Chương 9. Phần thưởng chính là...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kẹo sữa là của tôi, nước sirô chua cũng của tôi nốt, làm gì còn cách nào khác ngoài chấp nhận đây, giống như đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời đã buộc phải chấp nhận từ cái hôn cho đến cú giáng tàn nhẫn của số mệnh mà thôi.

Mọi người thấy chứ, tôi đúng là một con vẹt mang trong mình đầy tính triết.

Ngày rồi vẫn phải trôi qua. Sau một tuần ở nhà Nhạc Thăng, về cơ bản tôi đã năm được tình hình của thôn Biệt Nguyệt cũng như phong cách sống của Nhạc Thăng.

Bởi nằm trong thâm sơn hoang vắng, cả thôn gần như biệt lập với bên ngoài.

Có khi cũng nhờ nơi này biệt lập nên vẹt tôi mới dồi dào linh khí để hút và biến được thành người như bây giờ.

Mặt Trời Nhỏ tôi đây đúng là phải cảm tạ liệt tổ liệt tông và toàn bộ phụ lão hương thân của thôn Biệt Nguyệt.

Phần lớn thôn dân sinh sống bằng chăn nuôi trồng trọt, cạnh vườn rau xanh sẽ thả một ít gà ít cá, nói chung là không phải lo về thực phẩm.

Nhưng có vẻ bọn họ không trồng được lúa, cứ đến hạn thì cán bộ sẽ cử vài thanh niên trai tráng lặn lội xuống thị trấn mua ít gạo dầu mắm muối cho cả thôn.

Mà nếu không trồng rau nuôi gà thì cũng không lo chết đói, vì trên núi lúc nào chả sẵn quả sẵn nấm sẵn măng, xách theo giỏ trúc vào rừng tản bộ một ngày là đủ đồ ăn cho nửa tháng.

Nhà bọn tôi—ờm, cũng là nhà của Nhạc Thăng—thì có cả hai.

Nhạc Thăng có một vườn rau, mà theo tôi để ý có trồng từ dưa chuột, cà chua, cải bẹ, bí đỏ, bí đao, bạc hà cho đến một loạt thứ khác mà tôi không biết tên, hè đến chưa biết chừng còn mọc cả nho và dưa hấu.

Không phải ngày nào cũng được Nhạc Thăng chăm sóc tưới tắm, nhưng vườn rau lớn tương đối tốt, vừa đón nắng xuân đã rung rinh rung rinh đầy tự hào.

Nếu như nói được, hẳn là bọn chúng sẽ tha thiết mời chào Nhạc Thăng: "Bọn em mới là ngon nhất, mau ăn bọn em đi, xin anh đó!"

Hừ, không biết xấu hổ.

Người được Nhạc Thăng chọn ăn hiển nhiên phải là tôi rồi, đám rau củ kia mà cũng dám tranh giành người đàn ông của ta đây?

Tâm hồn vẹt tôi được cái vô cùng phong phú. Trong lúc Nhạc Thăng bận rôn trong vườn rau, tôi có thể ngồi xổm một bên, vừa nhìn anh vừa tán gẫu với đám rau cực xôm.

Nhạc Thăng còn nuôi cả và vịt, cứ lát hồi lại quác quác cục cục, khó nghe hơn Mặt Trời Nhỏ gấp tỉ lần.

Có lẽ là nhận ra đồng loại nên gà của Nhạc Thăng rất thích đuổi theo tôi, đuổi kịp thì bắt đầu mổ.

Bị chúng mổ vào chân, tôi buộc phải chạy bán xới.

May mà chân tôi còn dài, nghiêm tuc mà nói thì đám gà sao có thể đọ lại.

Rồi lại nghĩ giá như người đang đuổi theo mình là Nhạc Thăng thì tốt biết bao. Tôi chạy chầm chầm, còn dang hai tay, đúng rồi, như kiểu đang múa vậy, thỉnh thoảng còn quay đầu hô một tiếng: Anh, đuổi theo em đi!

"Bịch—"

Can cái tội đầu óc trên mây trong khi "chạy nạn", nên dù bỏ xa được bọn gà phía sau thì tôi lại trượt phải vỏ chuối tên nào đó ném ra giữa đường, kết quả cứ thế ngã thẳng vào bãi bùn như chó nhào đống phân.

Tôi bị xước da, phải lục tung nhà lên tìm thuốc. Nhạc Thăng hỏi làm gì mà ra nông nỗi này, hiển nhiên tôi không thể nói đang mơ mộng đến cảnh "Anh đuổi theo em đi!" thì ngã sấp mặt, chỉ đành khai là do mình bị gà đuổi.

Nét mặt anh rõ ràng cứng đờ, im một lúc mới bảo tôi đừng có đi chọc bọn nó nữa.

Còn nói gà trong thôn rất dữ, hung lên thì chó cũng không ngại chiến.

Chẳng biết có phải tôi thông minh quá hay không, nhưng cảm giác cứ như anh vừa ám chỉ tôi là chó vậy.

Tôi bất mãn phản đối, "Đàn gà ở cạnh vườn rau, anh có thể vào vườn rau thì tại sao em lại không thể."

Nhạc Thăng chọn xong thuốc thì bắt đầu bôi cồn đỏ lên vết thương để sát trùng, tôi chỉ kịp "Ái" một tiếng, nước mắt cũng thiếu điều trào ra vì đau.

Tôi rụt chân về, trừng anh làm như hung dữ lắm, "Đau quá!"

"Chịu đi." Anh quả là lãnh khốc vô tình.

Nhưng bộ dạng này lại cực kì có hiệu quả với tôi. Tôi ngoan ngoãn chìa chân ra, còn nhỏ giọng nói: "Anh Thăng, anh nhẹ tay chút nha."

"Ừ." Đúng một chữ lạnh lùng.

Cảm nhận cồn đỏ ngấm vào thịt, tôi cắn răng cắn lợi nén nước mắt.

Đã cam đoan với anh chỉ khóc mỗi lần ấy thôi, nhưng dù không tin tưởng bản thân cho lắm thì tôi cũng chẳng nghĩ mình lại nuốt lời sớm đến thế.

"Anh đi làm việc đây." Bôi thuốc xong, anh mới nói nốt: "Em không cần theo."

Tôi buột miệng nói: "Em cũng đi làm việc!"

Anh nhìn tôi, ở khoảng cách gần như vậy tôi có thể ngửi được mùi thuốc thoang thoảng trên người đối phương.

Cũng không biết có phải vì nhìn từ khoảng cách quá gần hay không, nhưng tôi cảm nhận được sự tập trung rõ rệt trong ánh mắt Nhạc Thăng.

Nơi ấy lúc này chỉ có tôi.

"Em biết làm gì?" Anh hỏi.

Người khác mà nói thế, tôi nhất định sẽ cho đây là một lời dè bỉu.

Châm chích tôi chỉ biết lêu lổng, không làm được trò trống gì.

Nhưng đổi thành Nhạc Thăng, ấy lại chỉ là một câu hỏi.

"Em..." Tôi cúi đầu vặn vẹo ngón chân.

Quả thật là tôi không biết làm việc gì trong vườn.

Nhưng nào có thể cam tâm như thế, tôi nhất định phải nghĩ ra cách.

"Thức ăn ở trong bếp, sẽ có người đến chăm vườn khi anh vắng nhà, em không phải lo." Nhạc Thăng đột nhiên chuyển chủ đề, "Ngày mai anh sẽ vào núi."

"Hả?" Tôi kinh ngạc thốt lên, suýt nữa thì nhào tới ôm tay anh, "Em cũng muốn đi!"

Ngày nào Nhạc Thăng cũng bận rộn, chăm vườn vốn là việc tầm thường nhất.

Anh phải dẫn người vào rừng tuần tra, tiện thể hái ít lâm sản về.

Trong nhà có không ít nấm khô, anh đã từng lấy ra nấu canh cho tôi một lần, phải nói là thơm hết sảy, khác hẳn hồi đầu tôi tự làm cho mình.

"Em không đi được." Anh thẳng thừng gạt đi, hoàn toàn không cho tôi cơ hội phản bác.

Tôi cũng đành bỏ cuộc chứ biết sao.

Tuần sau là khai giảng trường tiểu học. Trước kia tôi cứ tưởng ngôi trường mà bọn tôi vào sửa bàn ghế chỉ có học sinh trong thôn Biệt Nguyệt.

Nhưng Hoàng Tiểu Dã nói tôi mới biết, nếu gia đình các thôn làng xung quanh muốn gửi con tới học thì Nhạc Thăng đều dạy hết.

"Người lớn cả đời lên núi kiếm ăn, không có tri thức nên mới nghĩ con trẻ không cần đi học." Hoàng Tiểu Dã đang ghim lại gáy sách, "Chưa kể nơi này nghèo khó, đường núi cũng gập ghềnh, nào có giáo viên tình nguyện vào. Thôn mình thế này là khá lắm rồi, ít ra còn xây trường, chứ mấy thôn khác còn chẳng có đến một cái lớp học."

Người này vừa nói lắm vừa dông dài, nghe một hồi tôi mới hiểu là Nhạc Thăng vốn dĩ không có nhiệm vụ phải dạy học hay nấu bữa khuya cho đám trẻ con đến đây hàng ngày, nhưng bọn nhóc ấy đều không thể học được ở nhà, không vì ồn ào thì cũng vì gia đình tắt đèn quá sớm.

Tôi ngẩng lên nhìn trời một lát, "Anh Thăng tốt thật đấy."

Hoàng Tiểu Dã cười cười, "Dĩ nhiên rồi, không thì làm gì có chuyện thu nuôi thằng nhóc... như cậu chứ."

Anh ta nói đến gần cuối thì ngập ngừng, nhưng tôi nhìn ánh mắt cũng đủ hiểu—không thì làm gì có chuyện thu nuôi thằng nhóc hỗn xược không rõ nguồn gốc như cậu chứ.

Tôi cũng chả để bụng, cầm ô và đòn gánh hướng ra vườn rau.

Nhạc Thăng đã vào núi, vắt óc một hồi tôi mới nghĩ ra việc có thể giúp anh.

Thật ra việc này cũng nhờ thôn Biệt Nguyệt không có hoạt động giải trí gì, TV thì chỉ xem được hai ba kênh. Tôi cầm điều khiển lên bấm thì đột nhiên trong đầu lóe lên một ý—

Tuy không biết nhổ cỏ bón phân, nhưng tôi có thể làm bù nhìn mà!

Rau củ Nhạc Thăng trồng tươi ngon như thế, kiểu gì chẳng có chim chóc nhòm ngó.

Nói đâu xa, tôi cũng từng làm chim nên lạ gì?

Hồi làm vẹt tôi thích nhất là ăn trộm hạt dưa của con người, còn tự hào không ai gặm nhanh bằng mình.

Giữa trưa đến, tôi thoát được vòng vây của đám gà xong thì chạy vào giữa vườn, giơ dù và đòn gánh lên vai, bắt đầu sự nghiệp làm bù nhìn.

Không bao lâu sau quả nhiên đã có bọn chim ríu rít bay qua, nhưng bị tôi huýt sáo hù dọa thì lập tức biến thẳng.

Tôi tự hào khôn xiết, vì đã bảo vệ được dưa chuột của Nhạc Thăng.

Ngày mai anh đi núi về, tôi nhất định phải khoe công đòi thưởng mới được.

Phần thưởng chính là...

Ăn dưa chuột của anh đi!

-

vtrans by xiandzg

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro