TT HCM ve CMGPDT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1.

A. CNMLN khẳng định: "chỉ có CNXH mới giải quyết được vấn đề dân tộc"

Vào những năm đầu thế kỷ 20, nước ta đứng trước khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và sau khi bắt gặp được chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Bác khẳng định chỉ có CNXH mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức : "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng CNXH thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn". Đường lối đó đã được Đảng ta nêu ra trong chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Sự lựa chọn này dựa trên cơ sở: Chỉ có CNXH mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và xã hội đem lại vị trí làm chủ nhân chính cho người lao động. Đó cũng là những gì mà chủ nghĩa Mác-Lenin khẳng định: "Chỉ có CNXH mới giải quyết được vấn đề dân tộc".

Từ các phương thức tiếp cận, sự định nghĩa, và từ thực tế của xã hội, ta có thể tổng quát những đặc trưng của CNXH, đó là:

• CNXH là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ khoa học-kĩ thuật và văn hóa.

• Nền kinh tế của CNXH là chế độ sở hửu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

• CNXH có chế độ chính trị dân chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà lực lượng nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo.

• CNXH có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không có bóc lột, áp bức. Con người được giải phóng và được phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

• CNXH là của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy.

Do đó, CNXH xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, cơ sở và nguồn gốc kinh tế sinh ra tình trạng bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, văn minh tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định được tính đúng đắn của sự lựa chọn đó. Thế nhưng trong lịch sử, không phải bất cứ chế độ xã hội nào tồn tại mà không trải qua sự thăng trầm, suy yếu. Và trong lịch sử, Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đơng Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Đảng Cộng sản phạm những sai lầm về đường lối chính trị, tư tưởng tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt. Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về CNXH, không phải là sự sụp đổ của phong trào XHCN thế giới, bởi vì hiện nay một số nước XHCN vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển.

Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử. Trong quá trình xây dựng CNXH ở các nước, bên cạnh những thành tựu còn có những khuyết điểm, yếu kém, những vấp váp, sai lầm. Nhưng nếu không biết cách đổi mới, không kiên định, không nhận ra những thiếu sót mà giải quyết vấn đề một cách cô lập,không nhất quán thì dễ dàng đi đến sụp đổ .Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã trải qua biết bao khó khăn và thử thách nhưng Đảng ta sớm nhận thức ra những thiếu sót khuyết điểm. Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện vì CNXH, đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn. Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn,con người muốn thay đổi căn bản cuộc sống của người lao động từ kiếp nô lệ, làm thuê trở thành người làm chủ không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên CNXH.Và chỉ có CNXH mới đem lại cho con người sự độc lập, hòa bình thống nhất dân tộc, sự tự do, cơm no áo ấm, xã hội công bằng dân chủ, không có người bóc lột người, mọi người bình đẳng, xã hội văn minh... Muốn được như vậy, mỗi quốc gia XHCN, trong đó có Việt Nam, phải biết kiên trì theo con đường CNXH, tin tưởng vào những gì mà XHCN đem lại, gắn liền CNXH với độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc và CNXH là chân lý của tất cả các dân tộc trong thời đại hiện nay. Mục tiêu của dân tộc Việt Nam nằm trong mục tiêu chung của nhân dân thế giới đang đấu tranh thực hiện: hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam, của phe XHCN trước đây và của nhân dân thế giới đã hứng minh khả năng hiện thực của độc lập dân tộc gắn liền CNXH. Đó là con đường tất yếu của lịch sử, nhưng phải vượt nhiều chông gai mới đạt mục đích. Nhận thức và đồng tình với những mục tiêu đó mới đem lại lòng tin.

Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lê nin đã khẳng định: "Chỉ có CNXH mới giải quyết được vấn đề dân tộc".

B. Tư tưởng của HCM về vấn đề dân tộc

Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là những tổ chức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời đã đi xâm chiếm và thống trị các dân tộc nhược tiểu, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Khái niệm dân tộc trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là khái niệm dân tộc quốc gia, dân tộc thuộc địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có nội dung chính là:

- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh:

Độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng định: Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập. Khi thành lập Đảng năm 1930, Người xác định cách mạng Việt Nam: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến để làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Năm 1941, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người viết thư Kính cáo đồng bào và chỉ rõ: Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Bởi vậy, năm 1945 khi thời cơ cách mạng chín muối, Người khẳng định quyết tâm: Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập.

Độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bởi vây khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thất đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Nhưng ngay sau đó 21 ngày, thực dân Pháp một lần nữa trở lại xâm lược nước ta. Để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập, tự do của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải chiến đáu quét sạch nó đi". Chính bằng tinh thần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và chính phủ Mỹ phải cam kết: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận". Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trị trong tư tưởng và văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

Hồ Chí Minh khác lớp trước là Người giải quyết vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra. Vấn đề dân tộc, trong lịch sử cho thấy - ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Đến thời đại cách mạng vô sản cho thấy chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc. Mác-Ăngghen cho rằng, có triệt để xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp mới có điều kiện xoá bỏ ách áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này.

Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các giá trị bị áp bức ở các nước thuộc địa. Bởi vậy khẩu hiệu của Mác được phát triển thành: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!". Nguyễn ái Quốc đánh giá cao tư tưởng của Lênin, Người cho rằng: "Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa".

Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu và mục tiêucủa cách mạng vô sản ở châu Âu, Mác-Ăngghen và Lênin vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".

Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, xác định con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản, tức là Người đã tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấy rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Nhưng xuất phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí, cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Từ đó Nguyễn ái Quốc cho rằng: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời phải biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết đấu tranh giành độc lập dân tộc, từ thắng lợi này tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào tiến trình cách mạng thế giới.

Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Năm 1924, Nguyễn ái Quốc đề cập đến chủ nghĩa dân tộc ở thuộc địa- đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính. Vì vậy "chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước". Nguyễn ái Quốc đã có sáng tạo lớn là Người xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địa Đông Dương còn lạc hậu, nên phân hoá giai cấp chưa triệt để, đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây. Trái lại các giai cấp ở Đông Dương vẫn có tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân họ đều là người nô lệ mất nước. Vì vậy, theo Nguyễn ái Quốc, trong cách mạng giải phóng dân tộc, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Nguyễn ái Quốc chủ trương: Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản. khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy biến thành chủ nghĩa quốc tế.

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ dầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đã sớm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nên Người khẳng định: "Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".

Năm 1930, khi thành lập Đảng ta, Nguyễn ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh (cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa). Về sau Người tổng kết: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".

Độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xoả tận gốc cơ sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Đấu tranh cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho các dân tộc.

Nói đến quyền dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa đế quốc trong sáng.

Vì vậy năm 1914, khi ở Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi để ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh và nói với bạn mình rằng: "Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy".

Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Nhưng Người cũng chủ trương ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Lào, Campuchia... và "giúp bạn là tự giúp mình".

Câu 2.

A. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở nước ta là chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn.

+ Cách mạng theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến, thất bại là do giai cấp phong kiến lỗi thời, không đủ sức lãnh đạo cách mạng.

+ Cách mạng theo khuynh hướng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, tiểu tư sản không đại diện cho tầng lớp lao động sản xuất, không có hệ tư tưởng riêng mình nên không lãnh đạo được cách mạng.

+ Cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Cách mạng không triệt để, do giai cấp tư sản đã lỗi thời trên thế giới, tư sản Việt Nam ra đời muộn, thiếu thốn về kinh tế, bạc nhược về chính trị.

Ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua gần 10 năm để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa Đế quốc, tình cảnh các thuộc địa, các cuộc cách mạng lớn (Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789, cách mạng tháng 10 Nga). Tháng 7/1920, khi đọc sơ khảo lần thứ I luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề dân tộc của Lênin, Người tìm thấy trong lí luận của Lênin một con đường cứu nước mới và chỉ rõ: Giai cấp vô sản chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phải biết hỗ trợ nhau chống đế quốc. Đầu năm 1923, trong truyền đơn cổ động mua báo "Người cùng khổ",Người viết: "Chỉ có Chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và là người gốc của sự tự do, bình đẳng bác ác,đoàn kết tự do...".

Người ví Chủ nghĩa đế quốc như con đĩa 2 vòi, một vòi cắm vào Đế quốc, 1 vòi vươn sang thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp cách mạng chính quốc với thuộc địa. Cách mạng giải phóng thuộc địa và cách mạng chính quốc là 2 cách của cách mạng vô sản và người rút ra kết luận: "Muốc cứu nước và giải phóng dân tộc thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

B. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng lãnh đạo

Trong các phong trào chống Pháp trước 1930, ở nước ta đã xuất hiện các Đảng phái, đoàn thể như Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Quốc dân Đảng... Nhưng những Đảng này thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ thiếu cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên không thể lãnh đạo kháng chiến thành công và bị tan rã với các khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản.

Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga do Đảng cộng sản lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã sớm xác định muốn giải phóng dân tộc thánh công: "Trước hết phải có Đảng cách mệnh... Đảng có vững mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều,chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,chắc chắn nhất,cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" (HCM, sđd, t2, tr267, 268).

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Đảng đó phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin.

Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc vì:

+ Phương thức sản xuất mới.

+ Có liên minh công nông.

+ Đại diện lợi ích dân tộc.

+ Tính đoàn kết, tổ chức và kỉ luật.

Câu 3.

A. Cách mạng giải phóng dân tộc phải là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở lien minh công-nông

Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân lao động là người sáng tạo và quyết định sự phát triển lịch sử. Và theo Hồ Chí Minh, Cách mạng giải phóng dân tộc là "việc chung của dân chú không phải việc riêng của 1,2 người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ,nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền.

Người chủ trương phát động chính sách toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện, khác với Phan Bội Châu(tập hợp 10 hạng người, phú hài, quý tộc, sỹ phu, du đồ, hội đảng, nhi nữ, anh sỹ, thống ngôn, ký lục, bồi bếp, mà không có công-nông), Hồ Chí Minh khẳng định cái cốt của sự tập hợp rộng rãi đó là công-nông-lực lượng có tinh thần cách mạng triệt để nhất thuộc nhân tố là người chủ cách mệnh. Công-nông là cái gốc của cách mệnh.

Người chủ trương đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản và chưa làm ngay cách mạng vô sản, mà thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. Mục đích là dành độc lập. Vì vây, Cách mạng là đoàn kết dân tộc, thống nhất mặt trận, thu gom toàn lực đem tất cả ra dành độc lập tự do, đánh tan giặc xâm lược nước ta.

Người khẳng định công-nông là nền tảng vì công nhân có phẩm chất của giai cấp lãnh đạo. Nông dân là lực lượng đông đảo và cả công nhân và nông dân đều chịu áp bức trực tiếp từ đế quốc, phong kiến.

Trong sách lược vắn tắt 1930, Người viết: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để lôi kéo về giai cấp vô sản, còn với phú nông,trung,tiểu địa chủ chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, trung lập, bộ phận nào rõ ra mặt phản cách mạng thì đánh đổ. Trong khi liên lạc với các giai cấp, không khi nào nhượng một chút gì lợi ích của giai cấp công-nông mà đi vào con đường thoả hiệp" (HCM, sđd, t3, tr3).

Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa-vì độc lập tự do làm cho khởi nghĩa tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho nhân dân tự giác tham gia kháng chiến. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc ta đứng lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng 2 Đế quốc hùng mạnh làm nên thắng lợi vĩ đại có tính thời đại sâu sắc.

B. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện bằng con đường bạo lực

Các thế lực Đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, tự thân nó đã trở thành 1 hành động bạo lực của kẻ mạnh với kẻ yếu, do đó chưa thể đè bẹp ý chí của nó thì chưa thể thắng lợi hoàn toàn.

Ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến vấn đề khởi nghĩa vũ trang. Theo Người để thắng lợi, cuộc khởi nghĩa vũ trang phải có tính chất của một cuộc khởi nghĩa quần chúng, phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới.

Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp quấn chúng. Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực của cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách mạng là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Trong chiến tranh cả 2 hình thức đấu tranh này đều rất quan trọng và gắn bó với nhau.

Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mac-Lênin về cách mạng thuộc địa thành 1 hệ thống luận điểm mới. Và hệ thống ấy là đúng đắn và sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro