thay bang cat chi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KỸ THUẬT THAY BĂNG – CẮT CHỈ VẾT THƯƠNG

1. ĐẠI CƯƠNG:

1.1. Mục đích của chăm sóc vết thay băng-cắt chỉ:

-     Nhận định, đánh giá tình trạng của vết thương

-     Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương

-     Cắt chỉ vết thương

-     Chăm sóc các vết thương nhiễm khuẩn

1.2. Phân loại, đánh giá vết thương

Các loại 

Nguyên nhân 

Mô tả 

Phân loại chung 

Vết  thương

do chủ ý 

Do kế hoạch điều trị như là

các vết rạch da ngoại khoa, do kim chọc trong điều trị hay tia xạ 

Vết thương thường do phẫu thuật vô khuẩn,

dụng cụ vô khuẩn, da được sát khuẩn. Bờ vết thương sạch, không chảy máu, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp, vết thương lành nhanh 

Vết  thương

do vô ý 

Do   chấn   thương   không

mong muốn như do tai nạn, do bị đâm, đạn bắn hay do bỏng 

Vết thương có thể bị bội nhiễm do vùng da

vết thương không sạch. Bờ vết thương chảy máu và tổn thương thường đa dạng. Nguy cơ nhiễm khuẩn thường cao và thời gian lành thường dài 

Phân loại theo sự toàn vẹn của da

Vết  thương

kín

Thường do bị một lực tác

động hoặc bị xoắn vặn như bị ngã, bị hành hung, hay bị đổ xe

Da không bị rách nhưng tổ chức phần mềm

bị tổn thương và có thể có tình trạng tổn th-

ương và chảy máu các tạng bên trong cơ thể

Vết  thương

mở

Tổn thương có thể do chủ ý

hoặc vô ý

Da bị rách. Tại chỗ có thể chảy máu, tổ chức

phần mềm bị tổn thương và nguy cơ nhiễm

trùng cao

Theo cơ chế gây thương tích

Bầm dập

Do các vật tù  gây tổn th-

ương

Vết thương kín, tổ chức phần mềm bị tổn

thương, mạch máu bị rách do đó tại chỗ thư- ờng sưng, đau. Nếu các tạng bên trong bị đụng dập thì ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng

Rạch da

Do dụng cụ sắc nhọn gây

nên

Xem phần vết thương mở do chủ ý

Chầy sước

Do tai nạn hay bị ngã mà da

bị cọ sát

Vết thương mở nhưng chỉ ở phần da, tại chỗ

thường rất đau

Xé, rách

Do tai nạn như các vết th-

ương     do  mảnh  thuỷ  tinh

hay dây thép gai gây ra...

Các tổ chức bị rách. Bờ vết thương nham

nhở không đều. Độ sâu của vết thương khác nhau. Vật gây ra vết thương thường bẩn do đó nguy cơ nhiễm trùng cao

Xuyên

thủng

Do  các  vật  sắc,  nhọn  gây

nên

Vết thương có thể do chủ ý hoặc vô ý (Xem

phần trên)

Phân loại theo khả năng hoặc mức độ nhiễm khuẩn

Vết  thương

sạch

Đó  là  các  vết  rạch  ngoại

khoa hay là các vết thương

kín

Vết thương không có vi khuẩn gây bệnh.

Vết  thương  không  liên  quan  đến  các  hệ thống hô hấp, tiêu hóa, hay hệ thống sinh dục - tiết niệu

Vết  thương

Thường do một phẫu thuật

Vết thương do phẫu thuật tại hệ thống hô

sạch   -    bội

nhiễm

chuyên biệt

hấp, tiêu hóa, hay sinh dục tiết niệu. Nguy

cơ nhiễm trùng cao

Vết  thương

ô nhiễm

Các vết thương mở do tai

nạn,   do   phẫu   thuật   hữu trùng hay do phẫu thuật bị bội  nhiễm từ  hệ  thống dạ dày- ruột

Mô bị viêm. Nguy cơ nhiễm trùng rất cao

Vết  thương

nhiễm trùng

Vết thương có các tác nhân

gây bệnh, vết thương do chấn thương để lâu không được sử lý, hay các vết rạch ngoại khoa ở vùng bị nhiễm trùng

Có biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm (xư-

ng, nóng, đỏ, đau), vết thương có thể toác rộng, trong lòng vết thương có mủ, tổ chức hoại tử, có mùi hôi.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo vết thương

1.3.1. Tuổi bệnh nhân: bệnh nhân càng già các mô càng mô đàn hồi càng kém. Việc thay băng, xử lý các mô cần nhẹ nhàng, nếu động tác thô bạo có thể làm cho vết thương chậm lành.

1.3.2. Tình trạng tuần hoàn: Rất nhiều yếu tố sinh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo vết thương. Những người mắc bệnh béo phì có tổ chức dưới da dầy (có ít mạch máu), có thể cản trở quá trình liền sẹo do khó khâu, nguy có nhiễm trùng cao, thời gian liền sẹo lâu. Tuần hoàn máu thường giảm ở những người lớn tuổi, những người mắc các bệnh mạch máu ngoại vi, tăng huyết áp hay bị bệnh tiểu đường. Oxy tổ chức thường giảm ở những người thiếu máu, hút thuốc lá.

1.3.3. Tình trạng sức khoẻ bệnh nhân: Những bệnh nhân suy dinh dưỡng, bệnh nhân dùng thuốc Steroid hay bệnh nhân sau mổ phải điều trị tia bức xạ có nguy cơ cao bị biến chứng và lâu liền vết thương. Ngoài ra nếu bệnh nhân có bệnh mãn tính hay ở trong tình trạng ức chế tinh thần cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình liền sẹo vết thương

1.3.4. Tình trạng vết thương:

- Vết thương bị nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể xâm nhập ngay khi bị thương, trong khi mổ hay sau mổ. Nhiễm trùng có thể xảy ra 2 đến 7 ngày sau mổ vì vậy trong một số trường hợp nhiễm trùng xảy ra khi bệnh nhân đã ra viện.

- Vết thương bị chảy máu: Máu có thể chảy ra ngoài qua vết thương hoặc qua dẫn lưu. Nếu máu tụ lại tại vết thương tạo ra những khoảng chết cũng như các tế bào chết, và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, vì vậy cần phải theo dõi vết thương thường xuyên, ít nhất là trong 48 giờ đầu sau mổ, để phát hiện tình trạng chảy máu. Nếu có máu tụ khi  thay băng phải lấy bỏ hết.

- Vết thương bị toác rộng liền chậm hơn

1.3.5. Kỹ thuật băng:

-    Nếu băng phủ vết thương quá nhỏ so với vết thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn

xâm nhập vào vết thương.

-    Nếu băng quá chặt sẽ làm cản sự tuần hoàn của máu tại vết thương.

-     Các biện pháp băng khác để mép vết thương áp vào nhau như dán băng, băng cuộn, băng nẹp cũng có tác dụng thúc đẩy vết thương mau lành hơn.

3.  QUY TẮC CHUNG CỦA THAY BĂNG – CẮT CHỈ VẾT THƯƠNG

3.1. Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo như được giải thích về thủ thuật sắp làm, được động viên hợp tác trong khi thay băng, đặt tư thế thuận lợi cho việc chăm sóc vết thương. Trẻ em phải có người giữ khi chăm sóc. Nếu vết thương bẩn phải có vải nilon lót ở dưới vết thương để tránh gây bẩn ra ga giường.

3.2. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men đầy đủ.

3.3. Tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn, tránh gây nhiễm trùng chéo: các dụng cụ, bông gạc dùng khi thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, tốt nhất là mỗi bệnh nhân có bộ dụng cụ, bông gạc riêng. Không dùng một bộ dụng cụ để thay băng cho nhiều người khi chưa được tiệt trùng lại. Nếu chỉ có một hộp dụng cụ, bông gạc vô trùng dùng cho nhiều bệnh nhân thì phải có một kẹp dài vô khuẩn để chuyên gắp dụng cụ.

3.4. Khi thay băng phải lần lượt tiến hành từ các bệnh nhân có vết thương sạch trước đến

các bệnh nhân có vết thương bẩn, nhiễm trùng sau. Nếu trên một bệnh nhân có nhiều vết

thương thì phải thay từ vết thương sạch đến vết thương bẩn, từ các vết thương ở đầu, mặt,

cổ, ngực đến các vết thương ở bụng, tay, chân.

3.5. Các vết thương nhiễm trùng phải được lấy mủ để nuôi cấy vi trùng và làm kháng

sinh đồ.

3.6. Buồng thay băng phải thoáng, có đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn, xa nơi nhiều người qua lại và khu vệ sinh. Nếu vết thương có mầm bệnh truyền nhiễm, khi thay băng xong phải tẩy rửa buồng ngay. Nếu thay băng tại giường bệnh thì phải đảm bảo kín đáo, không để nhiều người qua lại khi đang thay băng.

3.7. Sau khi thay băng phải ghi chép vào hồ sơ về tình trạng vết thương, phương pháp sử

lý, thời gian thay băng...

3.8. Tôn trọng quá trình sinh lý của liền sẹo vết thương

4. DỤNG CỤ, VẬT LIỆU CHÍNH DÙNG KHI THAY BĂNG - CẮT CHỈ

4.1. Dụng cụ vô khuẩn:

-    Kẹp (pince) Kocher không có mấu; Kẹp phẫu tích (có mấu và không mấu); Cốc đựng

dung dịch sát khuẩn (nếu cần)

-    Ngoài ra còn có kéo cắt chỉ. kẹp mang kim, kim chỉ, thìa nạo vết thương (curette), bơm kim tiêm, ống nghiệm ... tuỳ theo từng trường hợp.

4.2.   Bông gạc vô khuẩn:

-    Gạc nhỡ, gạc nhỏ, củ ấu

-    Ngoài ra còn có gạc lớn, bông viên, bấc, săng vải... tuỳ theo từng trường hợp.

4.3.   Dung dịch sát trùng, thuốc:

-    Cồn 70o. Chỉ dùng để sát khuẩn ngoài da, không được cho vào trong vết thương.

-    Nước ô xy già (H2O2): có tác dụng sát khuẩn nhẹ, cầm máu nhẹ, sủi bọt làm đẩy các tổ chức bẩn từ sâu ra nông. Khi thay băng dùng để sát khuẩn ngoài da hoặc cho vào trong các vết thương bẩn.

-    Dung dịch muối đẳng trương (NaCl 0,9%): dùng để lau rửa vết thương.

-    Ether: có tác dụng sát khuẩn và là dung môi hoà tan các chất hữu cơ. Dùng để lau chùi các chất dầu mỡ, băng dính, và sát khuẩn da xung quanh vết thương.

-    Betadine (Providine): là iod hữu cơ, có tác dụng sát khuẩn. Betadine loại 10% dùng

để sát khuẩn cả trong và ngoài vết thương.

-    Ngoài ra còn có các thuốc khác như mỡ kháng sinh, thuốc tê... tuỳ theo từng trường

hợp

4.4. Các dụng cụ sạch:

-    Băng cuộn, băng dính, kéo cắt băng.

-    Vải nilon để lót dưới vết thương.

-    Túi nilon hoặc xô đựng bông gạc bẩn.

-    Khay chữ nhật hoặc khay quả đậu (nếu cần)

-    Chậu đựng dung dịch sát khuẩn

-    Xe thay băng, tốt nhất là xe có 3 tầng. Tầng 1 để dụng cụ vô khuẩn, tầng 2 để dụng cụ

sạch, tầng 3 để chậu đựng dung dịch sát khuẩn

5. KỸ THUẬT CHUNG CỦA THAY BĂNG – CẮT CHỈ

5.1.Chuẩn bị bệnh nhân: xem nguyên tắc 1.

5.2. Rửa tay nội khoa.

5.3. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ: xem mục IV.

5.4.Tiến hành:

5.4.1.Tháo băng cũ (bằng tay hoặc pince, nếu bằng pince thì sau đó phải bỏ pince đó đi) nhẹ nhàng, tránh làm đau hay chảy máu. Nếu bông gạc dính chặt vào vết thương thì phải tưới dung dịch muối đẳng trương vào rồi mới bóc từ từ. Nếu băng dính máu hay dịch thì phải mang găng tay khi tháo băng

5.4.2. Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương.

5.4.3. Sát trùng tay/ hoặc thay găng

5.4.4. Lau, rửa da quanh vết thương bằng nước muối sinh lý, ether hoặc xà phòng (nếu

quá bẩn) từ trong ra ngoài rồi thấm khô.

5.4.5. Lau rửa lên vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. Nếu vết thương bị nhiễm trùng thì lấy mủ trong vết thương để cấy vi trùng sau đó lau rửa sạch lòng vết thương bằng nước ô xy già và Betadine. Cắt lọc sạch tổ chức hoại tử, mở rộng vết thương (nếu cần) để  mủ thoát được ra ngoài.

5.4.6. Sát khuẩn vết thương bằng Betadine. Cắt chỉ vết thương (Thường cắt chỉ sau khâu

5-7 ngày).

Kỹ thuật cắt chỉ: Dùng kẹp phẫu tích có răng gắp vào chỉ phía bên nút buộc, lách mũi kéo cắt chỉ ở phía dưới nút chỉ như vậy khi rút phần chỉ phía trên sẽ không bị luồn xuống dưới vết thương

5.4.7. Đắp gạc phủ kín vết thương và băng vết thương bằng băng dính hoặc băng cuộn.

Với các vết thương mở, nhiễm trùng có thể đắp vết thương bằng gạc có tẩm nước

muối hoặc Betadine, hay các loại băng chuyên dụng

5.5. Giúp bệnh nhân trở lại tư thế thoải mái.

5.6. Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ (Ngày giờ thay băng – cắt chỉ, tình trạng vết thương trước khi thay băng - cắt chỉ, cách sử lý vết thương sau mỗi khi làm thủ thuật, họ tên nguồi làm thủ thuật)

Chú ý:

-    Cần đeo găng tay khi tay phải tiếp xúc với dịch của vết thương như khi phải tiếp xúc với quần áo, bông băng … có dính máu hay dịch tiết của bệnh nhân để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường máu như bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS

-    Bông gạc bẩn phải được buộc kín (nếu có túi nilon) sau mỗi khi thay băng cho một

bệnh nhân rồi mới cho vào thùng đựng và đem đi thiêu đốt.

-    Máu mủ và các dịch bẩn phải đổ thẳng xuống cống ngầm.

-    Xe thay băng phải được lau chùi sau mỗi buổi thay băng bằng dung dịch sát khuẩn.

-     Thùng đựng bông, gạc bẩn phải được rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng

 CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦM MÁU VÀ LÀM GARO

2. CáC LOạI CHảY MáU.

2.1. Chảy máu động mạch:

Máu động mạch (trừ máu động mạch phổi) có màu đỏ tươi. Khi bị đứt động mạch, máu chảy ra thành tia và phun mạnh lên khi mạch đập. nhiều máu

2.2. Chảy máu tĩnh mạch:

Máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm (trừ máu tĩnh mạch phổi). Khi bị đứt tĩnh mạch máu chỉ đùn ra hoặc phun ra từ từ. TM lớn chảy máu ồ ạt. nhanh tạo cục đông

2.3. Chảy máu mao mạch:

ít, đỏ sẫm, tự cầm sau vài phút

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro