tinh chu dien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán cơ bản là gì?

Khi tiến hành các thao tác logic đối với phán đoán chúng ta cần tính chu diện của các thuật ngữ (chủ từ,vị ngữ).

Thuật ngữ là chu diên nếu nó nói lên toàn bộ ngoaik diên. Thuật ngữ là k chu diên khi nói lên 1 phân ngoại diên. Chúng ta nghiên cứu phán đoán A,E,I,O.

1,phán đoán khẳng định chung (A) “tất cả S,P”

    Chủ từ của phán đoán luôn chu diên vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên (all S).Đối với vị từ có 2 TH.

-         Nếu ngoại diên của vị từ > ngoại diên của chủ từ thì vị từ không chu diên,vì trong phán đoán chỉ nêu lên 1 phần ngoại diên của vị từ là ngoại diên của chủ từ .

Vd: trong phán đoán “tất cả động vật có vú đều là động vật” nêu lên toàn bộ ngoại diên của “động vật có vú “ nhưng chỉ nêu lên 1 phần “động vật “ là động vật có vú .

-         Nếu ngoại diên của chủ từ và vị từ khác nhau(s và p nằm trong quan hệ đồng nhât) thì chúng đều chu dien,vì đều nêu lên toàn bộ ngoại diên. VD,các thuậ ngữ tỏng phán đoán “ tam giác đều là tam giác có 3 cạnh = nhau) đều chu diên.

2.Phán đoán phủ định chug (E) các thuật ngữ đều chu diên vì chủ từ nói lên toàn bộ ngoại diên “không S nào hay mọi S”,còn ngoại diên của vị ngữ bị loại trừ hoàn toàn khỏi ngoại diên của chủ từ.VD:các thuật ngữ trong phán đoán “ sư tử không phải là động vật ăn cỏ “ đều chu diên.

3.Phán đoán khẳng định riêng nhất “1 số S la P”

Chủ từ của phán đoán không chu diên vì nó nêu lên 1 phần ngoại diên ( “1 số”)

Vị từ nằm trong quan hệ khác nhau đối vơi chủ từ.

-         Nếu vị từ và chủ từ là các khái niệm hợp nhau thì vị từ không chu diên,vì nó chỉ nêu lên phần ngoại diên trùng với phần ngoại diên của chủ từ. VD: vị từ trong phán đoán “1 số giáo viên là anh hung lao động “ nêu lên phần ngoại diên của “anh hùng lao động” trùng với 1 phần ngoại diên của giáo viên, nên nó không chu diên.

-         Nếu vị từ và chủ từ nằm trong quan hê bao hàm ngoại diên của vị từ năm trọn trong ngoại diên của chủ từ thì vi từ chu diên là phần ngoại diên của chủ từ.VD: vị từ của phán đoán “1 số cuộc chiến tranh là chiến tranh chính nghĩa” nói đến tất cả các cuộc “chiến tranh chính nghĩa”.

4.Phán đoán phủ định riêng (0) “1 số S không là P”.

Chủ từ của phán đoán luôn không chu diên vì nói đến 1 phân ngoại diên “1 số S”,vị từ chu diên,vì nêu lên toàn bộ ngoại diên không thuộc về ngoại diên của chủ từ. VD: “1 số sinh viên không phải là V ĐV” và “1 số hbh không phải là hv” có chủ từ không chu diên và vị từ chu diên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro