Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Gió đầu đông còn vương theo hơi lạnh thổi vào trong căn phòng tâm tối cũ nát. Lý Lâm ngồi nép mình vào một góc tránh đi cái lạnh mà bộ quần áo rách nát không thể thể che chắn. Mà thật ra cũng không lạnh lắm. Cái lạnh của gió làm sao bằng cái lạnh lòng người.

Sáng nay khi bị đám người của sòng bạc hùng hổ đưa đi Lý Lâm đã không còn trong mong gì nữa rồi.

Nếu không phải vì mộ phần của cha nương còn ở, Lý Lâm sao phải chịu cái khổ này. Trước đây mỗi ngày y đều phải nghe những lời mắng chửi thậm tệ. Nào là đồ vô tích sự, đồ sao chổi. Gia gia, thúc thúc thì nói nếu y không nghe lời họ sẽ đem bài vị của nương y quăng xuống sông. Lý Lâm có khổ mà không thể nói.

Lý Lâm là một tiểu ca nhi, trong cái xã hội này là loại người thấp kém nhất, thấp đến nỗi luật lệ dành cho ca nhi cũng khắt khe vô cùng. Thân là ca nhi, so với nữ nhi đều có thế lấy chồng sinh con, lại vì đường sinh dục kém xa nữ nhi mà địa vị cũng kém hơn rất nhiều. Nhà bình thường sẽ không ai muốn cưới một ca nhi về làm vợ có chăng ca nhi thường sẽ được gả cho người ta làm thiếp hoặc là vợ kế cho những gia đình đông con. Không những thế luật pháp còn có quy định ca nhi đến tuổi trưởng thành nếu quá hai mươi hai tuổi mà vẫn chưa thể gả đi thi thì sẽ bị quan phủ bắt buộc xuất giá, gả đến những nơi xa xôi nghèo khó cho những hán tử không lấy nổi vợ. Vì vậy khi Lý Lâm ra đời liền không được người trong nhà coi trọng, nhất là gia gia của y. Cha nương y dù có thương yêu y cách mấy cũng chỉ biết an ủi mỗi lần y bị đường đệ ức hiếp mà không dám phản kháng lại gia gia. Nương y mỗi lần như vậy đều sẽ mang y vào phòng dỗ dành thật lâu.

Cha y tên là Lý Phương thôn dân của Lý gia thôn cư ngụ tại chân núi Hoa Linh trấn Hoài Sơn huyện Gia Lâm, Lâm Châu. Là người hiền lành chất phát lại hiếu thảo trung hậu, bản thân ông có một thân sức lực, khỏe mạnh soái khí. Các thôn dân thường trêu chọc, nói ông không giống người nhà nông, đáng lý nên đi làm tướng quân hoặc ít nhất cũng là bổ khoái. Nương của y tên Liễu Như Yên là người chạy nạn từ nơi khác đến. Nàng dịu dàng đằm thắm, xinh đẹp thoát tục. Lại có một thân y thuật nàng nghiễm nhiên trở thành đại phu trị bệnh cho người dân mười dặm tám thôn xung quanh, tiếc là nàng không có thân thích, thân cô thế cô dù có giỏi giang cũng chỉ là nữ nhi không được người coi trọng.

Các thôn dân thấy hai người xứng đôi vừa lứa liền làm mai mối. Ban đầu Lý lão hán không đồng ý, ông ta chê nàng không có xuất thân. Sau lại được người khuyên nhủ nói nàng tuy không có thân nhân nhưng có một thân y thuật, mai sau về làm dâu không có nhà mẹ đẻ làm chỗ dựa, tiền kiếm được không phải vào tay nhà các người hay sao? Đến lúc đó các ngươi muốn gì mà không được.

Lý lão hán bị lời nói kia đả động trong lòng không khỏi tính toán một hồi rốt cuộc cũng đồng ý để hai người thành thân.
Trong thôn, nhà Lý lão hán cũng được xem là khá giả nhất nhì vì ông ta có một đứa con trai tài giỏi chịu khó làm ăn, nay lại có thêm một nàng dâu đảm đang, cửa nhà càng ngày càng càng hưng thịnh. Điều duy nhất lão không hài lòng chính là đứa con dâu này chỉ sinh được một tiểu ca nhi so với con dâu nhỏ ham ăn lười làm nhưng bụng không thua kém thì vẫn không bằng.

Liễu Như Yên cũng rất khổ tâm. Từ lúc sinh Lý Lâm vì là tiểu ca nhi đứa trẻ không được cha chồng coi trọng, nàng từ sớm đã phải làm việc nhà nên sức khỏe yếu khó mang thai hơn. Lý Phương thì cảm thấy không sao? Nhưng cha chồng, em chồng rồi em dâu suốt ngày cạnh khóe, nàng cũng chỉ có thể nhẫn nhịn. Là bụng nàng không bằng người ta, có thể trách ai được.

Lý Phương cảm thấy cha nương bất công nhiều lần có ý định phân gia, xong ông lại là một người con hiếu thuận, làm sao nỡ bỏ cha nương không phụng dưỡng, Liễu Như Yên cũng là người biết nhẫn nhịn, không muốn vì mình mà phu quân phải mang tiếng là bất hiếu. Ở cái triều đại phong kiến hữu lậu này, tội bất hiếu chính là tội lớn, tuy triều đình không có bất cứ luật lệ nào nhưng tông tộc lại rất khắc khe, có không ít người phải chịu bị chữ hiếu đè nặng mà không dám phản kháng. Cứ vậy cho đến mười năm sau Liễu Như Yên mới lại lần nữa mang thai, nàng đoán đứa bé này sẽ là một tiểu hán tử. Lý Phương và nàng đều hân hoan chờ đón đứa nhỏ này. Lý Lâm cũng vì sắp có thêm đệ đệ, mà vui vẻ vô cùng mỗi ngày y đều dành thời gian nói chuyện với đệ đệ ở trong bụng của nương. Lý gia vì nàng có hỉ cũng không còn gây khó dễ cho nàng như trước nữa.

Đáng tiếc, cha nương Lý Lâm mệnh mỏng, mùa thu năm ấy cha y trong lúc lên trấn làm việc trở về không may gặp phải núi lỡ đợi đến lúc được người phát hiện thì đã đoạn khí. Nương y lúc ấy đang mang thai sắp đến ngày sinh nghe tin phu quân ly thế, xúc động quá độ cũng đi theo cha, còn là một xác hai mạng.

Lý Lâm từ đó ở Lý gia không còn cha nương che chở mỗi ngày không bị đánh thì cũng bị mắng, bị nói là sao chổi, khắc cha khắc mẹ. Nếu không phải nãi nãi y là người nhân hậu thường ngày che chở thì Lý Lâm khó mà sống yên được với người trong nhà. Nói ra cũng thật nực cười. Lý Lâm khi ấy đã mười tuổi, mất đi cha nương đã đáng thương lắm rồi vậy mà còn bị gán cho cái danh khắc chết cha nương, thẩm thẩm của y không biết nghe ai nói bảo y là thiên sát cô tinh sớm muộn gì cũng khắc chết cả nhà.

Nếu không phải vì kiếm tiền lo cho người một nhà này cha y cần gì phải ra ngoài làm việc để rồi phải chết thảm như vậy? Lý Lâm còn nhớ rất rõ đoạn thời gian đó trời liên tục mưa to mấy ngày, vừa ngưng mưa không bao lâu nhị thúc của y liền nói mấy ngày rồi trong nhà không có lấy một miếng thịt, hắn thì không sao nhưng cha nương đã lớn tuổi làm sao chịu nổi. Lý Phương nghe thấy liền không màng nguy hiểm lên trấn làm việc lúc về còn không quên mua thịt. Khi người dân phát hiện cha y bị đất đá vùi lấp trên tay còn cầm theo một miếng thịt to. Rốt cuộc là ai khắc ai không cần nói cũng biết.

Nguyên nhân chủ yếu Lý Lâm bị người trong nhà mắng chửi là bởi vì cha nương y lúc con còn sống là trụ cột của gia đình.

Dưới cha y còn có một đệ đệ tên Lý Bình và một muội muội tên Lý Xảo.

Lý Xảo được nuông chiều từ nhỏ tình tình tùy hứng chua ngoa, lúc còn ở nhà chẳng khác gì tiểu thư đài các, mười ngón tay không dính nước mùa xuân. Đến tuổi cặp kê lại nhìn trúng một nam nhân vừa nghèo vừa lười. Sau khi thành thân cứ dăm bữa nửa tháng lại về nhà mẹ vơ vét. Cha y thương hoàn cảnh nàng khó khăn trợ giúp nàng không ít. Từ ngày cha nương y qua đời trong nhà cũng không dư dả để trợ giúp nữa. Lý Xảo mỗi lần về nhà nhìn ai cũng đều trừng liếc nhất là với Lý Lâm.

Nhị thúc của Lý Lâm còn tệ hơn. Ham ăn lười làm, lại thích chiếm tiện nghi. Hắn ta và thê tử suốt ngày chẳng làm gì thì thôi lại còn hay soi mói bắt bẻ, nào là thức ăn không ngon nào là không có nổi miếng thịt, lại không chịu nhìn xem mình là cái dạng gì.

Lý Vương thị ỷ vào việc mình sinh được cháu đích tôn cho Lý gia suốt ngày cạnh khóe, bắt nạt chị dâu, thường xuyên trốn việc. Nương y là người hiền dịu không so đo với ả. Ả càng được nước lấn tới.

Sau khi, cha nương của Lý Lâm qua đời, việc nhà việc cửa không còn ai làm thay, tiền bạc trong nhà cũng không ai kiếm, hai người này ngày ngày đem Lý Lâm ra trút giận. Lý Vương thị còn đem tất cả việc nhà giao hết cho y, đã thế suốt ngày còn mắng ra rả không dứt miệng.

Tiền bạc trong nhà trước kia đều do cha nương Lý Lâm làm ra, kể cả chuyện đồng áng cũng do cha nương y làm. Nay cha nương y qua đời, Lý Bình và Lý Vương thị đến ruộng nương cũng vứt cho Lý Lâm nói gì đến việc kiếm tiền. Số bạc tích góp được cũng vơi dần, trong nhà trở nên khánh kiệt.

Lý Lâm mỗi ngày phải thức dậy từ tờ mờ sáng, làm hết mọi việc trong nhà từ giặt giũ đến nấu ăn, rồi ra ruộng làm việc, lên núi đốn củi không việc gì là không tới tay y. Tổ mẫu Lý Lâm sức khỏe yếu nhược cũng không thể giúp y được bao nhiêu. Lý Lâm ở Lý gia làm việc nhiều hơn trâu, ăn ít hơn mèo thế mà có khi về đến nhà chỉ còn bát cháo loãng. Cực khổ là thế vẫn bị mắng là đồ sao chổi, thứ lỗ vốn nuôi y chỉ tổ tốn cơm.

Lý lão hán Lý Thành là người cổ hủ. Trong nhà tất cả đều do ông làm chủ. Ông không thích tiểu ca nhi. Lý Bình lại ở bên cạnh quạt gió thổi lửa cuộc sống của Lý Lâm trong nhà hết sức khó khăn.

Lý Lâm tuổi nhỏ đã mất đi cha mẹ, đau đớn còn chưa qua còn phải chịu cảnh bị người bắt nạt. Tiểu ca nhi như y càng ngày càng ngày trở nên ít nói, ngày ngày lầm lũi làm việc.

Chỗ y ngủ là phòng cũ của cha nương y. Nếu không phải Lý Vương thị chê căn phòng đó từng có người chết xui xẻo các thứ thì cũng không tới lượt y ở. Quần áo thì mặc lại của đường đệ Lý Tân. Lý Lâm lớn hơn Lý Tân ba tháng lại thấp hơn Lý Tân nữa cái đầu. Tiểu ca nhi vốn đã nhỏ bé hơn tiểu hán tử nên Lý Lâm toàn phải lượm lại đồ Lý Tân bỏ đi để mặc.

Tên nhóc kia mỗi lần nhìn thấy Lý Lâm đều học theo cha nương hắn ức hiếp y, mắng y những từ hết sức khó nghe. Lý Tân còn có một muội muội nhỏ hơn hắn một tuổi tên Lý Hoa Nàng không giống ca ca ức hiếp Lý Lâm cũng sẽ không tới gần y.

Người Lý gia thôn ai cũng biết tình cảnh của Lý Lâm, cũng chỉ biết cảm thán một câu rằng y số khổ. Người trong ngoài thôn lân cận trước đây cho dù bệnh nặng hay nhẹ đều sẽ đến chỗ nương y bắt mạch hốt thuốc. Đều là người kiếm ăn nhờ ruộng nương đôi khi Liễu Như Yên sẽ tặng họ ít thuốc, hoặc tính rẻ hơn những đại phu khác. Thôn dân trong lòng đều cảm kích nàng.

Nay đứa con duy nhất của nàng phải chịu cảnh mồ côi, lại bị người thân đối xử tệ bạc. Thôn dân dù có lòng cũng không thể xen vào việc nhà của y, chỉ có thể thở dài trong lòng.
Có vài thôn dân, nhân lúc Lý Lâm lên núi đốn củi, hoặc ra đồng làm việc mang cho y cái trứng, củ khoai. Người dân ở đây cũng không dư giả gì, ăn bữa nay lo bữa mai cũng không giúp gì cho y nhiều được.

Lý Lâm đối với những người quan tâm đến mình cảm kích không thôi. Ít ra so với những kẻ gọi là người thân kia thì tốt hơn nhiều.

Lý Lâm bốn tuổi đã được nương dạy cho đọc sách viết chữ, sau còn dạy y phân biệt thảo dược, bắt mạch kê đơn. Lý Lâm tư chất thông minh không những nhớ kỷ, mà những bệnh thông thường mà thôn dân hay mắc phải y đều có thể chữa.
Lý Lâm dựa vào những gì nương y từng dạy ngày thường còn có thể lên núi hái thuốc để bán. Người trong thôn cảm mạo phong hàn cũng đến tìm y. Nhờ kiếm được tiền mà cuộc sống của y ở Lý gia mới tốt hơn được một chút.

Trong một lần lên núi, Lý Lâm nhìn thấy lão tú tài trong thôn bị thương ở chân nên giúp đỡ đưa ông về nhà. Trong nhà lão tú tài có rất nhiều sách Lý Lâm rất thích đọc sách nhìn thấy nhiều sách như vậy đều không dời mắt đi được.
Biết được Lý Lâm không những biết chữ còn thích đọc sách, lão tú tài nói y lúc nào rảnh cứ đến, ông sẽ cho Lý Lâm mượn sách để đọc không hiểu có thể hỏi ông.

Lý Lâm vui mừng vô cùng. Tất cả sách trước kia của nương đều bị Lý Bình mang đi bán hết. Lý Lâm chỉ giấu được có vài quyển y thư. Mỗi ngày đều lén lấy ra xem, đến nay đều đã thuộc nằm lòng.

Lý Lâm theo lão tú tài học được vài năm. Ông thường hay cảm thán rằng.
Đáng tiếc Lý Lâm không phải là hán tử. Nếu không với tài trí của y không nói đến tam giáp, cử nhân, tiến sĩ đều dư sức thi đỗ. Luật pháp Đại Tương đối với nữ tử, ca nhi khá khắc khe họ không được phép đến trường đi học, nhà nào giàu có một chút thì mướn thầy về dạy nhưng cũng không học được bao nhiêu nói gì đến chuyện thi cử. Ông dù thưởng thức Lý Lâm cũng đành tiếc nuối trong lòng.

Thời gian trôi qua, Lý Lâm cũng đã mười sáu tuổi. Lão tú tài đã theo con trai lên kinh. Lý Lâm cũng đến tuổi thành thân, Lý gia lại chậm chạp định hôn sự cho y.

Thứ nhất là Lâm có thể kiếm tiền, thứ hai là vì tiểu ca nhi rất khó định hôn sự sính lễ cũng bèo bọt.

Lý Bình trước kia có ý định bán Lý Lâm cho nhà giàu trên trấn làm thông phòng nhưng lại nghĩ tiền kiếm được cũng không tới tay gã, thà để y ở nhà còn có người làm việc. Mỗi tháng tiền bán thảo dược của Lý Lâm cũng được vài trăm văn, để y ở nhà không sợ không có cơm ăn. Đợi Lý Lâm đến tuổi sẽ bị quan phủ gả đi không cần nhà hắn nhọc lòng.

Đám người của sòng bạc nhốt Lý Lâm vào một nhà kho tối tăm, nhiều chỗ bị lọt gió làm cho cả người của y run lên cầm cặp, bên ngoài còn có người canh giữ. Y trong lòng cười khổ cảm khái số phận của mình không biết rồi sẽ đi về đâu. Giờ phút này Lý Lâm cảm giác tâm mình lạnh buốt, còn hơn cả cái lạnh bên ngoài.

Y từng được mẫu thân kể cho nghe một cố sự. Có nàng con gái thay cha nương trả nợ bị bán vào thanh lâu, sống đời tủi nhục. Mà thanh lâu không chỉ dung nạp nữ tử, tiểu ca nhi cũng bị bán vào đó làm tiểu quan rất nhiều.

Nếu không phải bị bán vào thanh lâu Lý Lâm cũng không biết mình làm sao có thể đáng giá với số tiền mà Lý Bình đã nợ kia.

Vốn dĩ y sẽ có một tương lai tốt đẹp còn chuẩn bị chờ đón đệ đệ, muội muội chào đời. Cũng là tạo hóa trêu ngươi.

Trong đầu Lý Lâm xoay chuyển, nếu y thật sự bị bán đến thanh lâu phải làm sao để thoát thân. Y không muốn bị người chà đạp. Càng không thể bỏ trốn nếu không bọn người này nhất định sẽ quay trở lại Lý gia thôn làm khó. Y chỉ lo lắng mộ phần và bài vị của nương y mà thôi. Khi nàng còn sống vì loạn lạc mà mất hết thân nhân phải lưu lạc đến Lý gia thôn, Lý Lâm không thể để nàng mất rồi mà phải làm cô hồn dã quỷ không người hương khói được.

Còn đang nghĩ ngợi về tương lai mờ mịt phía trước của mình Lý Lâm nghe bên ngoài có tiếng bước chân đang đến gần. Cửa phòng bị người đẩy ra, ánh sáng chói mắt làm Lý Lâm nhất thời không nhìn rõ được. Đợi y thích ứng với ánh sáng liền thấy tên cầm đầu sòng bạc lúc trước dẫn theo vài người đi vào. Người tới là một nam nhân tuổi ngoại bốn mươi thân hình béo tốt ánh mắt xoay chuyển như có điều suy nghĩ, thoạt nhìn cũng không giống người xấu.

Người nọ nhìn Lý Lâm từ trên xuống dưới lại nghe tên cầm đầu sòng bạc gọi Hổ tử ba hoa một hồi. Lúc sau, người nọ gật đầu, có vẻ chấp nhận lời của Hổ tử. Từ trong ngực lấy ra một túi vải có vẻ là bạc giao cho Hổ tử, lại ra hiệu cho hai tùy tùng phía sau đưa Lý Lâm theo.

Tên Hổ tử kia còn vỗ vai Lý Lâm bảo y may mắn. Nếu không phải đột nhiên có vị đại gia này muốn mua người y quả thật sẽ bị đưa đến thanh lâu trong huyện làm tiểu quan.

Lý Lâm cũng không lấy làm vui mừng. Ai biết người này mua y với mục đích gì?

Trong vòng một buổi sáng ngắn ngủi tiểu ca nhi đã qua tay hai người chẳng khác gì một món hàng không hơn không kém.

Lần này, Lý Lâm bị đưa lên một chiếc xe ngựa. Dọc đường đi không ai nói một lời. Lý Lâm bị dằn vặt cả nữa ngày cộng thêm hoang mang lo lắng, thân tâm đều mệt mỏi, y lại không dám ngủ, trong đầu nhớ tới nguyên nhân mà y phải lưu lạc đến hoàn cảnh này.

Vào một ngày nọ cách đây không lâu, Lý Lâm lên núi đến chiều muộn vẫn chưa về nhà. Lý lão thái lo lắng không thôi. Gọi người trong nhà đi tìm mà không ai thèm để ý, còn nói Lý Lâm là cố ý trốn việc muốn bỏ đói y. Cuối cùng bà phải chạy đến nhà Lý Chính xin giúp đỡ.

Lý Chính nghe Lý Lâm lên núi cả ngày mà vẫn chưa về, liền gọi người trong thôn cùng nhau lên núi tìm kiếm. Đoàn người vừa đến chân núi thì bắt gặp Lý Lâm một thân bùn đất trở về. Lý Chính nhìn ra trên tay y vậy mà là một cây nấm Linh Chi. Dù lấy làm kinh ngạc nhưng Lý Chính cũng không lập tức hỏi Lý Lâm về nguồn gốc cây nấm này.

Lý Lâm thấy người trong thôn đi tìm mình liền lên tiếng cảm tạ. Nói bản thân khi đi hái thuốc bị lạc đường. Lý Chính để thôn dân giải tán đích thân đưa Lý Lâm trở về.

Được Lý Chính xác nhận thứ Lý Lâm trong lúc vô tình hái được là nấm Linh Chi quý giá, giá trị lên đến vài trăm lượng. Lý lão hán lúc này mới không tức giận. Lý Lâm nhờ vậy mà thoát được một kiếp.

Tiễn Lý Chính ra về, Lý Lâm còn được phép nấu một bát mỳ còn có cả trứng gà, được nghỉ ngơi không cần làm việc.

Cả nhà Lý gia đều tập trung vào cây nấm dát vàng kia. Phu thê Lý Bình trong mắt đều là vẻ tham lam. Tưởng tượng đến lúc trong nhà đột nhiên có mấy trăm lượng, mỗi ngày đều có thịt để ăn, có quần áo mới để mặc, cảm giác mới sung sướng làm sao.

Vừa sáng ra, Lý lão hán cùng Lý Bình liền không chờ kịp mà đem cây Linh Chi lên trấn đến dược đường để bán.

Linh chi Lý Lâm hái được là Linh Chi trăm năm, là thứ tốt hiếm có, tiệm thuốc trên trấn ra giá sáu trăm năm mươi lượng để mua nó. Có tiền hai cha con Lý lão hán mua không ít thứ còn có cả một tảng thịt to, và nhiều vật dụng khác nữa, tốn hơn năm lượng bạc. Lý Lâm cũng được ăn một bữa no. Đây là bữa cơm ngon nhất kể từ ngày cha của Lý Lâm qua đời. Đương nhiên cơm là do y nấu, nãi nãi y sức khỏe yếu, không thể làm việc nặng nhọc, Lý Vương thị thì khỏi nói ngoài biết ăn ra chẳng biết làm gì, chỉ có Lý Mai đôi khi sẽ phụ Lý Lâm nhặt rau linh tinh mà thôi.

Còn lại hơn sáu trăm lượng Lý lão hán muốn dùng số tiền đó mua thêm ruộng đất, sữa lại căn nhà. Nhà này là sau khi cha nương Lý Lâm thành thân đã xây nên, nay cũng đã có nhiều chỗ mục nát, trong nhà từ khi Lý Phương qua đời còn thiếu điều không lo nổi bữa cơm thịt cá chứ nói gì đến sửa nhà.

Lý Bình trong lòng lại ngứa ngáy, tiền này vốn nên là của hắn mới đúng. Lòng tham nổi lên,Lý Bình trong đầu xoay chuyển tính toán. Muốn lừa Lý lão hán đưa tiền cho hắn, ít nhất cũng một nữa.

Cũng không biết hắn dùng cách gì lại lừa được lão cha đưa cho hắn hơn trăm lượng bạc, còn hoãn lại chuyện mua đất sửa nhà. Hắn nói đã đi hỏi trong thôn tạm thời chưa có ai bán ruộng, lại nói năm nay Lý lão hán không hợp tuổi xây nhà. Hắn lừa Lý lão hán rằng trên trấn có một người bạn đang muốn mở tửu lâu hắn năn nỉ mãi mới được hùng vốn, Lý lão hán thấy hắn cuối cùng cũng biết lo làm ăn nên mới đồng ý đưa tiền cho hắn. Kết quả chẳng có làm ăn gì cả Lý Bình thực chất là một tên đam mê cờ bạc có bao nhiêu tiền cũng ném hết vào sòng bài. Thua hết trăm lượng kia hắn còn về nhà trộm thêm. Đến lúc bị người của sòng bạc lôi về nhà cả nhà Lý lão hán mới vỡ lẽ.

Người của sòng bạc nói Lý Bình nợ sòng bạc tất cả hai trăm lượng bạc chẵn.

Lý lão hán giận thì có giận cũng không thể để đứa con trai còn lại này có chuyện ông ta còn cần người dưỡng lão đâu.

Tiền bán linh chi cả thảy hơn sáu trăm lượng đưa cho Lý Bình một trăm lượng, giờ phải trả cho sòng bạc hai trăm lượng nữa thì vẫn còn hơn ba trăm lượng. Số tiền này cũng đủ để Lý gia ông sống dư giả nữa đời sau.

Lý lão hán nào biết, trong lúc ông không để ý tiền kia đã bị Lý Bình trộm đi gần hết chỉ còn lại không quá một trăm lượng bạc.

Lý lão hán lúc này mới tá hỏa, hận không thể giết chết tên nghịch tử này.

Tưởng đâu có số tiền này Lý gia họ sẽ có một cuộc sống dư dả thoải mái hơn. Nào ngờ, giờ có đưa hết tiền cũng không đủ để trả cho bọn chúng. Cho dù Lý gia bán hết nhà cửa ruộng đất cũng không trả nổi. Người bên sòng bạc không mấy kiên nhẫn lấy hết số bạc còn lại của Lý gia, lại cho Lý Bình một ngày để thu xếp số tiền còn lại không thì sẽ chặt tay của hắn, thậm chí là chém chết hắn.

Lý lão hán tức giận đến thiếu chút nữa là trúng gió. Không biết ông ta đã tạo nghiệp gì. Đứa con lớn có tiền đồ lại hiếu thuận thì mất sớm. Còn một đứa thì lại chẳng làm được tích sự gì còn hại cả nhà điêu đứng.
Sao mày không chết quách đi. Lý lão hán thở phì phò mắng.

Tức phụ của hắn thì vừa khóc vừa mắng hắn làm khổ vợ con. Cuộc sống sung sướng trong mơ của nàng ta đã tan thành mây khói đều tại cái tên chết bầm này mà ra.

Nhất thời cả nhà loạn thành một đoàn.

Lý Bình cũng không dám bỏ trốn, nếu để người của sòng bạc bắt được hắn sẽ cầm chắc cái chết.

Chạy vạy khắp nơi từ thân thích đến thôn dân cũng chỉ được hơn bốn mươi lượng vẫn còn thiếu rất nhiều a. Cũng không trách được, thôn dân quanh năm cấm mặt với ruộng vườn may mắn lắm mới đủ ăn đủ mặc lấy đâu ra số tiền lớn mà cho nhà họ mượn.

Vốn mấy ngày trước còn đỏ mắt khi thấy nhà họ phát tài nhờ cây Linh Chi kia nay lại xảy ra chuyện lớn như vậy, mọi người chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Ngày hôm sau trong nổi lo sợ của Lý gia đám người của sòng bạc lại đến. Lý Bình vừa trong thấy tên cầm đầu đầu đã vội vã khóc lóc cầu xin. Lý gia vay mượn khắp nơi chỉ được hơn bốn mươi lượng vẫn còn thiếu rất nhiều.

Tên cầm đầu thấy hắn run cầm cập, hất cằm khinh thường. Lấy mạng của ngươi thì có ít gì. Nghe nói nhà ngươi có đứa con gái mười lăm tuổi đi. Đem nàng ra gán nợ. Gia sẽ tha cho ngươi một mạng. Từ nay về sau đừng để gia thấy ngươi ở sòng bạc của ta. Nếu không gặp một lần đánh một lần.

Lý Mai nghe xong sợ hãi tột độ ôm nương của mình òa khóc van xin. Lý Vương thị làm sao sẽ để nàng bị người ta mang đi như vậy a. Tuy nàng là con gái nhưng cũng là máu thịt mà ả rứt ruột sinh ra, ai biết đám người đầu trâu mặt ngựa này sẽ đưa nàng đi đâu, chắc chắn sẽ không phải là nơi tốt đẹp gì, ả không thể để con mình rơi vào hố lửa được.

Ả ta vừa đánh vừa chửi vừa gào thét vào Lý Bình bảo hắn đi chết đi.

Lý Bình trong cơn hoảng loạn chợt trong thấy Lý Lâm đang đứng một bên. Hắn ta linh quang chợt lóe nói với tên cầm đầu.

Đại ca, nhi nữ nhà ta còn nhỏ. Nếu không các ngươi bắt thằng nhóc kia đi. Nó là cháu trai của ta, là một tiểu ca nhi. Nó, bắt nó thay thế đi. Tiểu ca nhi cũng giống như tiểu cô nương không phải sao?

Lý Vương thị cũng phụ họa. Phải, phải bắt nó là được, không được động vào nữ nhi của ta.

Lý nãi nãi nghe vậy vội đem Lý Lâm giấu ra sau lưng, bà làm sao lại để cháu mình bị người bắt đi được chứ? Lý Lâm là huyết mạch duy nhất của lão đại nhà bà. Đứa nhỏ không có cha nương đã khổ biết bao, chuyện người nào làm người đó chịu, sao lại bắt đứa nhỏ chịu thay cho được.
Loạn đến nổi tên cầm đầu thấy thật phiền phức.

Gã không kiên nhẫn quát. Tất cả câm miệng cho ta.

Mới đầu hắn nghe Lý Bình muốn đem một tiểu ca nhi gán nợ cảm thấy không vui. Tiểu ca nhi thì đáng giá bao nhiêu. Nếu không phải bên trên cần người thì ngay cả Lý Mai kia cũng chỉ đáng vài lượng bạc. Đến khi nhìn thấy gương mặt xinh đẹp kia của Lý Lâm hắn liền động tâm. Lý Lâm mặc dù gầy gò lại ăn mặc rách rưới, mặt mày lem luốc. Đường nét ngũ quan lại cực kỳ bắt mắt, không làm sao che giấu được. So với cô nương được xem là hoa khôi của kỹ viện trong huyện còn xinh đẹp hơn. Đem ra so sánh giữa Lý Lâm và Lý Mai có vẻ tiểu ca nhi này tốt hơn nhiều a.

Với diện mạo của Lý Lâm không lo sẽ bị lỗ vốn. Để tránh mất miếng mồi ngon hắn liền hung ác dọa nạt.
Ta không cần biết, các ngươi một là đưa người đi theo ta. Hai là ta chém chết hắn.

Cuối cùng vẫn là Lý lão hán quyết định để người của sòng bạc đưa Lý Lâm đi.

Lý Lâm không thể tin được khiếp sợ nhìn ông ta.

Lý lão thái trừng to mắt nhìn lão già nhà mình, bà nức nở nói. Sao ông có thể tàn nhẫn như vậy. Lâm nhi là nhi tử duy nhất của lão đại kia mà. Ông nỡ lòng nào đối xử với nó như vậy? Nếu lão đại trên trời biết được sẽ đau lòng như thế nào chứ?

Mặc cho bà khóc lóc van xin, Lý lão hán cũng không mảy may thương xót. Ông ta lạnh lùng nhìn Lý Lâm nói. Dù sao cũng chỉ là một tiểu ca nhi giữ lại thì có ít gì. Còn nói nếu Lý Lâm không đi sẽ đào mộ của nương y vứt xuống sông, cũng đem tên nàng gạch ra khỏi gia phả để nàng thành cô hồn dã quỷ, không nơi nương tựa.

Lý Lâm thật không ngờ người mà y gọi là gia gia hơn mười năm qua lại là người máu lạnh vô tình như vậy.
Y hận Lý Bình một thì hận ông ta mười.

Lý nãi nãi ôm Lý Lâm khóc không thành tiếng.

Lý chính và thôn dân nghe nói có người đến nhà Lý Thành bắt người liền nhanh chóng chạy đến vẫn là không giúp được gì. Mọi người ai cũng không dễ dàng làm sao mà giúp được.

Lại nói thiếu nợ thì phải trả tiền là chuyện thiên kinh địa nghĩa. Không trả được tiền thì dùng người gán nợ cũng không phải lần đầu tiên.

Lý chính nhìn người một nhà kia lắc đầu ngao ngán. Ông đã từng thưởng thức Lý Phương, từng kính trọng Liễu Như Yên vì những gì phu thê họ đã làm cho thôn. Nay nhìn nhi tử của hai người vì đám người cực phẩm kia làm hại thân là lý chính cũng là tộc trưởng của Lý thị ông hổ thẹn trong lòng. Điều ông có thể làm là hứa với Lý Lâm sẽ thay y chăm lo hương khói và mộ phần của cha nương y.

Lý Lâm cảm kích cuối đầu cùng Lý chính. Lý nãi nãi khóc hết nước mắt, cũng đành bất lực nhìn cháu trai bị người mang đi.

Đám người của sòng bạc nào có kiên nhẫn mà xem mấy người diễn trò tình thân. Sau khi bắt Lý Lâm ký khế ước bán thân, liền thô lỗ lôi Lý Lâm nhanh chóng rời khỏi.

Lý Lâm một đường bị đưa đi, cũng không rơi một giọt nước mắt nào, y đã quá thất vọng với gia đình này rồi, thất vọng đến nỗi không còn nước mắt để khóc.

Đám người của sòng bạc nhìn Lý Lâm có chút thương hại. Làm nghề như bọn chúng gặp qua không ít hoàn cảnh giống như Lý Lâm, có trách thì trách y số mệnh không tốt gặp phải gia đình chẳng ra gì.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro