ÁNH TRĂNG, MÈO CON VÀ CHUYẾN TÀU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Song Ngư lê cái thân nhức mỏi về, thầm nhẩm tính còn bao nhiêu tiền thiếu tiền học.

Gã ghé mắt nhìn vào gian phòng ngủ của Song Tử. Con bé đánh mấy tiếng khò khò bằng giọng mũi, hóng chừng là say giấc nồng lắm. Bên cạnh con bé, con Giải cũng ngủ. Nhỏ qua trông Song Tử cho Song Ngư đi làm, đã làm bảo mẫu tự nguyện mà còn bị tướt quyền lợi cơ bản 'chăn ấm nệm êm'. Nhỏ co ro nằm một góc, trên thân còn đúng một mảnh mền che thân. Trong khi con bé Song Tử nằm kế bên, quấn chăn quanh người thành một cục trứng cuộn to tổ chảng.

Song Ngư dở khóc dở cười.

Gã nắm tờ 50 đồng trên tay, mông lung nghĩ.

Năm sau gã vào phổ thông, học trường chuyên lớp chọn, áp lực học tập chỉ là một phần nhưng phần lớn làm Song Ngư lo lắng là gã sẽ không còn thời gian đi làm nữa. Điều này liên quan mật thiết đến nguy cơ sống còn của miệng ăn nhà gã.

Vì vậy Song Ngư quyết tâm, trước khi mùa nhập học của em gái gã tới, gã phải kiếm đủ tiền cho cả học kì sau.

Nhà Ngư chắc tệ nhất xóm.

Hồi mẹ gã bỏ hai anh em gã, để lại trong nhà một khoản tiền không nhỏ. Nhưng tiền sài dần rồi cũng vơi, nào có phải là vô hạn. Để tránh cảnh nhìn vật nhớ người, Song Ngư đem tất cả trang sức, quần áo của bà trong nhà đem bán hết. Dù chắt chiu được 1 khoản không nhỏ, đợt đó gã dùng tiền này để đóng tiền học cho mình, về sau gã phải sống tiết kiệm hơn nữa, vì trong nhà nào chỉ có gã đi học. Song Tử cũng cần phải cắp sách đến trường như bè bạn cùng lứa của nó. Về khoản sinh hoạt, nếu đang trong kì học thì mỗi cuối tuần gã đi làm chạy vặt ở quán bi-da, quán điện tử gần khúc trường học, còn hè thì gã sẽ làm bảo vệ toàn thời gian ở quán ăn hoặc cùng với mấy thằng bạn cấp 2 bày sạp bán đĩa cát-sét (lậu) ngoài đường lớn, bất cứ việc gì kiếm ra tiền đều không thiếu mặt gã.

Xóm này con người ta nồng hậu chất phát, chỉ cần chịu mở lời, những con người ấy đều sẵn sàng giúp gã một tay.

Dù vậy Song Ngư không phải là dạng không có liêm sỉ, chỉ biết dựa người khác. Trời sinh tự trọng của gã cao như núi. Tiền là một chủ đề nhạy cảm, dù gã có đập nồi bán sắt cũng không muốn mình làm phiền tới ai. Hơn nữa trong xóm này, mọi người vốn dĩ đã giúp đỡ gã rất nhiều rồi.

Một giọng nói thều thào đột ngột vang lên cắt ngang mạch suy nghĩ của Song Ngư.

-Về rồi hả? Sao thất thần thế?

Con Giải dụi mắt, lồm cồm bò dậy.

Song Ngư khẽ thở dài, phá đám giấc ngủ của nhỏ mất rồi.

-Sao thế? _Con Giải buộc tóc lên, đứng dậy đi vào gian bếp, lấy ra bịch khoai tay nướng đã nguội từ mấy đời_ Đói bụng chứ? Tao có chừa cho mày 1 củ, mày ăn lót dạ, để tao chế mì ăn liền cho mày ăn rồi tao về đây.

Nhìn Song Ngư tần ngần trước bịch khoai, con Giải sợ thằng chả lại đòi trả mình mấy đồng tiền lẻ, xua xua tay:

-Này ăn đi ăn đi. Ba má tao mới gửi tao một khoản tiền, chiều qua chợ tao mua khao con bé đấy.

Ánh trăng ngoài cửa chưa khuất rọi vào mặt Song Ngư, hắt lên mặt gã một màu hiu hắt, vừa anh tuấn lại vừa tăm tối ghê người.

Trường học và hoài bão là trời xanh mà gã không ngừng vùng vẫy để chạm tới, mong một ước mơ đổi đời, thế nhưng nửa thân còn lại của gã bị xiềng xích của đồng tiền vây hãm lại, bóp nghẹn lấy gã từng phút từng giây.

-Chắc mày vất vả lắm..._Cự Giải nhìn chằm chằm vào gương mặt gã

Song Ngư ngẩng mặt lên, gã bất thình lình hỏi:

-Mày thấy tao có nên bỏ học không?

-Gì cơ?

Con Giải đoán chừng không bao giờ nghĩ tới câu hỏi này, nhỏ chỉ thấy môi hơi khô khốc, đứng ngơ ngác một lúc lâu.

Song Ngư lắc lắc đầu, không lặp lại, cũng không hiểu sao mình có thể buộc miệng hỏi ra một câu ngớ ngẩn thế này.

Mà đối diện với gã,

Ánh mắt trong veo của con Giải nhanh chóng bọc một màng nước.

_________________

Tờ mờ sáng,

Tút tút tút

Nhân Mã đứng ở bốt điện thoại, thở hắt.

Đây đã là lần thứ 4 trong tháng cậu liên lạc với ba không thành công. Thằng Mã sống với ba. Ba Mã là dân buôn, hầu hết thời gian lang bạt ở chân trời nào chẳng biết, xuôi Nam vào Bắc đều có cả. Trung bình một chuyến đi kéo dài 3-4 tháng nếu tính từ khi mua hàng tại chỗ sản xuất đến khi xuống chợ bán, chưa kể bị trì hoãn vì rủi ro trên chặng đường, như gặp thời tiết xấu chẳng hạn. Mỗi tuần ông đều đều đặn gọi điện thoại về nhà hỏi han ít thông tin như nhà cửa như thế nào, học hành sao rồi vâng vâng, bỗng 1 tháng trước đột nhiên bặt vô âm tín tới giờ.

Lên vùng cao, vùng sâu mua hàng thì chuyện chẳng có sóng để liên lạc là chuyện thường tình. Dù vậy, Nhân Mã vẫn không dằn nỗi nỗi lo lắng ngày càng dâng cao trong lòng nó.

Trên con đường về nhà với ánh đèn đường lập lòe, Nhân Mã dừng lại vì tình cờ chứng kiến được một cuộc chiến trong con hẻm nhỏ.

Cuộc chiến giữa người và chó.

Có một thằng bé nhỏ xíu không biết phường lang thang nào, mặt mũi nhem nhuốc, đang dành ăn với con chó hoang nửa cái bánh bao bị người ta vứt bỏ từ đời nào dưới đất. Con chó mắt đỏ vằn, người thì ốm nhách, dãi chảy đầm đìa trông hung tợn phát khiếp. Thằng bé đứng quay lưng về phía Nhân Mã, giống như cảm nhận được sự xuất hiện của cậu, thình lình quay phắt lại.

Hai người trố mắt nhìn nhau một lúc.

Con chó hoang nhân lúc đối thủ sơ hở vồ lấy thằng bé. Thằng bé phản ứng nhanh nhạy, né phắt ra một bên, trời xui đất khiến con chó vồ thẳng vào Nhân Mã.

Con chó hoang thở phì phò, nhe hàm răng vàng khè, bất thình lình táp vào chân thằng Mã. Thằng Mã rụt vội chân về, vậy là táp hụt cái chân...nhưng táp trúng cái ống quần.

Nhưng trong lòng đang có tâm ma, tức thì Nhân Mã phát cáu, đạp con chó hoang một cú. Cú đạp ấy không nhẹ, con chó bị nện thẳng vào tường, dẹp lép như cái bánh nướng.

Con chó hoang thấy đối thủ nhỏ có thêm đồng binh mạnh quá bèn kêu oăng oẳng quắt đuôi bỏ đi.

Nào ngờ thằng bé nhân lúc trâu bò đánh nhau, không lo cho 'người thứ ba bị kéo vào cuộc chiến xém rách ống quần' mà chỉ lo chụp lấy nửa cái bánh bao, nhét vào mồm ăn ngấu nghiến. Nhân Mã quắc mắt nhìn thằng nhỏ, sát khí giết gà dọa khỉ...đạp chó vẫn chưa tiêu tan khiến thằng bé giật mình phát khiếp.

Nó tưởng Nhân Mã muốn giành đồ ăn của nó, lập tức vào thế phòng thủ, như một con mèo xù lông.

-Đồ mèo con!

Nhân Mã như quả bóng xì hơi nhìn thằng nhỏ, thầm nghĩ mình điên rồi mới trút giận vô duyên vô cớ như vậy. Rồi cậu quay ngoắt đi, lát sau quay về chỗ cũ cùng với một chiếc bánh bao trứng muối nóng hổi. Cậu để hộp xốp đựng bánh bao xuống đất rồi nhìn nhìn thằng nhóc, không thừa thãi giải thích gì thêm, quay người đi rời đi, lần này cậu đi thẳng về nhà.

Mà chính Nhân Mã không biết rằng, máu anh hùng và lòng thương hại nhất thời của mình là khởi đầu của khởi đầu cho một chuỗi câu chuyện về sau.

_____________

Cũng là sáng, ở một diễn biến khác

-Ga X là ga nào vậy ta_Thằng Yết gãi đầu lóng ngóng trong sân ga.

Sáng 6 giờ rưỡi, sảnh lớn chờ tàu ở thôn đã chật cứng người. Cả thôn lớn như vậy chỉ có một sảnh chờ tàu, vì vậy dễ hiểu nó thường rất đông đúc.

Nay là ngày thằng Yết phải đón em họ của nó, bé Bạch Dương. Con bé học ở thành phố, tục lệ truyền thống mỗi mùa hè là năm nào cũng về quê chơi.

Thằng Yết chờ mãi, cuối cùng cũng nghe tiếng còi rít lên từ phía xa.

Tàu rầm rộ đi tới rồi dừng hẳn lại.

Dòng người từ trên tàu đi xuống cộng thêm dòng người trong sân ga ùa ra đón, tình trạng đông đúc đùn qua đẩy lại thiếu điều chèn ép một thanh niên cao lớn khỏe mạnh như Thiên Yết ná thở. Thằng chả bị xô một lúc, lòng đầy muộn phiền. Đáng lẽ bây giờ chả đang nằm ngủ khò khò chứ không phải là ra sân ga để chen chúc thế này. Điều quan trọng hơn cả là không biết làm sao để tìm con em họ yêu dấu của chả trong cả biển người ở đây.

-ANH THIÊN YẾT ƠI, ANH ĐANG Ở ĐÂU VẬY?

Thiên Yết: ...

Nhiều khi nghĩ vậy mà không phải vậy. Dễ kiếm hơn mình tưởng.

Giọng con bé lớn hơn cái loa phường, vang vọng lục tỉnh thiên thai khiến ai ai cũng quay ngoắt lại nhìn.

Thằng Yết vuốt mặt, tự nhiên không muốn nhận họ hàng chút nào.

-ANH ƠI!!!

Duy nhất có Bạch Dương không biết chữ ngại viết thế nào, ngơ ngơ gọi to. Thiên Yết bèn lách qua dòng người đi đến chỗ con bé đứng.

Bạch Dương mắt sáng rỡ, làm như phim truyền hình tình cảm dài tập nữ 9 tha phương đôi mười năm giờ quay về nơi chôn rau cắt rốn, xé ruột xé gan gọi "Anh ơi".

Gọi rồi con bé vô tư lự nhào tới Thiên Yết.

-Thua với mày_ Thằng Yết giơ tay hàng

Một năm không gặp giờ nhìn lại con bé đã cao lên không ít, đúng là thiếu nữ tuổi ăn tuổi lớn, dáng người cũng phỏng phao hơn.

Ở độ tuổi này con nhà người ta đã biết làm đỏm, làm dáng, đòi mẹ mua váy mua áo để ăn diện, con bé thì mù tịt. Nó mặc cái áo thun trắng đơn giản, trên đầu đội mũ lát vành rộng dưới chân đi dép kẹp, trông không khác gì cô gái quê thiệt thụ. Bạch Dương tuy không phải là cô bé biết trau chuốt ngoại hình nhưng có lẽ ông trời đồng cảm với khả năng thiếu hụt thẩm mĩ vô phương cứu chữa của con bé, ban cho nó một bề ngoài tạm liệt vào hàng xinh xắn dễ thương và một đôi mắt bồ câu to tròn trong trẻo khiến ai nhìn vào cũng cảm mến.

Nhưng món quà trời ban là một chuyện, người nhận có biết dùng không là một chuyện khác.

*

Khệ nệ làm culi bốc vác hành lí cho con em mình, thằng Yết rầu thúi ruột.

-Anh ơi hay mình mua cà rem ăn ha. Em thèm cà rem ghê.

-Tiền đâu ăn cà rem mày! Mà mày mang cục tạ theo hay gì mà nặng dữ mày!

-Anh ơi, đi mà anh ơi_ Con bé lơ biệt lời cằn nhằn, giở trò làm nũng_A, em thấy máy bán cà rem tự động kìa!

Thiên Yết miệng cứng lòng mềm đưa cho con bé 5 xu.

Vượt qua muôn vàn dòng người để thành công rinh về 2 cây cà rem hương vani, Bạch Dương đưa một cây cho anh nó. Thiên Yết rót rẻn bỏ hành lí xuống, cầm lấy cây cà rem đang tính há miệng ăn thì bùm một cái, một bóng dáng lướt qua nhưng không lướt qua luôn mà lại lướt trúng người Thiên Yết...

khiến toàn bộ số kem mới mua cho kịp húp ụp lên áo thằng chả.

-Aaa, xin lỗi...

Bạch Dương: ?

Thiên Yết: ?

Chuyện gì vừa xảy ra í nhỉ?

Thiên Yết: ...

Thiên Yết buồn méo mặt

-Xin lỗi. Á chết rồi áo của cậu..

Trước mặt cậu là một cô gái với hai bím tóc đen dài, cặp kính dày cộm, tay ôm tay kéo một đống hành lí và gương mặt đang ửng đỏ vì cái nóng của sức người ở sân ga hun đúc.

-Tớ xin lỗi, phải làm sao bây giờ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro