17.2. Đường đi-Đường đời

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 "Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"

1. Giải thích ý nghĩa câu nói. 

+ "Kì thực trên mặt đất làm gì có đường": Con đường không tự nhiên mà có mà do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành. 

+ "Người ta đi mãi thành đường": Là lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện. 

=> Ý nghĩa: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, trở ngại, nếu dũng cảm và kiên trì bước đi, chúng ta có thể có được những con đường mới, cơ hội mới. 

2. Bàn luận về cách lựa chọn lối đi. 

– Nếu chọn lối đi đã được người ta đi mãi thành đường (lối mòn, lối đi an toàn): 

+ Lối đi an toàn, thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, không có cơ hội chinh phục và khám phá.

 + Thế nhưng, chọn lối đi đã thành đường không có nghĩa là bảo thủ, không sáng tạo. 

– Nếu chọn lối đi mới mẻ, khác biệt (khai mở, khám phá, chinh phục): 

+ Lối đi, cách thức sẽ có nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tạo, thậm chí phải mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro nhưng con người biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Khi thành công con người có được niềm vui, niềm hạnh phúc của người đi tiên phong, người mở đường. 

+ Lối đi mới mẻ, khác biệt, chưa ai từng đi không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm. 3. Nhận thức được tính đúng đắn của mỗi quan niệm trên. 

– Trong cuộc sống cần rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù hợp với từng tình huống cụ thể của cuộc sống. Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro