Phần IX.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau hết ta bàn tới mẫu người độc tài. Mẫu người này là con đẻ thực sự của mẫu người dân chủ, mẫu người trong đó đam mê đơn thuần, hấp dẫn dần dần trở thành áp đảo, lôi kéo dưới trướng mọi ước ao, khao khát tầm thường, tìm đủ cách thỏa mãn. Mẫu người này chứa trong lòng đủ thứ thèm muốn, sẵn sàng thỏa mãn bất kể vi phạm quan hệ tự nhiên. Xảo trá, bất công, vô đạo, mẫu người này muốn là bạo chúa cai trị thành quốc chuyên chế. Về mặt sung sướng và đau khổ, thành quốc với thành quốc không khác gì con người với con người. Thành quốc quý tộc hiển nhiên là thành quốc đạo đức, hạnh phúc hơn hết; thành quốc độc tài rõ ràng là thành quốc tồi tệ, đau khổ nhất hạng. Bởi thế mẫu người quý tộc là mẫu người đạo đức và hạnh phúc nhất đời; mẫu người chuyên chế là mẫu người tồi tệ, xấu xa nhất trần gian.

Vả lại, như ta đã thấy, tâm trí con người chứa đựng ba nguyên tắc cụ thể: duy lý hoặc yêu hiểu biết, hăng hái hoặc yêu danh dự và thèm muốn hoặc yêu lợi ích. Cũng có ba thứ vui thú tương ứng với ba nguyên tắc. Triết gia ca tụng hiểu biết như nguồn vui thú to lớn hơn hết; người tham vọng đề cao danh dự; người ham lợi ích tán dương của cải. Trong ba người người nào là người phải? Trong ba người người nào là người đúng hơn hết? Hiển nhiên triết gia. Vì không những một mình trong thực tế biết cả ba loại thú vui, mà còn là cơ quan phát biểu xác đáng. Bởi thế ta kết luận vui thú của hiểu biết chiếm hàng đầu; vui thú của danh dự chiếm hàng hai; vui thú của của cải chiếm hàng ba. Và bởi thế ta lại thấy kiến thức, đạo đức và hạnh phúc không thể chia lìa. Hơn thế, ai có thể biết vui thú thực sự thế nào, hoặc hiểu thực chất của vui thú, trừ triết gia am tường thực tại? Bởi thế ta có lý khi khẳng định vui thú chân thực chỉ có thể đạt được khi tâm trí đồng nhịp với trạng thái hài hòa dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc duy lý hoặc yêu hiểu biết. Do vậy ước ao càng hợp lý, mãn nguyện

càng thích thú. Cái trật tự và hợp pháp cũng là cái hợp lý hơn cả. Ước muốn của mẫu người quý tộc là ước muốn trật tự và hợp pháp hơn cả, do đó thỏa mãn kèm theo vui thú thực sự phẩm chất gia tăng. Trái lại, thèm muốn của mẫu người độc tài cách xa luật pháp và trật tự hơn hết, bởi thế thỏa mãn kèm theo vui thú phẩm chất kém xa. Do đó ta lại thấy mẫu người quý tộc sung sướng hơn mẫu người độc tài.

Và đến đây ta có thể chỉ trích lý thuyết Thrasymachus đưa ra, cho rằng con người vẫn có lợi khi làm điều bất công, nếu có thể lẩn tránh khỏi bị trừng phạt do phạm tội bằng cách làm ra vẻ công bình. Ta có thể hình dung tâm trí con người trong bức tranh vẽ con sư tử và con rắn nhiều đầu hợp lại thành con người. Hình dung như vậy ta có thể nói với người tuyên bố làm điều bất công là thích đáng, thực ra người đó chủ trương bỏ đói, làm con người suy yếu, nuôi ăn, làm con sư tử và con rắn khỏe mạnh là thích đáng. Nhưng sự thể rõ ràng là giả thiết quái dị. Bởi thế, xem xét sự việc cặn kẽ, ta kết luận điều tốt đẹp hơn hết là mọi người được cai trị bởi nguyên tắc công bình và thánh thiện; nguyên tắc đó, nếu có thể, phải ngự trị trong tâm trí con người; trái lại, nếu không, nguyên tắc đó phải áp đặt từ bên ngoài, ngõ hầu hài hòa trở nên phổ biến trong sinh hoạt xã hội, do sự thể ta công nhận uy quyền bao quát của đấng hóa công. Duy trì tình trạng hài hòa bên trong và bên ngoài sẽ là mục đích duy nhất của người công bình chính trực, người đó sẽ căn cứ vào mô hình thành quốc hoàn hảo, thành quốc đó rất có thể hiện hữu trên thiên đình,nếu không phải dưới hạ giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro