1.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


18/02/2024

Bắt đầu

***

4/2/1970

27 Tết

Quảng Ninh

Thị trấn Bãi Cháy

Cái rét đã dần lan về các khu vực Bắc Bộ, nhấp nháy tín hiệu xuân đang ngày cận kề, mọi người ai cũng tấp nập rộn ràng dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết

"Dương ơi! Phụ bố bê cây đào vào nhà nào con ơi!"

Tiếng một người đàn ông trung niên vang lên từ ngoài đầu ngõ nhà, cậu thanh niên đang quét sân liền nhanh tay bỏ chổi xuống mà thoăn thoắt chân chạy đến để phụ bố mình

"Đây, con đỡ bên này, bố đỡ bên này!"

Hai người đàn ông mỗi người một bên, tay xách một chậu hoa đào khá cao vào trong sân rồi đặt trước cửa nhà, người phụ nữ đi ra với đôi đũa còn đang cầm trên tay, trông hình như vẫn còn đang dang dở bếp núc, bà hỏi với chất giọng bất ngờ

"Đào ở đâu thế hả anh?"

"Trên chỗ ngành than anh làm họ thưởng tết cho công nhân đấy, năm nay chơi to thưởng cho mỗi người một cây đào cơ haha !"

Ông vừa nói vừa cười nắc nẻ với chất giọng tự hào vô cùng, có một cây đào đẹp thế này mang về cho vợ con ngắm để đón Tết thì chẳng uổng công ông đạp xe tận mấy cây số để chở, rất lâu rồi nhà mới có hình ảnh cây đào ở trong nhà

"Thế thì quý hoá quá anh ạ, mình cũng phải làm một ít quà để biếu họ cảm ơn chứ ạ?"

Bà vui sướng, cứ thế đứng nhìn hết vòng này đến vòng nọ của cây đào hồng, ánh mắt sáng rực không rời một giây. Ông nhẹ ngồi xuống ghế, tay tháo chiếc nón cối khỏi đầu rồi đặt lên bàn, Dương bên cạnh rót cho bố một ly nước chè ấm

"Ra giêng rồi anh biếu cơ quan một chút quà để cảm ơn quà Tết họ thưởng, hẳn cây đào thế này mà chẳng quà cáp lại thì ngượng lắm!"

Dương khẽ nhìn bố, trong lòng thấy thương vô cùng vì những năm tháng trở lại đây chẳng có cái Tết nào là yên ổn cả vì Đế Quốc Mỹ đã cho các máy bay đánh phá ác liệt vào các cơ sở sản xuất dẫn đến dân chúng thống khổ, những người lao động mỏ như bố cũng trắng tay, làm mười thì chỉ nhận được một, nên là Tết năm nào cũng như năm nào, không có đào, không có bánh chưng, không có hào hứng. Chỉ là một mâm cơm ba người cùng ăn với nhau vào đêm 30 rồi lại hết

Nhưng năm nay lại khác, năm nay có đào để ngắm, có cả bánh chưng, cả nhà có lẽ bây giờ mới cảm nhận được không khí Tết trong người

Dương khẽ nhoẻn khoé miệng, ngắm nhìn cây đào

"Đào đẹp quá bố ạ!"

Dương là con trai thứ hai trong nhà, anh trai của Dương thì đang công tác phục vụ quân đội ở trên Hà Nội, hoa chăng vài ba năm mới về thăm gia đình

Dương từ bé rất ngoan và hiểu chuyện, Dương biết những cái cực khổ bán mặt cho đất và bán lưng cho trời của mẹ, biết cả những cái lấm lem vì than trên đôi tay nhăn nheo của bố, dù có nghèo khó đến đâu nhưng bố mẹ Dương không để hai anh em thua thiệt ai, đều cho ăn học tới nơi đến chốn, người anh thì phục vụ cho Tổ Quốc và Dương đỗ đại học trên Hà Nội đã là làm bố mẹ nở mày nở mặt hơn bao giờ hết, họ vốn ít học nhưng nhất quyết không để hai con của họ thiếu học

Ngày Dương nhận thư báo đỗ đại học, cả xóm ai cũng vui lây với gia đình, ai cũng dặn Dương phải cố gắng học hành để tương lai tốt hơn, Dương đậu vào Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Hoà mình vào một nơi lạ lẫm, Dương luôn dặn mình tập trung học tập, không được phép lơ đễnh chuyện nào hết, cứ nghĩ đến hình ảnh bố mẹ ở quê là Dương lại càng học hơn, lâu lâu Dương hay nhận gạo tiếp tế mà mẹ gửi lên, Dương thấy mẹ hay nhét lén tờ năm nghìn đồng ở trong bao gạo, sóng mũi lại cay cay vì bố mẹ rõ là không nhiều tiền, ăn cũng chẳng dám ăn chỉ dành tiền dành gạo gửi lên cho Dương ở Hà Nội, những cái hi sinh lặng thầm này sao Dương trả đủ đây

Tháng năm đại học trôi qua, Dương tốt nghiệp loại xuất sắc và quay về quê hương của mình để dạy học, Dương được điều đến dạy tại một ngôi trường nhỏ trong thị trấn. Sáng đi dạy học đến chiều thì cậu lại về nhà phụ mẹ chuyện nhà cửa lặt vặt, cuộc sống của một thầy giáo trẻ cứ thế quanh đi quẩn lại

Năm nay lại một cái Tết nữa đến, Dương cảm thấy có chút nôn nao lạ thường, khác lạ là vì Tết này đầy đủ và không khí hơn cả, nhưng nếu anh trai của Dương cùng về đón Tết thì lại càng vui hơn biết bao

Đến tập tờn tối, gia đình ba người chuẩn bị dùng cơm, chỉ vừa kịp đặt mâm cơm xuống chiếu thì đã nghe thấy tiếng gọi lớn từ ngoài cửa

"Nhà Hải Loan có thư từ trên Hà Nội gởi xuống đây!"
(Vì tôn trọng quyền riêng tư người thân của hai anh nên mình xin phép đổi tên thật tất cả người thân của hai anh trong câu truyện này!)

Là tiếng của bác đưa thư, mà còn thư từ trên Hà Nội gửi về thì chắc chắn là thư của anh Duy rồi, bà Loan như bắt được vàng, hớn hở chạy ra ngoài cửa nhận thư, cảm ơn bác đưa thư rối rít rồi nhanh chân chạy vào trong nhà

"Là thư của thằng Duy anh ạ!"

Ông Hải nghe thế liền phấn khích, nóng lòng muốn nghe thư của con trai mình, hối thúc bà mau mở thư thật nhanh, bà Loan bóc thư ra rồi cầm trên tay, nhíu đôi mắt nhìn bức thư, bà liền đưa cho Dương đang ngồi bên cạch

"Con đọc to cho cả nhà nghe xem"

Dương cầm lấy bức thư, từ tốn đọc, nội dung trong thư viết như sau

"Kính gửi bố mẹ thân yêu

Duy đây ạ, bố mẹ và em Duơng có khoẻ không ạ? Nhà mình đã chuẩn bị Tết đến đâu rồi? Con vẫn khoẻ ạ, trên đây rét lắm bố mẹ ơi, ở chiến khu ai cũng chuẩn bị Tết làm con nhớ bữa cơm mẹ nấu quá đi. Vừa rồi quân nhân chúng con được cấp trên điều đi phục vụ bà con ở trên tỉnh Lạng Sơn ạ, anh em chúng con rất vui vẻ hoà thuận nên bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, năm nay con cũng không về ăn Tết được, con xin lỗi bố mẹ nhiều lắm, chắc lại phải xin khất vào năm sau rồi ạ. Bố mẹ và Dương ăn Tết vui vẻ! Bố mẹ và em giữ sức khoẻ đợi con về nhé

Con xin ngưng thư tại đây

Mong đợi thư từ bố mẹ

Con trai của bố mẹ

Nguyễn Hải Duy

Ngày 27 tháng 1 năm 1970"

Lại một năm nữa Duy không về ăn tết, cái buồn hiện rõ trên gương mặt của hai ông bà, tiếng thở dài từ bà Loan chất chứa cái u sầu, bà Loan còn định trong bụng đợi con trai về thì sẽ khoe cây đào mới năm nay

"Thôi nó phục vụ cho Tổ Quốc là nên vậy em ạ! Nhà mình ăn cơm kẻo nguội"

Ông Hải chép miệng phá vỡ cái im lặng lạnh như băng của cả nhà, tay bắt đầu cầm bát cơm lên để ăn, nhưng sao lại khó nuốt quá, ông không dám thể hiện điều ấy ngay trước mặt vợ con nên chỉ khuyên ngăn để bớt đi nỗi lo lắng chứ trong thâm tâm ông với tư cách là một người bố thì ông hụt hẫng biết bao, cả ba người ngồi ăn cơm lặng lẽ, chẳng ai nói với ai thêm câu gì nữa

Đêm tối 27 lặng lẽ trôi đi.

***

Mình rất mong sẽ nhận được những cảm nghĩ và bình chọn từ các bạn sau khi từng chương kết thúc để mình hoàn thiện tốt hơn

Mọi sự ủng hộ của các bạn đều là động lực để mình viết thêm nhiều hơn, cảm ơn các bạn đã ghé đọc ÁNH DƯƠNG!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro