó một năm.

Cầu xuất liệp biểu - (Xin được ra ngoài đi săn)

[Thần tự chiêu tội hấn
Tỉ ký kinh sư
Đãi tội Nam cung
Vu thất nguyệt phục lộc minh ưu
Tứ nguyệt, ngũ nguyệt dạ trĩ chi tế
Chính lạc liệp chi thì.]

(Thần tự mình chuốc lấy tội
Phải hồi kinh chịu phạt
Chờ đợi trách phạt từ Nam cung.
Tháng bảy phục sẵn nghe hươu phát ra tiếng
Tháng tư tháng năm săn chim trĩ
Đúng thời điểm đi săn vui nhất.)

Tào Thực uống say thường xuyên buông lời xấc xược, thậm chí đã bắt giam và uy hiếp sứ giả. Tào Phi nổi giận sai áp giải hắn về kinh xử trí. Lúc này Tào Thực đang bị giam ở Lạc Dương, hắn không nghĩ sẽ rằng bị phạt nặng nên ngồi chờ được thả. Bị giam thật là buồn chán, hắn viết vài câu xin được ra ngoài, vô tư rủ Tào Phi đi săn. Tào Thực không hề nghĩ rằng lúc này anh trai của mình lại nổi giận như thế, thậm chí là sẽ đe doạ đến tính mạng của hắn.

Zhihu:Thấy cute qué cap lại, dịch tự động nên thi thoảng nó không xuôi lắm nhưng nó cute hihi)

Thử tưởng tượng thái độ khi Tào Phi đọc được sẽ thế nào nhỉ: 'Aizz, đúng là thằng nhóc hư hỏng'. Biện thái hậu khuyên can, Tào Phi cũng nguôi giận hơn và không nỡ xử hắn tội chết. Nhưng tất nhiên dù cho mủi lòng thì vẫn còn tức giận, không thể nào tha thứ cho sự hỗn xược này. Khi Tào Tháo còn sống, Tào Thực mang danh 'vạn hộ hầu', bây giờ hắn chỉ còn 800 thực ấp. Đây là một cú sốc rất lớn. Ây da, trừng phạt này đúng là quá nghiêm khắc. Sau lần trách phạt này, Tào Thực đã nhận ra anh trai căm ghét mình đến nhường nào.

Mẹ ra sức giúp hắn cầu tình, Tào Thực cũng tỏ vẻ biết lỗi thượng biểu: "Ngày phụng chiếu, thần vừa hoảng sợ vừa buồn. Không tu tâm dưỡng tính nên phạm vào quốc pháp. Thần buồn bã vì vô ý không cẩn trọng hành vi, dẫn đến bị giáng tước. Bệ hạ niệm tình, thương xót che chở, lại có thái hậu lo lắng cho thần."

Nói về Tào Thực, chính là một kiểu trung thành ngốc nghếch với triều đình và quân chủ. Trước hết là đối với Đại Hán, hắn mang quan điểm của các bậc sĩ phu bấy giờ, đó là trung nghĩa, vì vậy nên hắn đau xót cho Đại Hán - triều đại kéo dài 400 năm ghi dấu ấn sâu trong lòng nhân dân và quan lại thời đó. Một người anh đăng cơ mà em trai mình lại khóc lóc cho triều đại mà mình soán ngôi. Tào Phi có thể không tức giận sao? Vậy về sau, Tào Thực đối với triều đại của anh trai mình như thế nào? Thực ra, vẫn là trung thành. Nhưng trung thành với triều Nguỵ thì hắn sẽ buông bỏ Hán triều sao? Không hề, hắn quả thực rất ngớ ngẩn, dù hắn luôn bày tỏ sự trung thành tuyệt đối với anh trai, cháu trai và triều Nguỵ, nhưng thơ hắn viết cho đến cuối đời, hầu như là ca ngợi nhà Hán... Tào Phi và Tào Duệ đều là những người thông minh, họ đương nhiên nhìn ra được ý tứ này. Bạn không cảm thấy Tào Phi đã cố mắt nhắm mắt mở với hắn sao?

Tào Thực có hận Tào Phi không? Đương nhiên là có. Hắn chịu tất cả giày vò, uất ức, hắn cũng tức giận, cũng căm phẫn. Tính cách của Tào Thực vốn dĩ rất thẳng thắn, kiêu ngạo và có chút ngang tàng. Trong « Tặng Bạch Mã vương Bưu » viết cho Tào Bưu có: "Phẫn hận viết thành chương". Còn sự uất ức được giãi bày trong « Oán ca hành »

Oán ca hành

[Vi quân kí bất dịch
Vi thần lương độc nan
Trung thân sự bất hiển
Ái hữu kiến nghi hoạn
Chu Công tá Thành Vương
Kim đằng công bất khan.]

(Làm quân đã không dễ
Làm thần còn khó hơn
Trung quân chẳng dễ gì bày tỏ
Đành chịu bị nghi ngờ
Chu Công phò tá Thành Vương
Công lao kim đằng cắt chẳng đứt.)

(Giải thích xíu: Chu Công là con của Chu Văn Vương, chú của Chu Thành Vương. Ông nhiếp chính khi Chu Thành Vương lên ngôi và có công lao vô cùng to lớn, trung quân phò chúa. 'Kim đằng' là sợi dây vàng buộc hòm ghi công đức để ở thái miếu. Chu Thành Vương lớn lên nghe gièm pha cho là Chu Công muốn giành ngôi, Chu Công đành phải lui về Sở ở ẩn. Sau này vua mở dây kim đằng, đọc sắc thư của Chu Công xin chết thay vua trong hòm, lúc ấy mới hiểu ra lòng trung mà hối hận đón Chu Công về.)

Khổng Minh còn có thể cúc cung tận tuỵ với Thục Hán, với Chiêu Liệt Đế, phò tá Hậu chủ đến chết mới thôi. Còn Tử Kiến, hắn vẫn luôn hi vọng anh trai sẽ trọng dụng mình, sẽ cho mình cống hiến vì Đại Nguỵ. Thế nhưng hắn lại bị giám sát, bị giam lỏng, bị trách phạt, không có được một cơ hội để phò tá anh trai của hắn. Tào Thực có chút trẻ con. Thế nên giống như đứa trẻ khi cha mẹ không thèm để ý đến mình, hắn giận dỗi, có đôi khi hỗn xược. Sau mỗi lần như vậy thì hắn cũng chẳng nhận được gì ngoài trách phạt, rồi lại buồn bã và giận dỗi tiếp.

Thơ của Tào Thực viết ám chỉ về Tào Phi, ngụ ý đều là 'Huynh hại đệ, đệ cũng từng hận huynh, nhưng sơ tâm của đệ chưa từng thay đổi, vẫn như cũ nguyện phò tá huynh và Đại Nguỵ.'

Zhihu:

Thất ai - (Bảy nỗi buồn)

Tào Thực viết nhiều bài thơ dựa trên cái nhìn của người khuê phụ, nhưng ngầm thể hiện nỗi buồn về sự bất hoà của huynh đệ qua những bài thơ đó. Hắn không nguôi nỗi ám ảnh về lòng trung thành đối với anh trai và triều đại của anh trai mình:

[Nguyện vi tây nam phong
Trường thệ nhập quân hoài.]

(Nguyện làm gió tây nam,
Chết trong vòng tay của quân.)

Nhưng hắn lập tức nhận ra sự ngây thơ và ngớ ngẩn của mình, ngại ngùng viết tiếp:

[Quân hoài lương bất khai
Tiện thiếp đương hà ỷ?]

(Quân không mở lòng,
Tiện thiếp nương tựa vào đâu?)

Nhạc phủ ca

[Quân bất ngã khí
Sàm nhân sở vị]

(Quân không vứt bỏ ta
Chẳng quan do kẻ khác gièm pha)

Tào Thực bị giam lỏng và giám sát ở đất phong, thường xuyên bị chèn ép, trách phạt. Hắn lại lần nữa muốn tin tưởng anh trai. Hắn cho rằng anh trai không vứt bỏ hắn mà là do kẻ khác gièm pha vu hại. Một người thông minh như Tử Kiến sẽ hiểu rằng anh trai thực sự có bài xích hắn mà. Nhưng mặc dù như vậy, hắn vẫn yêu quý anh trai mình.

Đọc biểu « Trách cung » và các tác phẩm viết vào năm Hoàng Sơ thứ hai có chút buồn. « Trách cung » là lời nhận lỗi của Tào Thực với Tào Phi sau khi đã phạm lỗi vào năm trước đó. Tất cả đều là sự sợ hãi và buồn bã. Hắn tự trách bản thân, hứa sẽ khắc cốt ghi tâm, biết ơn anh trai vì đã thương xót, không nỡ phạt nặng mà vẫn ban tước và thái ấp cho mình.

[Tư ngã tiểu tử, ngoan hung thị anh...
Y ngã tiểu tử, thị sủng kiêu doanh...]

(Ta là đứa trẻ hư hỏng, ngang ngược...
Ta là đứa trẻ cậy sủng sinh kiêu.)

[Thành hoàng thành khủng,
Đốn thủ, đốn thủ,
Tử tội, tử tội.]

(Trong lòng tràn đầy hoảng sợ,
Dập đầu lại dập đầu
Tội chết, tội chết.)

Zhihu:

Nhưng có một vấn đề ở đây, sự ngây thơ của Tào Thực lại lần nữa khiến cho Tào Phi bực mình, dù cũng có chút động lòng. Đó là một chi tiết trong bản tấu sớ « Trách cung » , Tào Thực quá mức ngây thơ khi bày tỏ muốn lập công chuộc tội, thậm chí có ý xin nắm binh quyền. Tứ công tử thực sự không nhớ vì sao mình rơi vào tình cảnh này à? 
< ( ̄(工) ̄)ノ*

Một tứ công tử vốn phóng khoáng, ngạo nghễ, và hoài bão như thế này:

"Bạch mã sức kim yên
Liên phiên Tây Bắc trì."

[Yên bạc trên lưng bạch mã
Phiêu diêu rong ruổi về thành Tây Bắc.]

Vậy nhưng bây giờ luôn mang tâm trạng hoảng sợ anh trai nghi ngờ, tức giận mình: 'Si trách thâm trọng; thụ ân vô lượng'. Hắn bị trách phạt nặng nề, nhưng mỗi lần trách phạt luôn nhận sai, tạ ơn, cho đó là 'ân đức vô lượng', luôn ca ngợi 'hoàng ân'. Thậm chí khi bị quan lại ức hiếp, hắn không dám lên tiếng vì sợ tội nặng thêm, cho đến khi không chịu được nữa mới tố cáo.

( 笞责: 'si trách' tôi đi tra thì hình như là phạt roi? Nhưng tôi không biết rốt cuộc đây là ẩn dụ việc giáo huấn hay là nghĩa đen nữa. Vì thơ Tào Thực cũng ẩn dụ khá nhiều. Nhưng cũng có thể là nghĩa đen. Vì chỉ sau 1 năm mà cảm giác cứ như sang chấn tâm lý. Nên tôi cũng nghi hoặc, rốt cuộc Tào Phi đã làm gì mà biến quý tử kiêu ngạo, ngông cuồng của cha thành như vậy? Lúc nào cũng nhận lỗi về mình, động tí bị trách là viết thỉnh tội. Phải viết mình phạm lỗi như thế nào, bị phạt như thế nào, hứa sẽ sửa đổi bản thân, tự viết mình là 'đứa trẻ hư hỏng và bướng bỉnh', không khác gì cái bản kiểm điểm. Việc này tôi cũng khá bất ngờ vì nó không giống ấn tượng xưa giờ của tôi về đôi huynh đệ này...)

Tào Thực mặc dù mang tước hầu nhưng bị phạt bằng cách cắt giảm thực ấp và tiền bạc để chi tiêu. Đất đai cằn cỗi, nhân dân nghèo khổ. Cuối cùng hắn bất chấp hổ thẹn viết sớ dâng lên anh trai, một lời khẩn cầu giảm nhẹ hình phạt, xin được tăng thêm đất để canh tác. 'Ở đây cằn cỗi, thiếu thốn. Em đói, em không có đủ y phục ấm để mặc.' Hắn đã từng là công tử cao quý, được cha mẹ bao bọc, những lời lúc này thật đau lòng biết bao. Tào Phi chuyển hắn từ An Hương đến Quyên Thành.

(Sau khi tra lại tư liệu, mình phát hiện có một sự hiểu lầm khá phổ biến, cả mình và tác giả bài này đều nhầm. Thực ra đất đai cằn cỗi ở đây không phải An Hương. Căn cứ tư liệu thì việc giáng tước An Hương hầu chỉ là hình thức, hắn chưa từng bị đày đến An Hương mà giữa đường đã được gọi về kinh với lý do không sắp xếp được chỗ ở (chắc anh ta không nỡ). Tào Phi đã cho hắn đến Quyên Thành từ khi này. Tuy nhiên tước An Hương hầu của hắn kiểu hình thức, thực tế An hương đã có 1 vị hầu tước khác. Nên 800 hộ này có thể nói là hắn cũng chẳng được hưởng luôn, hoàn toàn sống dựa vào bổng lộc của cái tước hương hầu chứ không thu thuế được (má cái tước hương hầu còn thấp hơn 2 cấp trên là huyện hầu, quận hầu). Đất đai cằn cỗi, Tào Thực có thể nói là một kẻ sĩ có lòng nhân ái, biết thông cảm cho nhân dân, nhiều khi hắn dâng biểu kêu khổ thay dân chứ không bản thân. Nên giai đoạn này hắn nghiên cứu trồng trọt và giúp nhân dân nữa, đã nghèo còn nghèo hơn, mới không đủ ăn mặc. Đến khi Tào Phi phong Quyên Thành hầu, chuyển đến Quyên Thành, hưởng thuế 800 hộ thật sự thì cuộc sống mới đỡ hơn.)

Trong năm 222, Tào Thực lúc này đang là Quyên Thành hầu, hắn bị triệu về kinh nhưng giữa đường tự ý bỏ đi mất nhiều ngày. Cuối cùng hắn quyết định vào kinh thành và định đến gặp chị của mình là Thanh Hà Công chúa, nhờ công chúa đến xin Thái hậu giúp hắn. Nhưng đã bị Hoàng đế sai người đến cản. Nguỵ lục chép, hắn chỉ mặc áo trong, đầu tóc rối, đi chân trần, mang theo hình cụ quỳ trước tẩm cung của hoàng đế. Thái hậu trước đó nghe tin đồn rằng hắn sợ tội tự sát, lúc này thấy hắn thì mừng phát khóc. Nhưng ca ca của hắn mặt lạnh đứng bên cạnh nhìn, không nói câu nào, cũng để mặc hắn đi chân trần vào trong. Hắn quỳ xuống khóc xin tha, hoàng đế vẫn im lặng nghiêm sắc mặt, đến khi thái hậu mặt mày sa sầm, hoàng đế mới sai người mặc lại y phục cho hắn. Sau đó thái hậu đưa hắn về cung của mình vì sợ hắn bị gây khó dễ tiếp.

Đối với những sớ tạ lỗi và sự ăn năn của Tào Thực, Tào Phi hài lòng, cuối cùng cũng động viên hắn một chút, ban xuống một chiếu chỉ khen ngợi và khích lệ hắn: 'Đế gia kí từ nghĩa, ưu chiếu đáp miễn chi: Sở hiến thi nhị thiên, vi hiển thành chương.' (Nguỵ lục)

Chúng ta đều oán trách Tào Phi hà khắc với em ruột của mình. Nhưng chúng ta đã nhìn thấy trong chính lịch sử: Huyền Vũ Môn, Bát vương chi loạn, Đoạt môn chi biến, Cửu tử đoạt đích,... đó là những kết cục thảm khốc sau cuộc tranh giành quyền lực của người thân trong nhà. Nếu so sánh với Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, Nam Hán Thương Đế, Hoàn Nhan Đản, Dận Tự và Dận Trinh..., kết cục của Tào Thực rõ ràng tốt hơn rất nhiều.

Mọi người cho rằng Tào Phi không muốn gây tiếng xấu nên mới không giết Tào Thực ư? Ha ha, nếu hắn thèm quan tâm chuyện này như thế thì đã không giết Đinh Nghi, Bào Huân, bức chết Dương Tuấn, hạ nhục chết Vu Cấm và... suýt giết luôn ông chú Tào Hồng rồi. Tào Phi là một kẻ tàn nhẫn, nếu hắn thực sự nổi sát tâm, bạn nghĩ hắn sẽ không cho kẻ từng tranh quyền thừa kế với mình biến mất ư?

Sứ giả là bộ mặt của hoàng đế, việc Tào Thực bắt giam, uy hiếp sứ giả hoàn toàn có thể khép vào tội chết, sự nghiêm trọng thể hiện ở việc các triều thần ủng hộ việc trừng phạt nặng đối với Tào Thực. Nếu như không bị khép án tử, Tào Thực cũng có thể bị phế làm thường dân và mất tất cả. Nhưng Tào Phi chỉ giáng Tào Thực xuống tước hầu thấp hơn và cắt giảm số thực ấp. Chúng ta có thể thấy, chỉ cần muốn, việc khép tội hoặc giết Tào Thực là điều vô cùng dễ dàng đối với Tào Phi.

Sau nhiều lần cân nhắc thì hắn đã phong Tào Thực lên tước vương. Bạn phải biết rằng: Năm 221, Tào Thực phạm tội và bị giáng thành An Hương hầu. Cuối năm ấy, các huynh đệ được phong công tước, hắn chỉ được phong huyện hầu. Vì Tào Thực phạm lỗi lớn nên việc phải đứng thấp hơn những người khác là xứng đáng. Năm 222, các công tử được phong từ công tước lên vương tước, theo lý mà nói, Tào Phi hoàn toàn có thể phong Tào Thực từ hầu tước lên công tước theo thứ bậc. Nhưng không, hắn đã đưa Tào Thực quay lại vị thế ngang hàng những anh em khác, vương tước. Giống như là sau khi cảm thấy Tào Thực đã học được bài học, hắn vẫn bao dung với em trai mình.

Năm Hoàng Sơ thứ 2, Tào Phi đã gọi Tào Thực về Lạc Dương, chiếu lệnh cải phong từ hầu tước thành vương tước. Lúc này cảm xúc của hắn là:

[Phủ ngưỡng tàm hoàng
Ngũ nạp chiến quý
Phụng chiếu chi nhật
Bi hỉ tham chí.]

(Ngẩng đầu lại cúi đầu, hổ thẹn sợ hãi
Trong lòng tràn đầy hoang mang
Ngày phụng chiếu lệnh,
Vui mừng buồn bã đan xen.)

Hắn nhận chiếu lệnh trong tâm trạng hoảng sợ. Bởi vì quanh năm hắn bị gọi về kinh đều là bị trách mắng và trừng phạt. Khi biết mình được ân xá, hắn vừa kinh ngạc bàng hoàng. Sau đó đương nhiên là vui mừng, vô cùng vui mừng. Nhưng trải qua thời gian bị phạt này, nếu là bạn thì bạn có thể nào không cảm thấy buồn không? Đúng vậy, tất nhiên hắn vẫn cảm thấy buồn, tủi thân và xấu hổ vì bị phạt.

Tào Thực trở thành Quyên Thành vương. Sau khi phong vương từ Lạc Dương trở về qua sông Lạc Thuỷ, hắn đã viết áng thơ thiên cổ 'Lạc Thần Phú'.

Và bạn thấy đấy, dựa vào tình huynh đệ còn sót lại của Tào Phi, Tào Thực vài lần nhặt về được cái mạng. Trong vòng 2 năm hắn đã được phong vương tước, nhanh chóng tăng từ 800 đến 2500 và 3000 thực ấp. Số lượng này đương nhiên kém xa khi cha hắn còn sống, nhưng so với những người anh em khác lại không thấp, trong khi hắn có tiền án.

Với tần suất phạm lỗi như vậy dám cá hắn đã có thể đi tong tước hầu luôn ấy chứ.
ʅ(◞‿◟)ʃ (thử sử dụng biểu tượng cảm xúc của bạn đi)

Thực ra Tào Thực không hoàn toàn biến thành đứa trẻ ngoan ngoãn đâu ʕ•ᴥ•ʔ. Sau những lần trách phạt, rồi lại dịu dàng, và lại trách phạt tiếp, Tào Thực bắt đầu mệt mỏi. Quan giám quốc vu hại khiến hắn bị triệu về kinh luận tội. Lần này Tào Phi không nghe những lời vu cáo, chỉ mắng lấy lệ và bảo hắn về kiểm điểm. Nhưng những chuyện này lại làm trái tim dễ tổn thương của Tào Thực hờn dỗi rồi ( 。ಠ - ಠ ) 。'Hừ, dựa vào cái gì mà ta lại bị mắng?' Tứ công tử của chúng ta mỉa mai một cách cao ngạo, mắng chết mấy tên đáng ghét:

[Ngô tích dĩ tín nhân chi tâm vô kí vu tả hữu. Thâm vi Đông quận thái thú Vương Cơ, Phòng phụ lại Thương Tập đẳng uổng sở vu bạch, hoạch tội thánh triêu. Thân khánh vu hồng mao, nhi báng trọng vu Thái Sơn.]

(Xưa kia ta tin người không một chút nghi ngờ.
Bị thái thú Đông quận Vương Cơ, quan phòng phụ lại Thương Tập cùng nhau vu hại,
Bôi bẩn thanh bạch, hạch tội ta lên thánh triều.
Thân nhẹ tựa lông hồng, oan nặng như Thái Sơn.) - Cái này là biểu trình lên Hoàng đế, nói chung là kêu ca sau khi chịu hết nổi đám kia. :)

Nếu quan hệ của họ thực sự căng thẳng đến mức một sống một còn, Tào Thực nhất định sẽ không thoải mái kêu ca và kể lể với anh trai như vậy đâu. Hắn viết biểu tố cáo đám quan lại đáng ghét ức hiếp mình với anh trai, đơn giản vì hắn không hề sợ và biết Tào Phi sẽ nghe hắn giải thích. (Cái này hơi dài với không dám chắc dịch đúng, đại loại là tố cáo hai năm qua bị bọn quan giám quốc soi mói gán tội đủ điều, đến Ung Khâu lại bị quản giáo khắt khe hơn, tóm lại là tức vch :) ...)

Sau đó Tào Phi đã xuống lệnh nghiêm cấm vu cáo bức hại, nếu như còn tình trạng vu hại sẽ xử theo quốc pháp. Giống như một lời cảnh cáo quan giám quốc, vừa an ủi cũng vừa cảnh cáo hành sự không thận trọng của Tào Thực. Đúng là một mũi tên trúng hai đích ( ͡° ͜ʖ ͡°)

Quả nhiên sau đó Tào Thực cẩn thận hơn rất nhiều, trở về tiểu quốc là đóng cửa không giao du, không vãng lai với ai. Đến nỗi đám người giám quốc về sau phải nhao nhao: 'Ung Khâu vương quá trong sạch.' Lần này hắn thở phào nhẹ nhõm được rồi. 'Ta không thẹn với lòng, cũng không thẹn với chủ tử của các ngươi.'

Tào Thực luôn khao khát anh trai thấu hiểu hắn. Dù anh trai đối với hắn nghiêm khắc, đáng sợ đến mức nào, hắn vẫn ở phía sau ngưỡng mộ, yêu quý anh trai giống như thuở ban đầu.

« Tạp thi kì tam » viết vào thời điểm Tào Phi nam chinh đánh Tôn Quyền:

[Nguyện vi nam lưu cảnh
Trì quang kiến ngã quân.]

(Nguyện làm ánh dương trôi về phương nam
Trì quang rong ruổi dõi theo quân.)

Hắn không ngờ chuyện mình mơ tưởng lại thành sự thật. Nguỵ Văn Đế sau chuyến nam chinh đánh Đông Ngô lần thứ ba, đang gấp gáp quay về Lạc Dương. Qua Ung Khâu, hắn chợt nhớ ra, bất ngờ ghé thăm Tào Thực.

Năm ấy Tào Phi đã ở trên đỉnh cao ngạo nghễ, khí phách anh hùng. Còn Tào Thực đã không còn là công tử phong hoa ngày trước, trải qua những năm tháng thăng trầm, có lẽ khi ấy chỉ còn lại rụt rè, sợ hãi. Dù sao, bây giờ một người là quân, một người là thần. Dù sao cũng từng là đối thủ kế vị ngôi vương. Một người thua, một người thắng, lúc này có chút ngượng ngùng không? Có lẽ Tào Phi sẽ hỏi vài ba câu, chuyển về đây thế nào, có thích ứng được không?

Tào Thực nhiều lần thay đổi đất phong, vừa mới được phong về Ung Khâu, đây là lần thứ hai hắn trở lại nơi này. Lúc ấy phủ đệ còn chưa kịp sửa sang, sơ sài hoang tàn. Tào Phi nhìn phủ đệ cùng bộ dáng của em trai mình lúc này, hắn có chút đau lòng. Ban cho Tào Thực ngàn lượng vàng, kiệu xe, ngựa tốt, tăng thêm 500 thực ấp, hạ lệnh tu sửa phủ đệ. Đây có lẽ là lần hiếm hoi kể từ khi đăng cơ, hắn chăm sóc cho Tào Thực với tư cách là một người anh trai.

Tào Thực vừa hoảng sợ vừa mừng, vừa kinh ngạc vừa xúc động, muốn mang đi khoe khoang khắp nơi, hớn hở giống như một đứa trẻ được cho đồ ngọt vậy.

[Khoáng nhiên thái xá,
Dự cô canh thuỷ
Hân tiếu hoà lạc dĩ hoan cô
Viên thế tư ta dữ điệu cô
Phong tứ quang hậu,
Tỉ trọng thiên kim
Tổn thặng dư chi phó
Kiệt trung hoàng chi phủ.]

(Đột nhiên đại xá rộng rãi như thế,
Cùng ta quay lại thuở ban đầu
Nhẹ nhàng cười cùng ta, rơi nước mắt cùng ta
Khoan dung phong tứ, ban ta ngàn vàng
Để lại kiệu xe, danh mã
Phủ đệ đầy sắc hoàng kim.)

(Ở đây có một câu 'Hân tiếu hoà lạc dĩ hoan cô', dịch ra chưa sát nghĩa. Ý nghĩa đầy đủ của những từ này đáng yêu hơn chút, lúc ấy thấy Tào Thực hớn hở vui mừng như đứa trẻ, Tào Phi cũng hùa theo sự trẻ con của hắn, cùng vui vẻ cười đùa với hắn.)

Hai người ở cùng nhau một chỗ, nhớ lại chuyện cũ năm đó, vừa khóc vừa cười. Coi như khi ấy, anh không còn là hoàng đế cao cao tại thượng, không còn là người anh nghiêm khắc lạnh lùng. Em cũng không phải tội thần, không phải đứa em trai luôn gây phiền toái. Trở về năm đó, trở về làm Tào Tử Hoàn và Tào Tử Kiến, chúng ta đã từng vô tư, khăng khít như vậy.

Zhihu:


Tào Phi và Tào Duệ vẫn luôn không để Tào Thực tham dự vào triều chính. Điều này khiến cho Tào Thực buồn chán. Hắn bị kìm hãm dưới thời Tào Phi, đến khi Tào Duệ lên ngôi lại ra sức hi vọng được cống hiến. Tất nhiên, Tào Duệ không chèn ép hắn giống như Tào Phi, nhưng cũng không trọng dụng. Đối với nỗ lực của Tào Thực, Tào Duệ luôn khen ngợi và hồi đáp lễ phép, nhưng cuối cùng thì Tào Thực vẫn không thể đạt được nguyện vọng.

Dù vậy, Tào Thực chỉ buồn bã vì không được công nhận, hắn không vì chuyện này mà oán hận anh trai, cháu trai cũng như triều Nguỵ. Hắn vĩnh viễn trung thành, thậm chí cuối đời khi hắn không còn hi vọng vào chuyện triều chính nữa, hắn vẫn viết thư thăm hỏi Tào Duệ với tư cách là một người chú. Tào Duệ vẫn lễ phép viết thư đáp lại. Thậm chí sau khi Tào Thực mất, Tào Duệ đã có lời khen ngợi, lệnh huỷ hết tất cả những tấu chương hay biểu luận tội Tào Thực trong những năm Hoàng Sơ. Hắn tăng thực ấp cho Tào Chí, cũng cho biên soạn lại các tác phẩm văn học, thi phú của Tào Thực, truy thuỵ hiệu 'Tư', nghĩa là tưởng niệm, thương xót.

Nhưng Tào Chí thì không nghĩ như thế. Trong mắt hắn, triều đại này đã khiến cho cha hắn phải khổ sở, và đã uổng phí tài năng, tầm nhìn xa rộng của cha hắn. Tào Chí đã thất vọng về triều đại này, gia tộc này, hắn đã có một hành động trả thù, vứt bỏ triều Nguỵ. Hắn chọn Tư Mã Viêm. Tào Chí là kẻ thông minh và nhìn xa trông rộng, Tào Thực cũng nhìn thấy được điều này khi quyết định lập hắn làm Vương Thái tử.

Tào Chí năm đó đang là Tế Bắc vương, trong đêm đến gặp Tư Mã Viêm. Quả nhiên, bọn họ đã trở nên thân thiết sau một đêm thức trắng, nói chuyện với nhau đến tận khi trời sáng. Sau này Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Hoán, Tào Chí trở thành trọng thần triều Tây Tấn.

Tào Chí quá thông minh và hiểu sự nguy hiểm trên chính trường, hắn đã sống một cách nhàn nhã và bất cần, không nhúng tay vào những chuyện chính trị trong triều đình. Cả ngày cưỡi ngựa, bắn cung, uống rượu, ngâm thơ. Không ai có thể bức hại hắn. Nhưng rốt cuộc, đến một ngày hắn không còn nhịn được nữa. Khi Tư Mã Viêm chèn ép em trai ruột của mình là Tư Mã Du, dường như Tào Chí đã nhìn thấy hình bóng của cha mình năm đó. Hắn không muốn Tư Mã Du rơi vào tình cảnh giống cha mình, vì vậy hắn lần đầu tiên chống đối Tư Mã Viêm. Chuyện này khiến những người can gián bị khép tội, thậm chí là bị xử tử, riêng hắn thì bị giáng chức và trở về phủ đệ, Tư Mã Viêm đã phải thốt lên: "Đến Tào Duẫn Cung còn không hiểu ta, huống chi là người trong thiên hạ!" Dù vậy, Tư Mã Viêm vẫn không nỡ trừng phạt và quyết định phục chức cho Tào Chí, đáng tiếc, cuối cùng thì Tào Chí vẫn không thể giúp Tư Mã Du thoát khỏi cảnh ngộ của cha mình.

————

Cuối cùng thì thời thơ ấu chẳng thể quay lại được nữa

[Tại đây có đăng tải GIF hoặc video. Hãy cập nhật ứng dụng ngay bây giờ để hiển thị.]



Hôm nay thi xong tôi trầm cẻm luôn. Đề qq gì đến câu 22 là như đọc tiếng Ai Cập cổ đại.
Thi xong ngồi gõ một mạch gần 5000 chữ, ai khen tôi đi. Thực ra còn nhiều đoạn phân tích nhưng tôi cắt bớt đi đấy 🌝

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro