Tào Nguỵ chính sử: Trần Tư Vương đối Văn Đế tạ tội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chuyển cái này lên trên cho sát với chương Thu hải đường á. =))))

Góc lạm bàn chính sử: Trần Tư Vương khoa đầu đồ tiển chủ tạ

Nguyên văn Nguỵ lục, dẫn chú giải cho 'Tam Quốc Chí':

《魏略曰:初植未到关,自念有过,宜当谢帝。乃留其从官著关东,单将两三人微行,入见清河长公主,欲因主谢。而关吏以闻,帝使人逆之,不得见。太后以为自杀也,对帝泣。会植科头负鈇鑕刑具,徒跣诣阙下,帝及太后乃喜。及见之,帝犹严颜色,不与语,又不使冠履。植伏地泣涕,太后为不乐。诏乃听复品服。》

Nguỵ Lược viết: "Lúc đầu, Thực chưa đến kinh đô, tự cho là phạm lỗi, nên tạ tội với đế. Bởi vậy bỏ lại quan thị tòng tại Quan Đông. Một mình mang theo hai ba tuỳ tùng rời đi. Vào gặp Thanh Hà Trưởng công chúa, hi vọng nương nhờ, tạ tội với chủ thượng. Mà đế nghe quan lại báo tin, sai người nghênh đón chặn lại, không cho diện kiến. Thái hậu cho rằng Thực tự sát, đến khóc với đế. Nhìn thấy Thực tóc xoã, phụ phu chất, hình cụ, chân trần bái trước đế cung, Thái hậu và đế đều mừng. Lúc gặp, đế vẫn còn nghiêm sắc mặt, không nói gì, cũng không cho mang quan mũ, đi giày. Thực quỳ xuống đất khóc, Thái hậu sắc mặt sa sầm. Đế đành thuận theo, chiếu mệnh mặc lại triều phục."

Hồi xưa có nhầm lẫn một chút, sử liệu ghi chép sự việc này không phải 'Nguỵ thư' của Vương Thẩm. Nguỵ lục (tức là gọi chung các thư tịch ghi chép chính sử của triều Nguỵ) thì có hai bộ sử, bộ trên là 'Nguỵ Lược' của Ngư Hoạn. Được ghi chép, biên soạn vào khoảng thời kỳ Văn Đế, Minh Đế, thậm chí ra đời trước cả bộ 'Nguỵ thư' của Vương Thẩm biên soạn thời Cao Quý Hương công Tào Mao và Nguyên Đế Tào Hoán. Vì vậy thời gian ghi chép của nó gần hơn, tính chính xác cũng lên đến 99%.

Cá nhân mình rất ngạc nhiên khi biết đến phần Nguỵ Lược được dẫn trong ghi chép Tam quốc chí này. Ngoại trừ đoạn trên và hai bài thơ 'Trách cung', 'Ứng chiếu thi', gần như không còn thông tin gì. Mình cho rằng có hai lý do, thứ nhất bộ 'Nguỵ Lược' của nhà Nguỵ này đã thất lạc từ đời Đường, chỉ có thể biết đến một vài ghi chép của nó do Bùi Tùng Chi thời Nam Bắc triều dẫn vào để chú giải cho bộ 'Tam quốc chí' của Trần Thọ đời Tấn. Đến thời điểm hiện nay thì bộ sử này chỉ thu thập được vài phần ngắn ngủi. Tuy nhiên cũng có thể nguyên bản chỉ có như vậy, đơn giản vì hắn là hoàng thân, vương hầu, cũng không nên ghi chép quá chi tiết.

Thứ hai, sau khi Trần Tư Vương qua đời, Nguỵ Minh Đế Tào Duệ đã lệnh huỷ những tấu sớ hạch tội hắn dưới thời Văn Đế, như một sự tôn trọng dành cho người thúc thúc này của mình. Vì vậy, cũng không còn cơ sở để tra cứu chi tiết sự việc, Tào Thực rốt cuộc đã phạm tội gì? Ngoại trừ vụ án lớn không thể xoá bỏ là án Lâm Tri hầu năm 221, những sự việc Tào Thực bị hạch tội hay về kinh chịu thẩm tra về sau đều không có thông tin. Thông tin nhiều nhất về những sự việc này lại là... do Tào Thực tự thuật trong chính thơ của hắn và các văn tự được Tào Duệ biên soạn trong 'Trần Tư Vương tập'. Hiện tại chỉ có thể khai thác thông tin và suy đoán dựa trên ghi chép ngắn ngủi.

(Giai Vũ tiếc xỉu nhưng chắc Trần Tư Vương của toi rất hài lòng vì việc này...🙂‍↕️)

Mặc dù không rõ Tào Thực phạm tội gì, nhưng chắc hẳn khá nghiêm trọng, nếu không hắn sẽ không bất chấp phá vỡ quy củ như vậy. Như bài phân tích bên Trung đã dịch trước, thời kỳ đầu Hoàng Sơ, sau khi chịu cú sốc năm 221, có một khoảng thời gian thường bị giám sát chặt chẽ, cuộc sống khó khăn và bị hạch tội, trách phạt rất nhiều, Tào Thực dường như bị tâm lý yếu, cũng thường xuyên buồn bã chán nản và lo sợ. Vì vậy, thời điểm này có thể là hắn tiếp tục bị hạch sách và ghi lại nhiều sai phạm, cho nên khi Tào Phi triệu về kinh, hắn lo lắng và hoảng sợ là bình thường.

Tào Thực không dám một mình đến gặp Tào Phi nên bỏ trốn giữa đường. Không biết trong những ngày này hắn lang bạt như thế nào. Chỉ mang theo hai, ba tuỳ tùng, đi bộ đến kinh thành. Tại sao lại đến tìm Thanh Hà công chúa? Thực ra hắn còn có thể đến tìm muội muội An Dương công chúa và và muội phu Tuân Uẩn vốn là thân tín, nhưng Tuân Uẩn bị Tào Phi căm ghét. Hắn lại không dám nhờ vả những người có quan hệ thân thiết như Hạ Hầu Uy, Tào Thái có lẽ vì sợ liên lụy người khác? Chỉ còn phương án duy nhất là Thanh Hà công chúa.

Thanh Hà công chúa là muội muội ruột của Tào Ngang, sau khi đại ca qua đời, Đinh phu nhân bỏ về nhà mẹ thì Biện phu nhân đã nuôi dưỡng nàng, cho nên quan hệ với mấy huynh đệ Tào Thực hẳn là gần gũi. Tỷ phu Hạ Hầu Mậu đồng thời là bằng hữu thân thiết với nhị ca của hắn. Tuy nhiên Hạ Hầu phủ nằm trong hoàng thành, chắc chắn rất nhiều tai mắt. Kết quả thì đúng là hắn bị phát hiện rồi báo tin. =)))

Tào Thực không hề có ý định trốn tránh, hắn rõ ràng muốn thỉnh tội. Chỉ là không dám đi một mình. Nhưng Tào Phi nhất định không để cho hắn có cơ hội đến thỉnh tội mà sai người đến trước? Mình nghĩ, chắc Tào Phi tức giận phần lớn không phải ở những tội danh của Tào Thực, mà tức vì hắn có gan bỏ trốn và không tự giác hơn. Bởi vì sau này hắn bị hạch tội vô số lần nhưng Tào Phi đa số đều bỏ qua, xá miễn tội, cùng lắm là nói vài câu. (Việc này cũng từng bị các nhà nghiên cứu đánh giá là quá thiếu nghiêm khắc và dung túng Tào Thực đó. 🙂‍↔️)

Sau đó không ghi chép gì thêm. Chỉ chép Thái hậu cho rằng Tào Thực sợ tội tự sát nên đến khóc với Tào Phi. Như vậy rõ ràng là Thái hậu từ khi nghe tin cho đến thời điểm đó vẫn chưa gặp được Tào Thực thì mới cho rằng hắn đã tự sát chứ? Ở đây nói là 'đối đế khóc', nhưng đoán 80%, với tâm trạng kích động và với tính cách của Biện Thái hậu thì chắc chắn bả là đến chửi chứ không phải chỉ để khóc. :) Vậy khoảng thời gian Tào Thực không xuất hiện này, hắn ở đâu? Chắc chắn không phải ở phủ Thanh Hà công chúa hay ở đâu khác, vì nếu như vậy Thái hậu sẽ không nghĩ hắn tự sát. Chỉ trừ trường hợp sau khi sai người đến bắt, Tào Phi giam hắn ở chỗ nào đó. Như vậy Thanh Hà công chúa cũng không biết tin tức, đừng nói đến là Thái hậu. (Hoặc có thể bả với ông anh rể bị nhốt tạm ở phủ như trong phim QSLM luôn haha =))) Dù sao thì Tào Phi không muốn bất cứ ai nhúng tay vào chuyện này.

Việc đến tai Thái hậu có lẽ ngoài ý muốn của hắn. Cho nên hắn rốt cuộc cũng phải kéo Tào Thực ra để nói: 'Con trai tốt của người còn chưa chết đâu!'? Tào Thực 'khoa đầu phu phụ chất' quỳ trước cung của Hoàng đế. ' - khoa' còn có nghĩa xử phạt, ' - quan' là mũ (miện quan), hoặc đơn giản là vật cố định tóc, 'khoa đầu' ở đây chính là bỏ miện quan, tháo trâm, đầu trần xoã tóc. 'Phu chất' là một dụng cụ hành hình, Tào Thực phải buộc phu chất trên lưng, thứ này hắn có thể lấy ở đâu ngoài hình ngục chứ? 'Tào Thực chỉ mặc áo trong, đầu tóc xoã tung còn mang theo phu chất, hình cụ, càng biểu hiện đây là bộ dạng đã nhận đánh nhận phạt, không phải sao?' (Cái cmt bên Xiaohongshu.) Cho nên mình nghiêng về giả thuyết Tào Thực thật sự bị giam giữ lại mấy ngày.

Căn cứ vào tước vị lúc này, cùng với 'Hoàng Sơ năm ba', vậy thì có thể là năm 222. Và nó phải diễn ra vào khoảng thời gian trước thời điểm tháng ba, Văn Đế phong Tào Duệ làm Bình Nguyên vương, phong các huynh đệ từ công làm vương. Bởi vì tháng ba, một mình Tào Thực không được phong vương, hắn cũng không về kinh vào tháng ba. Mà tháng tư năm đó hắn cũng đã trở thành Quyên Thành vương rồi. Cho nên sự việc diễn ra vào khoảng tháng 1 và tháng 2, thời điểm lạnh của mùa đông, với thời tiết của thời cổ đại thì chắc chắn nhiệt độ thấp hơn bây giờ (Ví dụ như Thăng Long nước ta thời Lý, Lê Sơ từng ghi nhận có tuyết.) Như vậy Tào Thực chỉ mặc cái trung y quỳ ngoài trời, còn có thể là lúc tuyết rơi nữa à?? 🥹

Chép 'Đế và Thái hậu vui mừng', câu này ở đây thực sự rất mâu thuẫn. Thái hậu vui mừng vì biết Tào Thực không tự sát thì hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng Tào Phi, sau đó hắn vẫn còn chưa hết giận, tại sao lại vui mừng? Chắc là Ngư Hoạn đoán tâm ý bừa đi, chính là nói bệ hạ hẳn là cũng mừng vì ít nhất Tào Thực đã an toàn đến kinh thành, nhưng đương nhiên với tư cách huynh trưởng thì hắn cảm thấy còn chưa tính sổ xong. Bằng chứng là Tào Phi chỉ im lặng nhìn không nói, cũng không cho Tào Thực mặc lại y phục và đi giày.

'Đồ tiển - 徒跣' là đi chân trần, trong cụm từ này, 'đồ' nghĩa là đi hoặc trống không, còn 'tiển' là cởi bỏ giày và tất. Cụm từ này nằm trong thành ngữ '免冠徒跣 - miễn quan đồ tiển - Bỏ mũ đi chân trần.' Thời Tần Hán, quy định tội nhân phải bỏ mũ, chân trần (Hữu tội đích nhân bất chuẩn trữ lí) Hán thư - Khuông Hành truyện: 'Hành miễn quan đồ tiển đãi tội.'

Đương nhiên việc 'Thoát lí' -  cởi giày, hay đi chân trần không phải là hành động hổ thẹn, bởi vì trong các ghi chép lịch sử có ghi lại trong cuộc sống sinh hoạt, người ta thường đi chân trần trong nhà. Thời Hán cho đến Tam quốc, đại thần khi vào điện chầu phải cởi giày ở ngoài, chỉ đi tất vào trong. 'Nguỵ Thư - Tào Chân truyện': "Tứ kiếm lý thượng điện." (Cho phép mang kiếm vào giày lên điện) Tức là theo nguyên tắc, đại thần lên điện gặp vua phải bỏ kiếm, giày, riêng Tào Chân là công thần, một trong bốn phụ chính, lại có quan hệ họ hàng mật thiết nên Nguỵ Minh đế đặc cách. 'Bỉnh Nguyên truyện' chép, Bỉnh Nguyên đến yến kiến Thái Tổ (tức là Tào Tháo), Thái Tổ đã vội vàng ra đón đến mức không cả xỏ giày, như vậy khi ở trong nhà căn bản không đi giày.

Như vậy tại sao ở bài trước lại nói "khoa đầu đồ tiển" là vũ nhục? Bởi vì tính chất khác nhau. Thời cổ đại, giày được gọi là '足衣 - Túc y', được coi quan trọng như y phục. Thời Thương, Chu đã có đặt ra các quy định riêng về các loại giày, phù hợp với nghi lễ và quy chuẩn. Căn cứ vào 'Chu lễ', còn từng thiết lập chức quan chuyên lo liệu giày. Thời Nguỵ Tấn, thậm chí còn quy định nghiêm ngặt kiểu dáng và màu sắc đối với từng địa vị, giày trở thành biểu tượng của phân chia đẳng cấp, địa vị và quyền lực.

Do đó không đi giày vào điện là bình thường, nhưng phải cởi cả giày và tất ở ngoài điện - 'đồ tiển nghệ khuyết hạ', thì không bình thường. Đây chính là 'bất chuẩn quan lý' - tội nhân không xứng đi giày, đội mũ. Để Tào Thực xoã tóc, chân trần quỳ ngoài điện, không khác gì tước bỏ địa vị và danh dự. Cũng giống như hình phạt '髡刑 - khôn hình' Mộc Tịnh phải chịu sau khi phạm tội uy hiếp sứ giả. Người xưa coi trọng tóc như mạng, cho nên việc cạo toàn bộ hoặc một phần tóc là tước đoạt tôn nghiêm và danh dự. Mộc Tịnh sầu uất cho đến cuối đời. Có lẽ án lưu đày còn không gây cảm giác nghiêm trọng bằng khôn hình đối với Mộc Tịnh. Quá trình Tào Thực thỉnh tội, Ngư Hoạn còn chép lại chi tiết, chứng tỏ khi ấy ở đó cũng không phải là ít người thấy đi. Đối với một kẻ kiêu ngạo và trọng thể diện như Tào Thực thì cảm giác thật là... (Làm toi nhớ đến năm 219 Tào Tháo xuống chiếu mắng, cấm túc, không cho hắn gặp bạn bè, thái độ của hắn là... ở trong phòng uống rượu và không thèm thỉnh tội với Tào Tháo. Càng thấy Tào Phi đỉnh thật. =))

Nhưng thực ra, mình cảm thấy như vậy có chút quá đáng. ('༎ຶོρ༎ຶོ')

Đây rõ ràng là Tào Phi có phần thái quá. Bản thân Tào Thực cũng muốn tìm hắn thỉnh tội, chỉ là hắn không muốn cho cơ hội. Có thể là do trong thời gian Tào Thực biến mất thì hắn cũng lo lắng, còn bị Thái hậu gây khó dễ, giai đoạn này gần với những mâu thuẫn trong năm 221, quan hệ còn căng thẳng, sự việc này là giọt nước tràn ly. (Không phải tự nhiên hắn dám viết hẳn cái chiếu dành riêng cho bà mẹ - Cấm mẫu hậu dự chính.) Câu cuối cùng, 'Thái hậu vi bất lạc, chiếu nãi thính phục phẩm phục', rõ ràng ý tứ ở đây là vì Thái hậu không hài lòng, hắn đành thuận theo, sai người mặc lại áo, mang giày cho Tào Thực, bản thân hắn còn chưa hết tức.

Dù sao Tào Thực cũng là hoàng thân, còn khá có danh tiếng (Hiền tài khắp Kiến An, đều nguyện chết để kết giao với Lâm Tri hầu), sau việc này, mình nghĩ hắn sẽ chẳng dám ngẩng mặt nhìn người. Thời gian sau đó hắn ngồi một góc đọc đi đọc lại biểu tạ tội như tụng kinh, bị giám quốc ức hiếp vu hại chỉ biết nhịn. Cuối năm 221 đến đầu năm 222 hắn thực sự thảm quá...

Tào Phi tháng ba phong chư công làm vương cũng bỏ qua Tào Thực. Đến tháng tư, có lẽ là không đành lòng vẫn phong vương, nhưng sự thù dai của hắn còn thể hiện ở việc, hắn phong mọi người làm quận vương, chỉ phong Tào Thực làm huyện vương (tức là phạm vi quản lý chỉ trong địa cấp huyện Quyên Thành). Nhưng hắn vẫn cho Tào Thực thái ấp vào hàng gần nhiều nhất, 2500 hộ. Như vậy, hắn không chịu để 'em trai cưng' thiệt thòi xíu nào về kinh tế, có thể nói là hào phóng, nhưng vẫn muốn hạ nhục Tào Thực về mặt địa vị. (Cmn thật là thâm độc)

Sau đó thì triều Nguỵ thay đổi chính sách, quận vương đều bị giáng hết xuống địa cấp huyện, giảm phạm vi ảnh hưởng quyền lực, bao gồm cả mấy đứa con trai của Tào Phi, nên lúc này nhà nhà đều ngang nhau. (Trừ vị Bình Nguyên vương nào đó bị cha ghẻ lạnh đến mức từ đầu đến cuối vẫn yên vị làm quận vương ở kinh thành. =)))) Tào Duệ rất rộng rãi, sau này lên ngôi hắn đã phong tất cả mọi người làm quận vương lại và cho mọi người thêm rất nhiều tiền... Quả không hổ danh 'hoang phí xa hoa thành thói'. Khi đó Tào Thực trở thành Trần vương, tước vị cuối cùng của hắn.

Được rồi, chỉ vì 1 đoạn ghi chép ngắn mà toi phân tích gần 3 ngàn chữ. Trần Tư vương mà biết chắc ảnh cũng phải chửi trong lòng. =))) Chuyện muốn giấu đi không được mà đám fan không buông tha. Mọi người nghỉ lễ vui vẻ nhé.

Chuyên mục truyện tranh




Thật ra nhìn họ có vẻ căng thẳng vậy thôi chứ một thời gian sau họ cũng ấm áp với simp nhau lắm à. 🙂‍↔️

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro