Chap 51: Cách ly tại nhà, làm gì để bớt buồn?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cách ly tại nhà, làm gì để bớt buồn?

Người thì xem phim, người thì vẽ tranh, người thì trồng hoa, người thì tập thể thao thể dục, người đọc sách, người thì viết lách, người thì chơi game, người thì nấu ăn, có người còn quay tay tích cực trước một màn hình sáng rực, và có người còn livestream trên mạng. Mà đã livestream trên mạng, nội dung là gì? Giảng dạy khóa học online, hướng dẫn nấu ăn online, livestream chơi game online, livestream làm đồ thủ công mỹ nghệ, livestream bán hàng online, có khi còn livestream giảng đạo trên mạng.

Cập nhật bảng thống kê Covid-19 ngày 9 tháng 4 năm 2020 theo Bộ Y Tế Việt Nam và trang website WorldOMeters, lúc 21 giờ 41 phút tối giờ Việt Nam (GMT+7) (theo trang VnExpress), trên thế giới có tổng cộng 1,518,719 ca nhiễm (bao gồm các ca đang điều trị, ca tử vong, ca khỏi bệnh), 88,502 ca tử vong, 330,589 ca khỏi bệnh. Đứng đầu bảng về ca nhiễm và ca tử vong là Mỹ (435,128 nhiễm và 14,795 tử vong). Đứng thứ hai là Tây Ban Nha với 148,220 ca nhiễm và 14,792 ca tử vong, kế đó là Ý (Italia, Italy) với 139,422 ca nhiễm và 17,669 ca tử vong. Trung Quốc có 81,865 ca nhiễm và 3,335 ca tử vong, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt có 4,667 ca nhiễm (Nhật) và 94 ca tử vong (Nhật), 10,423 ca nhiễm (Hàn) và 204 ca tử vong (Hàn).

Lúc cách ly tại nhà, Atsuta Juru, hay còn gọi là Kiramei Red của chiến đội Kiramager, cậu ấy đã làm gì?

Juru livestream ở nhà để bớt buồn và đồng thời để PR các bức họa cậu vẽ cho khán giả trên mạng, hằng hà sa số những con người đang co rúm ở nhà để cách ly xã hội phòng dịch Covid-19 và chặn đứng sự lây lan nguy hiểm của nó.

Dưới đây là những đoạn được xuất hiện trong đoạn video livestream dài thời lượng 50 phút mới nhất của Juru lúc 6 giờ sáng (múi giờ Nhật, GMT+9), ngày 10 tháng 4 năm 2020.

"Đôi khi, chúng ta bực tức với bản thân vì không thể làm được mọi điều mà mình muốn do sợ hãi lời ra tiếng vào của mọi người. Để rồi, đến lúc nằm hấp hối trên giường bệnh, chỉ còn cách tử thân đôi ba bước chân, chúng ta mới nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời mình vì những thứ không đâu."

"Đại dịch Covid-19 lần này chính là một lời nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời luôn đầy những bất trắc, thời gian của con người là hữu hạn. Có người hôm nay giàu có, đi xe sang ở nhà xịn, nhưng ngày mai đã phá sản không xu dính túi. Có người hôm nay còn khỏe mạnh mà vui vẻ nói cười, nhưng ngày mai đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh quái ác. Ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng tột cùng, chúng ta mới nuối tiếc vì đã không thể hoàn thành rất nhiều tâm nguyện khi xưa của mình nhưng mọi thứ đã quá muộn rồi. Chúng ta ít khi nhận ra rằng khi đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, có những thứ trở nên không còn quan trọng nữa. Vì thế, đừng để chúng cản trở mình khi khi bạn còn cơ hội để sống và tận hưởng cuộc đời này."

"Trong cuộc sống, có không ít người cắn răng nhẫn nhịn làm một việc mình không yêu thích chỉ vì nó mang lại cho mình tiền bạc, quyền lực và thành công. Có những người lại làm việc đến kiệt sức chỉ để xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về bản thân. Thế nhưng, liệu bạn đã từng hỏi mình làm thế để làm gì, để gây ấn tượng cho ai chưa? Đây chính là một trong những bi kịch mà con người trong xã hội hiện đại phải đối mặt. Chúng ta được hứa hẹn rằng chỉ cần thành công là sẽ có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của mọi người. Đó chính là sai lầm chết người của chúng ta: cố gắng xây dựng hình ảnh để làm hài lòng người khác thay vì khiến bản thân hạnh phúc. Thành công trong một lĩnh vực bản thân không thích thú có thể giúp bạn tạo dựng chỗ đứng trong cộng đồng không? Có. Khi họ nhìn thấy bạn bước ra từ chiếc BMW mới toanh trong bộ suit Armani bảnh bao, người ngoài có vì thế mà ấn tượng không? Có, nhưng chỉ trong 5 giây ngắn ngủi. Vấn đề là, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thứ mình yêu thích và kiếm được tiền từ nó. Thay vì cố gắng kiếm tiền từ những điều mình ghét cay ghét đắng rồi phải dùng giải thường và thành quả để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn. Đừng ngại ngần làm những gì mình yêu thích, bởi khi phải đối mặt với cái chết sau này, bạn sẽ chẳng còn nhớ về những thành tựu trong sự nghiệp mình lúc xưa đâu."

"Không có gia đình nào là hoàn hảo...; chúng ta tranh cãi, chúng ta đánh nhau. Thỉnh thoảng chúng ta còn không thèm nói chuyện với nhau, nhưng cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình... tình yêu vẫn luôn tồn tại ở đó. Đôi khi vì hiểu nhầm, hay vì một sai lầm không thể tha thứ mà ta buộc phải cắt đứt mối quan hệ với một ai đó thân thiết. Tuy nhiên, vào giờ phút cận kề cái chết, bạn sẽ thấy tất cả những giận dỗi, bất đồng đó chẳng đáng để mình phí hoài thời gian mà nhẽ ra có thể dành cho gia đình, người thân và bạn bè. Vì thế, đừng so đo, chấp nhặt những cuộc cãi vã hay bất đồng quan điểm, vì thời gian để yêu thương những người xung quanh thực sự không hề nhiều."

"Chúng ta mua những thứ mình không cần bằng số tiền mà chúng ta không có để gây ấn tượng với những người chúng ta không ưa, như Dave Ramsey đã nói. Những người bạn thực sự quý mến và những người thực sự quý mến bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm bạn lái xe gì, sống ở căn nhà như thế nào, mặc đồ của hãng gì. Đừng cố gắng để gây ấn tượng với những người không ưa bạn. cũng như những người bạn không ưa. Hãy cứ lái chiếc xe mà bạn thích, mua căn nhà vừa vặn với mình và mặc bộ đồ mình cảm thấy thoải mái, dù đó là hàng hiệu hay không. Thay vì dành tiền bạc, thời gian và sức lực cho những người không ưa mình, bạn có thể dùng chúng để có những trải nghiệm tuyệt vời cho bản thân. Bạn có thể sẽ không nhớ hãng xe mà mình đang đi, nhưng chắc bạn sẽ không bao giờ quên được chuyến đi du lịch vòng quanh châu Âu, bài thuyết trình giúp bạn xây dựng sự nghiệp, buổi hòa nhạc do nghệ sĩ yêu thích tổ chức... Ai cũng thích tiền, nhưng tiền không chỉ cho bạn thứ mình muốn, mà còn cho bạn tự do và phương tiện để làm điều mình muốn. Tiền có thể giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời làm cuộc sống thêm phong phú hơn. Thế nhưng, trước khi có được số tiền đó, bạn phải ngừng quan tâm xem người khác nghĩ gì, ngừng cảm thấy lo sợ việc bị từ chối, ngừng hèn nhát trước thất bại và làm mọi thứ cần làm để kiếm tiền trước khi bạn hết thời gian."

"Đại dịch Covid-19 đây là cái tên gọi mã hiệu theo thông lệ Y tế thế giới, còn dịch virus Corona là bắt đầu từ Vũ Hán (sau này với nhiều cái tên khác được gọi). Một con virus nhỏ bé ở Vũ Hán đã khiến cho cả nhân loại hoảng loạn bất an. Từ Vũ Hán ảm đạm khiến tôi nhớ đến bài viết 'Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa' của Mạc Ngôn - nhà văn Trung Quốc giải Nobel văn chương, ông kêu gọi: 'Con người đang điên cuồng cướp đoạt mọi thứ từ trái đất. Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân rủn rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng khác có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của con người. Trong thời đại như vậy, văn học của chúng ta kỳ thực gánh vác trách nhiệm to lớn, chính là trách nhiệm cứu lấy Trái đất, cứu lấy nhân loại, chúng ta dùng tác phẩm của mình để nói với mọi người rằng, nhất là người giầu có dùng những thủ đoạn không chính đáng để có được tài sản và quyền thế, họ là tội nhân, Thần linh sẽ không che chở cho họ. Chúng ta hãy dùng tác phẩm của chúng ta để nói với những Chính trị gia giả dối kia rằng, điều được gọi là lợi ích quốc gia vốn không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất thực sự chính là lợi ích lâu dài của nhân loại'."

"Cách ly để không phát tán; khoảng cách cần thiết để chống dịch lây nhiễm. Thời gian cách ly, bớt ồn ào náo nhiệt; anh có thể tịnh tâm; em có thể tịnh tâm và mọi người đều có thể tịnh tâm nên có thời gian chánh niệm. Cuộc sống vốn đua tranh ồn ào náo nhiệt - cách ly giúp chúng ta trầm tĩnh, trầm lòng hơn để nghĩ về thiện ác. Đạo đức, câu nói cửa miệng thì ai cũng có thể nói được; sách thánh hiền cả ngàn trang ai cũng có thể diễn thuyết đươc. Người tôn trọng đạo đức và đức tin có dễ cũng bị lừa vì mưu cao kế sâu của quỷ dữ. Thế nên, Phật mới dạy 5 giới, theo thứ tự giới thứ tư là, chính ngữ tức (không nói rối). Thế mới hay, cách đây cả ngàn năm Phật đã nói tới thời Mạt pháp, con người xấu ác, thường hay nói dối và che giấu tội ác!"

"Bạn thân mến! Tôi biết bạn chẳng có tên, tuổi gì cả. Cho đến khi bạn ra đời sau gần một tháng trời, người ta vẫn tranh cãi việc đặt bạn tên gì. Cho dù gọi bạn là Covid-19, Cô Vy, Corona, virus Wuhan, virus China hay gì đi nữa thì cũng chỉ là giả danh, tạm đặt cái tên để dễ xưng hô với nhau. Có người nói bạn sinh ra từ tô cháo rắn, từ nồi lẩu dơi, người thì bảo quê hương của bạn là chợ hải sản, một thuyết khác thì nói bạn được khai sinh từ phòng thí nghiệm. Dù bạn ra đời ở đâu thì chắc chắn rằng bố mẹ bạn là tâm thức con người. Bạn xuất hiện khiến nhân loại chao đảo, người ta bảo là thiên tai. Nhưng, do nhân tâm mà bạn có mặt nên tôi nói đây là nhân tai. Nếu nói bạn nhỏ thì đúng là bạn chỉ bằng 1/900 của đầu sợi tóc, nhưng nếu nói bạn lớn thì cũng đúng - bạn có thể lớn bằng một chiếc xe, chiếc máy bay, bằng một bệnh viện, một thành phố, thậm chí bằng một quốc gia hay hơn nữa là bằng cả địa cầu. Tôi gọi bạn là 'Con' cũng được mà gọi bạn là 'Ngài' cũng không sai. Bạn ở trong con dơi, con rắn, con người nên bạn là 'Con'. Nhưng nếu bạn ở trong một người khoác chiếc áo thủ tướng, nghị sĩ hay hoàng gia thì bạn nghiễm nhiên được gọi là 'Ngài'. Nghĩa là từ thành phần thấp hèn cho đến quyền quí, cao sang, từ những phương tiện giao thông công cộng cho đến chuyên cơ của nguyên thủ, từ nhà trọ cho đến vương cung, đâu bạn cũng có mặt."

"Nhắc nhở rửa tay, cứ ngỡ như chỉ dành cho những đứa bé lên 3. Ấy vậy mà nó đã trở thành hiệu lệnh không chỉ ở cấp quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Tại sao phải rửa tay? Vì tay bẩn, vì sợ dính Covid19. Con người kinh tởm bạn đến thế sao? Vì cảnh giác cao, nói đến bạn là người ta vội đi sát khuẩn, tức là phải sát... bạn. Giá như con người cảnh giác từ thưở... cháo rắn, lẩu dơi, hải sản hay ngồi vào phòng thí nghiệm thì câu chuyện đã khác. Nhưng tuyệt đại đa số con người sẽ la toán lên tôi không ăn cháo rắn, lẩu dơi, hải sản, không ngồi phòng thí nghiệm sao bà Covid19 hãm hại đời tôi thế này? Bạn hãy trả lời cho con người đi Covid19. Bàn tay không chạm tô cháo rắn, lẩu dơi, hải sản nhưng liệu có chạm tê tê, cầy hương, trâu, bò, heo, chó, gà...? Có bồi bổ tấm thân người bằng cao hổ, cao khỉ, cao ngựa, ngà voi, sừng tê giác, vi cá...? Có sử dụng túi xách, mang giày bằng da trâu, da cá sấu, da trăn...? Có mặt ấm, mặc đẹp bằng lông cừu, lông vịt, lông ngỗng... Không ngồi phòng thí nghiệm nhưng liệu có ngồi phòng máy lạnh, xe hơi, máy bay, hay các công xưởng là những 'vật chủ' xả 'dòng họ covid19' ra môi trường mỗi ngày? Vậy thì bàn tay nào 'sạch sẽ' trước thiên nhiên? Ai không là tội đồ của đất mẹ? Có phải con người tạo ra ô nhiễm nhưng luôn tự hào với bàn tay sạch? Gặp nhau, con người luôn bắt tay, biểu thị hành động 'đoàn kết' và chào nhau với mỹ từ 'thân ái', nhưng trong bàn tay ấy có Covid19 hay không, lời nói kia phun ra có Covid19 không thì chỉ bạn mới biết."

"Con người là loài động vật dễ bị điều khiển bởi ý thức. Khi không có lập trường riêng, chúng ta rất dễ bị đồng hóa bởi tư tưởng số đông, đánh mất khả năng tư duy độc lập. Chẳng hạn như, nghe một nhân sĩ thành công cho rằng, 'Càng biết tiêu tiền thì lại càng biết kiếm tiền', vậy là đa số người đều vội vàng tiêu xài, mua sắm không biết điểm dừng. Nhưng thực chất, để đạt được thành công, vị nhân sĩ đó đã phải vượt qua vô số nhân tố, khó khăn mà 'biết tiêu tiền' chỉ là một chi tiết rất nhỏ khác trong hành trình đó. Có thể thấy rằng, người trẻ chúng ta tuyệt đối không nên để tư tưởng bị đồng hóa, bị dẫn dắt bởi số đông. Khi tiếp nhận thông tin phải có tư duy, có suy ngẫm và có quá trình chắt lọc. Duy trì khả năng suy nghĩ độc lập sẽ giúp bạn nhìn rõ bản lĩnh thực sự của bản thân, từ đó phát triển chính mình một cách vững vàng. Đừng nên vội vàng tiếp cận với bất cứ điều gì mà không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, cẩn trọng. Con đường thành công cần rèn luyện bản tính kiên trì và cẩn thận."

Và sau bài livestream dài dòng như dòng sông Volga kia, Juru mới xuống dưới bếp làm đồ ăn để dùng bữa sáng. Và những giờ sau đó thì sao? Lại đi livestream tiếp tục, chủ đề truyền cảm hứng. Rồi lại đi livestream game cùng với Tametomo. Sau đó lại đi ăn uống ngủ nghỉ, thể dục thể thao, rảnh rỗi thì không viết lách đọc sách cũng vẽ tranh chụp ảnh, không vẽ tranh chụp ảnh cũng ngồi lì trước máy tính cất lên những bài livestream và những lời ca tiếng hát.

Thế còn những người khán giả đã xem cái video dài dương vô cực với đống văn tự dài bất tận đầy rẫy IQ cao ngất ngưởng với độ dài gấp đôi bản cáo phó đám tang trước khi mai táng tập thể cả trăm người? Họ có nghe không? Hên xui. Họ có hiểu không? Có trời mới biết. Họ có chiêm nghiệm được gì không? Ăn thua tại mỗi người. Những đoạn video MV âm nhạc được làm tại nhà Juru, có ai nghe được tiếng hát của cậu ấy không? Có. Cậu ấy hát có hay không? Có. Thấy cái mặt chình ình của Tametomo với quả đầu vàng hoe, có khán giả nào rớt liêm sỉ không? Chắc chắn có.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro