8. Hải đăng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

13/09/2020
---------------

Hai thanh niên mới dỗi nhau, à không, là một đứa dỗi và một đứa bị dỗi, đèo nhau trên con xe, băng qua những nẻo đường nhỏ xinh. Tiếng côn trùng rỉ rả về đêm bị tiếng động cơ xe lấn át. Bác ngồi phía sau vẫn cứ thích hướng mắt nhìn xung quanh. Ban đêm ở vùng quê này không rực rỡ ánh đèn, nhưng ánh sáng trắng xanh trong mỗi căn nhà, bàn ăn rôm rả tiếng bát đũa và tiếng người gọi nhau dùng cơm như khẳng định cuộc sống nơi này yên bình và ấm áp lắm.

Bác và Chiến chia nhau đi tắm. Ở chỗ giao nhau giữa hai chái nhà, Bác khều Chiến, cười nhe răng:

- Tắm chung không?

- Khùng quá cha nội! Lẹ vô ăn cơm!

Bác nghệch mặt ra, tự hỏi mình bị làm sao thế. Cơ mà Chiến lạ thật đấy, Bác là khách mà, sao anh nói chuyện với khách kì quá!?

Mà, cũng chẳng rõ tại sao hai người lần đầu gặp nhau đã không giữ khoảng cách rồi. Có thể vì Bác không quá câu nệ, hoặc cũng có thể vì Chiến quá nhiệt tình, cởi mở.

- Thằng cu Khải đâu?

- Ba nó chở về dưới rồi.

Vắng thằng cu Khải, nhà cửa có phần yên ắng hơn. Bác cùng gia đình Chiến ăn cơm tối. Ba má Chiến xem thời sự, hai thanh niên dọn dẹp xong thì rủ nhau đi dạo. Trời đêm gió nhiều, Bác thả tâm hồn mình trôi lãng đãng theo từng bước chân trên đường làng vắng hiu.

- Ăn xoài không?

- Ở đâu?

- Qua nhà nội tui, có cây xoài bự lắm.

Nói là làm, Chiến kéo Bác đi ngược trở lại, băng qua mấy cái nhà tối hù để đến căn nhà có cây xoài to.

- Nội ơi!

- Đứa nào đó bây?

- Con, Chiến á!

Bà nội trong nhà đi ra, nheo mắt nhìn. Bà mặt áo bà ba màu xanh xám, lưng hơi còng, tóc bạc nhiều. Bà nhìn cậu thanh niên đứng sau cháu mình, hỏi:

- Rồi đứa nào kia?

- Bạn con á.

Bác theo Tiêu Chiến vào ngồi ở bàn nước giữa sân, lên tiếng chào hỏi:

- Dạ thưa nội!

Bà nội gật đầu hỏi han Chiến với Bác vài câu. Nghe thằng cháu muốn hái xoài, bà nội bật thêm một cái bóng đèn treo giữa sân làm xung quanh cây xoài sáng rõ. Bác theo phản xạ nhìn lên, đúng là có quá trời trái treo lúc lỉu trên cây.

- Sao hái nội? Leo hả? Ban ngày chớ ban đêm thấy đường đâu mà leo ta?

- Cái cây sào chỗ góc kia, giựt xuống chớ leo gì?

Bác đứng chờ Chiến đem cây sào về. Anh cười, hỏi Bác:

- Trai xì phố có sợ sâu hông? Sợ thì dạt ra, coi chừng có bạn xuống thăm!

Bác đang cầm cái rổ, nghe có "bạn" ghé chơi thì lập tức chạy cách xa cả mét. Chiến cười hi hí, luồn cây sào vào những lớp lá cây rậm rạp. Lao xao một hồi, Chiến kéo cây sào xuống, bên trong cái túi làm bằng lưới là bốn năm trái xoài xanh ú nu.

- Xong rồi! Đưa giùm cái rổ đi!

Bác cảnh giác lại gần, ké né đưa cái rổ cho Chiến thả xoài vào. Chiến nhìn Bác rón rén, bật cười.

- Sợ sâu thiệt hả?

- Sợ thiệt mà, nói chung là mấy con nhiều chân và những con không chân thì tui đều sợ.

- Vậy có sợ mấy con ba chân không?

Bác không kịp hiểu ý tứ của Chiến, chỉ nhìn nụ cười gian gian của anh là đủ biết câu vừa rồi cũng cỡ 18+. Cậu giơ tay về phía anh, thành hình một nắm đấm.

- Nói bậy thiệt chứ!

- Chiến có biết cái gì đâu, người nói vô tình, người nghe hữu ý nghen!

Chiến cười rộ lên, mang xoài đi rửa. Bác ngồi chờ. Trăng lên rồi, sáng vằng vặc trên cao.

- Ăn muối ớt hả?

- Nước mắm đường đi!

- Tự làm đi, tui biết kiểu đó đâu?!

Bác xách mông lăn vào bếp pha nước mắm đường, bà nội nhìn thấy thì cười, khen cậu chịu khó. Bác ngại, cười mấy tiếng ngượng ngập.

- Nội thấy bạn được hông? Đủ khả năng làm rể chỗ mình hông?

- Được! Sợ nó chê con gái ngoài mình thôi, chớ ưng là có người gả liền.

Chiến vừa gọt xoài vừa cười, khều Bác để trêu:

- Ưng hông? Bữa nào đi nhậu tui làm mối cho.

Bác khuấy nước mắm sền sệt, đáp lời:

- Đang buồn đang chán, ai tán yêu luôn!

Hai cậu trai trẻ vừa ăn xoài vừa nói chuyện. Những câu chuyện vặt nhỏ xíu trong cuộc sống đời thường, chuyện vui của mỗi nhà được đem ra kể, tiếng cười vang vọng cả khoảnh sân vắng. Bà nội cũng cười nhiều lắm. Bác lại nghĩ trong lòng rằng quả thực thì cậu và Chiến rất có duyên, mới gặp mà nói chuyện hợp nhau, cảm giác thân thiết như quen lâu lắm rồi vậy.

- Ba má anh có hối anh lấy vợ không?

- Hông. Chừng nào có mới lấy chớ tự nhiên ở đâu ra mà lấy. Với lại ông bà có cháu nội rồi, cũng không còn gấp gáp nữa.

Bác định nói gì đó thì điện thoại đổ chuông. Chiến vô tình nhìn lướt qua, là một dãy số lạ. Bác nghe máy, vẻ mặt cũng rất hiếu kì.

- Dạ a lô?

"Ai?"

Vẻ mặt của Bác bỗng dưng tối sầm. Cậu thả xuống miếng xoài đang cắn dở, bước ra xa mấy bước rồi nghe điện thoại tiếp. Chiến tò mò muốn nhìn theo, thấy cũng không tiện nên thôi, lại tập trung ăn xoài.

Bác quay trở lại, nén một hơi thở dài, vui vẻ cười nói. Chiến nhìn ra chút thay đổi đó, nhưng cũng im lặng, vừa lướt điện thoại vừa nhai xoài.

- Mai đi đâu?

- Hải Đăng với hòn Mù Cu, chiều đi đình nữa là hết cái đảo lớn.

Bác gật đầu, tâm trạng cũng không tốt như khi nãy. Hai người ăn hết hai quả xoài, Chiến không gọt nữa. Bác theo quán tính đưa tay vào bốc, lại cầm nhầm ngón tay đang dọn vỏ của Chiến.

- Hết rồi hả?

- Còn, nhưng mà tối rồi ăn nhiều cào ruột lắm, để mai đi. Thôi đi dạo xíu nữa rồi về.

Gió về khuya càng thổi mạnh, tóc của Chiến hơi dài, bay loạn xạ tứ tán. Bác đang có tâm trạng không tốt, bước lững thững trên đường về. Một đoạn đường ngắn ấy, điện thoại của Bác đổ chuông hai lần đều bị cậu ngắt ngang.

********

Từ cầu cảng Lý Sơn, Bác theo Chiến đi đến hòn Mù Cu. Đó là một bãi đá kết hợp với đê kè chắn sóng, là một nơi lý tưởng để ngắm bình minh trên đảo. Đây cũng là một phần trong tổ hợp ba đảo của Lý Sơn, bao gồm đảo Lớn, đảo Bé, hòn Mù Cu.

Hòn Mù Cu nằm sát với bến neo đậu của tàu thuyền An Hải - một trong ba hòn đảo đẹp và nổi tiếng nhất của Lý Sơn. Đảo không có người, phần lớn bao quanh là biển và bãi đá. Khách du lịch đến đây sẽ được hòa mình với biển và thiên nhiên.

Bác đứng trên những kè đá bằng bê tông, nhìn mặt trời từ từ đi lên. Nắng sớm long lanh dần trải khắp bốn bề, nhuộm sáng cả bóng lưng rộng trước tầm mắt của Chiến.

- Đẹp hông?

- Rất đẹp, rất thu hút! Hay là tôi ở đây luôn nhỉ? Cảnh đẹp, người cũng dễ mến, tôi thấy thích ở đây rồi đó.

Chiến cười, cũng giống như thở hắt ra. Người đòi ở lại nơi này rất nhiều, nhưng rốt cuộc thì thật sự ở lại chẳng có mấy ai cả. Đất nơi này hình như không giữ được chân người phương xa.

- Sao anh cười?

- Hông có gì. Ở đây mấy ngày thì được, nhưng lâu dài thì không dễ đâu.

- Tại vì chưa muốn về thành phố thôi.

Thật ra Chiến rất muốn hỏi vì sao, nhưng cũng không biết mình hỏi để làm gì. Nhưng mà lạ ghê, người ta là khách, đi hay ở thì can hệ gì tới anh mà cứ phải chú ý.

Ở hòn Mù Cu cũng có một ngọn hải đăng, Bác cùng Chiến leo lên tầng cao nhất, phóng ánh mắt ra nhìn toàn bộ quang cảnh xung quanh. Đứng ở đây, cả đảo Lớn và vùng đảo tách biệt này thu gọn trong tầm mắt. Gió thổi rát, Bác nhìn chăm chăm về phía mặt trời vừa lên, ánh mắt thoáng một chút buồn không rõ nét.

- Tắm không? Biển đẹp lắm á, như resort luôn nha.

Bác không tắm, chỉ tìm một kè đá rồi thả hai chân xuống vọc nước. Mấy ngày trước, cậu vọc nước bên cổng tò vò rất vui vẻ. Khung cảnh bây giờ cũng vậy, nhưng cái vui tươi rạng rỡ như mất đi đôi ba phần.

*********

Di chuyển thêm một lần nữa, Chiến đưa Bác đến một địa điểm khác, là ngọn Hải đăng Lý sơn.

Hải đăng Lý Sơn nằm ở xã Lý Hải, cao bốn mươi lăm mét, là hải đăng cao nhất Việt Nam, được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1898. Hải đăng này có vai trò rất quan trọng trong lưu thông hàng hải qua vùng biển này. Ngọn đèn không bao giờ tắt trên kia là điểm tựa vững chãi cho bà con ngư dân ở đây. Đèn còn sáng, dân còn bám biển.

- Sao đứng ngoài này mà không vào?

Chiến lắc đầu:

- Mấy năm nay hải đăng không nhận khách nữa, chỉ có bộ đội biên phòng hoặc người được cấp phép mới được lên đó thôi. Vì nhiều lí do, trong đó có cả việc di tu bảo dưỡng kiến trúc của hải đăng này nữa.

Bác gật đầu, cố gắng chụp thêm thật nhiều ảnh. Kế bên hải đăng là một ngôi nhà in dấu thời gian, ngày xưa là địa điểm làm việc của quân Pháp. Bên nhà có giàn hoa giấy, Chiến đang đứng đó. Một gã trai rắn rỏi nam tính đứng dưới một giàn hoa tím hồng, chẳng rõ tại sao Bác nhìn vào vẫn thấy hòa hợp.

Ống kính máy ảnh không thu nạp dáng hình của ngọn hải đăng nữa mà chuyển sang ghi lại từng cử chỉ, nét mặt của Chiến.

- Đói bụng quá à, sáng nay ăn gì vậy?

- Lát nữa về vô chợ đi, muốn ăn gì thì ăn!

Nắng gắt hơn rồi, da dẻ Bác đỏ hồng, hai cái má bầu bĩnh điểm xuyết giọt mồ hôi trong vắt nhìn hệt như trái đào. Chiến nhìn, tự nhiên nghe tim mình đập cái bụp thật mạnh.

Sao lạ vậy trời?

Chợ gần cảng cá đã thưa người. Bác đi sau Chiến, ngó nghiêng xung quanh. Cậu lại sà xuống chỗ người ta bán xu xoa mua hai ly thật lớn. Chiến đứng trước một quán bánh bèo, vẫy tay hai cái.

- Ăn gì đó

- Bánh bèo với bánh dầy.

Bánh bèo ở đây to gấp ba bốn lần trong miền Nam, ăn kèm một loại nước sốt màu đỏ cam. Bánh dầy mà Chiến chỉ, là loại bánh giống như bánh ít trần trong chỗ Bác ở. Loại bánh ấy làm bằng bột nếp, nhân mặn có đậu xanh, bên ngoài rắc thêm rất nhiều hẹ thơm thơm.

Hai thanh niên khỏe mạnh càn quét một lượt, trả tiền rồi thủng thẳng đi về. Bác cũng cười nhiều trở lại rồi, vừa đi vừa ăn luôn ly xua xoa.

- Ủa điện thoại của cậu đâu?

- Để ở nhà, không có cầm theo.

- Hết hồn, mở túi thấy có mỗi cái của tui tưởng rớt đâu rồi chớ! Sao tự nhiên không đem?

- Hết pin, sạc.

Chiến nhớ là hôm qua lúc đi Hang Câu về, Bác đã sạc điện thoại rồi. Đêm hôm qua đi chơi bên nhà nội, Bác cũng không chơi game. Điện thoại chai pin rồi hay sao mà sạc liên tục vậy nè?

- Đi hải đăng về hả con?

- Dạ! Nắng lên là bạn đi về, thanh niên xì phố sợ nắng miền Trung.

Bác ngồi võng nhìn các cô vá lưới. Cậu bĩu môi nói vọng vào cho Chiến nghe:

- Nắng như đổ lửa á! Ở ngoải cho khô luôn hay gì cha nội?

Hai chữ "cha nội" này vừa xéo xắt vừa đanh đá, các cô ở dưới sân vừa làm vừa cười, khen thằng bé ở đâu tới mà nói chuyện nghe thương ghê.

******

Chiến khép cửa thay quần áo, nhìn thấy điện thoại của Bác không cắm sạc, để ở phía đầu giường. Anh đưa tay nhấn vào, màn hình sáng lên, hiển thị mười hai cuộc gọi nhỡ.

Dãy số này hình như quen quen!

[...]

Hòn Mù Cu, bờ kè và Hải Đăng trên hòn Mù Cu

Hải đăng Lý Sơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro