Request 2: Hoàn thành.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

villdemort_

Chào bạn Cám Thị Cỏ, mình là Lê Văn Bánh, mình vẫn còn ăn hại trên đất cam nên bạn đừng lo không trả được request cho mình :'>

Thực ra mình suýt khóc khi mà nhìn thấy comment đầu tiên của cậu, sau đó thì mình muốn đâm đầu vào tường vì comment sau đấy.

Lần này mình sẽ thử sở trường của Cỏ nhé.

Đầu xuân năm mới, chúng mình đều còn nhỏ nên mong cậu nhận được nhiều lì xì :>

Một năm mới đến, chúc người bạn đầu tiên trên mảnh đất cam của mình mạnh khỏe nhé, nhất định đấy, còn phải tiếp tục nỗ lực, và yêu lấy bản thân mình.

Bài hát được sử dụng: Sea.

Đăng tải bởi Young Forever.

...

Sài Gòn, tháng 5 năm 1975.

Xấp báo Sài Gòn Mới hết ngay trong phút chốc, trên trang nhất đều là đưa tin giải phóng miền Nam thành công.

Mấy anh thanh niên vận sơ mi trắng quần âu xanh, đem theo tiếng cười rộn rã ngại ngùng bày tỏ với mấy cô gái mười tám đôi mươi.

Sài Gòn sau chiến tranh là Sài Gòn đẹp nhất, có mặt trời bừng sáng cái sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Trên khắp nẻo đường, nô nức cái tiếng cười của bọn trẻ, chúng vây lấy những người lính, những anh bộ đội Cụ Hồ.

Ráng chiều buông, tô lên bàu trời mảnh cam chói lọi, Tuấn Chung Quốc trở về nhà.

Nhà em mới chuyển trở về sau chiến tranh, có ông bà, có bố mẹ, có anh trai, và cả người em thương vô ngần.

Những năm trước thập niên 90, người ta coi những kẻ yêu nhau đồng tính là bệnh hoạn, đôi ba lần cùng Doãn Khởi đi dạo bộ trên phố, sẽ thấy người ta chụm đầu chỉ chỏ, lại tách ra 10 đầu ngón tay đang nắm chặt.

Doãn Khởi làm nhà báo, vì anh sức khỏe không tốt mà không cùng em và anh trai ra tiền tuyến, chỉ loanh quanh ở nhà chăm gà, chăm ruộng, mà Sài Gòn năm nọ bị quân Mỹ nó ném bom, nó đốt ruộng, đốt chuồng, bấy nhiêu khi ấy còn lại chi?

Doãn Khởi nhìn về mặt trời đang khuất sau lũy tre, mà trong mắt phẳng lặng như hồ mùa thu.

Khói bếp nhà ai bên sông mịt mù, làm cay xè mắt thiếu niên.

...

Cách đây ba năm, Chung Quốc cùng anh trai theo lính Sài Gòn lên đường đánh Mỹ, Doãn Khởi cùng cha mẹ em sơ tán qua miền Trung. Trước khi đi chẳng nói được mấy lời, anh trao cho em một chiếc khăn tay, nói em, dù có thế nào, nhất định phải trở về. Năm ấy em 17, anh 21.

Bẵng một cái đã ba năm.

Tuấn Chung Quốc biết, dấn thân vào chiến trường là vì đất nước, sống vì dân, chết cũng vì dân.

Mỗi một lần bom Mỹ ném rơi, trong mắt em đều là biển máu, những chiến sĩ giờ phút trước nắm tay em nói cố lên, giờ phút này xác cũng tan nát.

Trong chiến đấu bỏ lại sau lưng cả tình yêu cả nỗi nhớ, chỉ có trên hết là dân, là tổ quốc, nắm trên tay khẩu súng, là người chiến sĩ.

Tổng chỉ huy từng chỉ tay vào ngực trái mà nói, Sài Gòn ở đây, quê hương ở đây, tổ quốc ở đây.

Những trái tim bừng bừng khí khái, những bàn tay nắm chặt không buông, mỗi một thời khắc đều phải nhớ một mục tiêu, là diệt Mỹ.

...

Tiểu đội chỗ Chung Quốc mở đàn hát, bập bùng vây quanh ánh lửa giữa trời khuya, có tiếng đàn khe khẽ. Những người lính ở đây chỉ có cây đàn làm bạn, đi đến đâu cũng mang theo, nó cũng đã vỡ một mảng rồi.

Em lôi khăn tay ra, ngắm nhìn một chút, em nhớ anh rất nhiều.

Có người anh họ Kim hơn hai ba tuổi trêu chọc, này chú em, của người yêu à? Khiến mọi người cũng cười rộ.

Em hiền khô gật đầu, nhỏ tuổi nhất trong cả bọn, được các anh yêu thương mà phần nào trong em cũng cảm nhận được cái vị gia đình.

Giơ chiếc khăn đối diện với mặt trăng mà ngắm nghía.

Hỏng rồi!

Phía xa xa, máy bay địch đang bay tới.

...

Khăn tay cháy rụi trong bom khói.

...

Em không rõ có bao nhiêu người tử trận, có thế vài chục, vài trăm hay hàng nghìn.

Người anh của em vì bị thương ở chân mà liệt không thể đi, đã chuyển tới Huế cùng cả nhà, vậy là đất Sài Gòn chỉ còn lại mình em.

Con đường em cùng anh đi đã thiêu rụi thành đống đổ nát.

Những người mình từng gặp từng quen cũng hóa thành cái xác.

Khăn tay anh đưa em khi ấy, còn đâu.

...

Trải qua những ngày chiến đấu gian khổ, cuối cùng cũng đánh tan được giặc Mỹ.

30/4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, em theo chân những chiến sĩ cách mạng khác trở về quê hương.

Sài Gòn rực rỡ trong sắc đỏ của cờ và hoa, ánh lên màu mắt em không còn là bom, là khói, không còn nổ bên tai những tiếng súng ngày đêm.

Em đem tâm hồn của người lính, phút chốc biến thành nhớ thương quê hương.

Anh trai em mấy tháng điều trị, chân cũng đỡ phần nào, chỉ là từ giờ, đi lại có chút khó khăn.

Nhìn balo rằn ri xếp trong góc nhà, với chiếc mũ cối và ba vỏ đạn anh nhặt trên tiền tuyến, đột nhiên trong em lại bừng lên sức sống.

Doãn Khởi, em về rồi.

...

Nhưng Doãn Khởi, sao lại khóc?

Nhưng ông bà, sao lại khóc?

Nhưng ba mẹ, sao lại khóc?

Nhưng anh trai, sao lại khóc?

Nhưng hàng xóm, sao lại khóc?

Không phải Chung Quốc đã ở đây rồi sao?

Tiến đến muốn ôm anh vào lòng, và hôn lên mái tóc mùi nắng cháy.

Nhưng bàn tay em lại vụt qua anh, không có cách nào chạm đến.

Doãn Khởi, anh đang nhìn em mà, vì sao anh vẫn khóc?

Xin anh, em ở đây rồi mà.

...

Tổng chỉ huy quỳ xuống trước bàn thờ, trên ảnh vẫn là nụ cười rạng rỡ của thiếu niên nhỏ tuổi, ông nhớ, người con trai ấy nhỏ tuổi nhất, ngoan ngoãn và vâng lời.

- Ông bà xin đừng quá đau thương. Tuấn Chung Quốc, mất rồi.

...

Đêm ấy Mỹ ném bom, tiểu đội không còn ai sống sót.

Đời người dài như thế, em lại không thể cùng anh đi tiếp.

Tuổi 20 của em đã hiến dâng cho tổ quốc, cho giang sơn, em không còn luyến tiếc gì, chỉ luyến tiếc anh.

Một khoảnh khắc trước khi lìa nhân gian, vẫn gọi anh, Mẫn Doãn Khởi.

Mỹ ném bom xuống em.

Trong lòng anh vỡ nát.

🌻

Đến từ Bánh Béo Bụng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro