IV. ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG THỰC TIỄN NGÀY NAY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV. ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG THỰC TIỄN NGÀY NAY

4.1. Về phía Đảng và Nhà nước

- Thứ nhất, nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường; Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện thống nhất một cơ chế chính trị Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.

Đây là một cơ chế nhằm giải quyết những vấn đề bản chất nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng như trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã đề cập. Có thể nói đây là chìa khoá cho vấn đề của mọi vấn đề. Thật vậy, cơ chế đó được pháp điển hoá trong Hiến pháp 2013 với các nội dung sau đây:

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với tư cách là Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam (Điều 4, Hiến pháp 2013). Điều này thể hiện sự tiếp thu lời dạy của Bác rằng con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo.

Đảng tác động vào Nhà nước, để thông qua Nhà nước, bằng Nhà nước, hiện thực hóa quyền, lợi ích và ý chí của quần chúng nhân dân.

Và cuối cùng đặc biệt quan trọng là nhân dân làm chủ, dân chủ ở Việt Nam hiện nay được pháp luật quy định ở cả hai khía cạnh trực tiếp và gián tiếp với các hoạt động thiết thực như: thảo luận, biểu quyết các công việc trọng đại của đất nước, bầu cử, ứng cử, giám sát... Việc thực hành dân chủ như vậy chính là hiện thực hoá lời dạy của Bác trong tận dụng tối đa nguồn lực con người trong phát triển đất nước.

- Bên cạnh lĩnh vực chính trị, các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác như: y tế, khoa học - kỹ thuật, sản xuất, chế biến, môi trường, đặc biệt là giáo dục – đào tạo được chú trọng và đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu Hạnh phúc của Nhân dân, điều này được phản ánh qua nhiều số liệu cụ thể ví dụ như: HDI - Chỉ số phát triển con người 0,706/1 điểm trong giai đoạn 2016 – 2020, hay tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 ở đạt 97,85%...

- Tuy nhiên, vẫn còn những tồn đọng trong sự chỉ đạo và quản lí của Đảng và Nhà nước dẫn đến sự lãng phí đáng kể nguồn nhân lực, có thể kể đến như: Sự đãi ngộ chưa thích đáng đối với nhân tài dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám; chưa đầu tư thực sự thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy khoa học công nghệ dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao; có khoảng 300.000 trí thức, chuyên gia Việt Nam định cư ở nước ngoài đủ cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này nếu không được chú ý và điều chỉnh. Ngoài ra còn có cái tiêu cực còn tồn đọng trong hệ thống giáo dục – đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

4.2. Về phía quần chúng nhân dân

Kể từ những năm đầu đổi mới và xây dựng đất nước cho đến nay, đưa Việt Nam phát triển vượt bậc, ghi dấu ấn trên trường quốc tế không thể không kể đến sự nỗ lực, vươn lên của chính quần chúng nhân dân, con người Việt Nam chúng ta.

Nhân dân ta phát huy truyền thống tính hiếu học, thông minh cần cù lao động nhằm phát triển bản thân, xây dựng đất nước. Truyền thống đó cần được nuôi dưỡng va phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo nhũng phát minh, sáng kiến khoa học của nhân lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, người Việt Nam coi trọng giá trị cộng đồng, luôn đoàn kết, tương thân tương ái đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong thời gian dịch bệnh vừa qua, dân ta tiếp nối giá trị của cha ông, cũng như triết lý và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chống dịch như chống giặc qua đó đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro