Phần Không Tên 666

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhưng người bố giàu thì biết! Người biết rằng trường học không dạy nhiều, nếu không nói là không dạy gì cả về tiền bạc. Người biết rằng thiếu phương pháp để thành công trong tài chính khiến cho nhiều người phải hùng hục làm việc, đeo bám vào sự an toàn và ổn định của công việc, và không bao giờ tiên liệu được về tài chính. Khi tôi kể cho Người nghe chuyện những đồn điền của bố ruột tôi sử dụng trường học để bảo đảm cho sự ổn định nguồn nhân công, thì giọng chùng xuống, Người nói: "Không có nhiều thay dổi." Người biết rằng người ta bám lấy việc làm và cặm cụi làm việc đơn giản chỉ vì họ cần phải làm thế. Người biết mình luôn có một nguồn nhân công ổn đinh. Người rất quan tâm đến việc trợ cấp tài chính cho những người làm việc cho mình. Người ái ngại khi thấy công nhân của mình làm việc vất vả, chỉ để về nhà và lún sâu hơn vào nợ nần. Khi nói "Con không làm giàu ở sở làm, mà con làm giàu ở nhà. Chính vì thế mà con phải làm bài tập ở nhà", Người cũng biết rằng, hầu hết công nhân của mình đều không được giáo dục cơ bản về tài chính để làm những bài tập về tài chính của họ. Và điều đó khiến Người quan tâm và buồn rầu. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU Tôi học được rất nhiều từ người bố giàu bởi vì Người có cách dạy dỗ độc đáo, một cách dạy có tác dụng nhất đối với tôi. Còn nhớ, lúc chín tuổi, khi tôi làm việc cho Người và kiếm 30 xu mỗi ngày nhưng vẫn chẳng học được gì cả. Run rẩy và khóc, tôi bước tới đứng trước bàn làm việc của Người và đòi hỏi để học được điều gì đó (quyển Dạy Con Làm Giàu tập 1). Trầm ngâm một lúc, mỉm cười, Người nói: "Ta đang dạy cho con bài học quan trọng nhất nếu con muốn làm giàu. Nhiều người làm việc suốt cả đời và không bao giờ học được bài học như con, nếu con muốn học." Kéo tay áo chùi mặt, cố gắng giữ bình tĩnh, tôi nói: "Ý bố nói gì, 'nếu con muốn học' cái gì? Con đang học cái gì mà nhiều người khác không bao giờ học được?". Tôi đã không gặp Người từ lúc tôi đồng ý làm việc cho Người, và bây giờ Người lại nói là đã dạy tôi bài học quan trọng nhất. Nhiều năm đã trôi qua và tôi nhận ra bài học đó quan trọng như thế nào - rằng hầu hết mọi người không thể giàu lên bằng cách làm việc cật lực để có tiền và có sự ổn định trong công việc. Một khi tôi hiểu được sự khác nhau giữa làm việc để kiếm tiền và bắt tiền làm việc cho mình, tôi dần thông minh hơn. Tôi nhận ra rằng trường học dạy ta làm việc để kiếm tiền, và nếu ta muốn làm giàu ta cần phải học cách bắt tiền làm việc cho mình. Một sự khác biệt nhỏ, nhưng đã thay đổi sự lựa chọn của tôi trong học tập và cách chọn môn học của tôi. Như tôi đã nói ở những chương trước, thông minh là có khả năng phân biệt giỏi hơn. Và sự khác biệt mà tôi cần học là làm

cách nào để tiền làm việc cho tôi nếu tôi muốn làm giàu. Trong khi đám bạn cùng lớp cố công học để có được việc làm thì tôi đang học chăm chỉ để không cần một công việc! Tôi nhận ra chủ ý của người bố giàu khi Người nói: "Nhiều người không bao giờ học được bài học đó." Người bố giàu sau đó giải thích cho tôi rằng, đa số người ta đi làm để lĩnh lương, đi làm, lĩnh lương... cứ thế... mãi mãi... và không bao giờ học được bài học Người đã dạy tôi. Người nói: "Khi con yêu cầu ta dạy con cách làm giàu, ta nghĩ cách tốt nhất để dạy con bài học đầu tiên là tìm hiểu xem mình mất bao lâu mới biết được rằng, làm việc để kiếm tiền sẽ không khiến ta trở nên giàu có. Con chỉ mất có ba tuần trong khi nhiều người mất cả đời. Rất nhiều người trở lại để đòi hỏi tăng lương, và khi họ có thể nhận thêm tiền thì lại nhận được rất ít bài học." Đó chính là cách người bố giàu dạy tôi những bài học. Cách dạy của Người là trước nhất hãy hành dộng, nhận ra sai sót, và rút ra bài học. Với người đã đọc quyển sách đầu tiên, người bố giàu đã mất 10 xu và một giờ, còn tôi phải làm việc công không. PHÍA BÊN KIA CHIẾC BÀN Một bài học khác ảnh hưởng sâu sắc đến tôi là bài học tôi thường gọi là "Phía bên kia chiếc bàn". Sau bài học đầu tiên lúc 9 tuổi, người bố giàu nhận ra tôi nghiêm túc muốn làm giàu, nên Người cho tôi xem nhiều công việc khác nhau Người đã làm, như việc đưa tôi đi xem Người mua một ngôi nhà. Khoảng 10 tuổi, Người bảo tôi ngồi cùng với Người khi Người phỏng vấn tuyển nhân viên. Tôi ngồi kế bên Người, phía bên này chiếc bàn, khi Người hỏi các ứng viên xin việc về lý lịch, hay thái độ của họ khi làm việc cho những công ty của Người. Đó là một quy trình thú vị. Tôi thấy nhiều người không có bằng phổ thông trung học sẵn sàng làm việc dưới 1 đôla một giờ. Mặc dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng tôi biết thật khó mà chăm lo nổi một gia đình chỉ với dưới 8 đôla một ngày, chưa kể thuế. Khi nhìn vào bản lý lịch hoặc đơn xin việc của họ, và số con cái mà họ phải chăm lo, thì trái tim tôi dần nặng lên. Tôi nhận ra gia đình mình không phải là gia đình duy nhất gặp khó khăn về tài chính. Tôi muốn giúp họ y như tôi muốn giúp gia đình mình vậy, nhưng tôi vẫn không biết mình phải làm như thế nào. GIÁ TRỊ CỦA SỰ GIÁO DỤC TỐT Nhìn thấy sự khác nhau trong bảng lương là một bài học quan trọng tôi nhận được ldhi ngồi bên bàn phỏng vấn với người bố giàu. Sự phân bổ lương khác nhau giữa một công nhân không có bằng phổ thông và người có bằng đại học đủ trở thành động lực thúc đẩy tôi ngồi lại ở trường. Sau đó, bất cứ khi nào nghĩ đến chuyên bỏ học, thì những điều đó lại trở về nhắc nhở tôi tại sao một nền tảng giáo dục tốt lại quan trọng.

Mặc dù vậy, điều khiến tôi sửng sốt nhất là thỉnh thoảng cũng có người có bằng cử nhân hoặc bác sĩ vẫn tới xin làm công việc được trả lương ít ỏi như vậy. Tuy không biết đích xác, nhưng tôi biết hàng tháng thu nhập của người bố giàu còn nhiều hơn số tiền những người có bằng cấp ấy làm ra. Tôi cũng biết rằng người bố giàu chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Trong khi có sự khác nhau trong lương bổng như thế, tôi nhận ra rằng người bố giàu biết một điều gì đó mà những người tốt nghiệp đại học không biết. Sau khi ngồi với người bố giàu được năm lần, tôi hỏi Người tại sao lại cho tôi ngồi cùng như vậy. Người đáp: "Ta tưởng con không bao giờ hỏi câu ấy chứ. Thế con nghĩ tại sao ta lại yêu cầu con chỉ ngồi và nhìn ta phỏng vấn mọi người nào?" "Con không biết," tôi đáp. "Con nghĩ bố chỉ muốn cho con ngồi cùng thế thôi." Cười lớn, Người bố giàu nói: "Ta không bao giờ phung phí thời gian của con như thế đâu. Ta hứa ta sẽ dạy con làm giàu mà, và ta đang chỉ cho con điều con yêu cầu. Vậy, rốt cuộc là con học được cái gì?" Ngồi bên bàn, cùng phía với người bố giàu trong căn phòng bây giờ đã trống rỗng, không còn người xin việc nữa, tôi suy nghĩ câu hỏi của Người. "Con không biết," tôi đáp. "Con không bao giờ nghĩ đây là một bài học." Người bố giàu lại cười lớn và nói: "Con đang học một bài học rất quan trọng... nếu con muốn làm giàu. Một lần nữa, rất nhiều người không bao giờ có cơ hội học được bài học mà ta muốn con học, bởi vì đa số họ đều chỉ thấy thế giới từ phía bên kia bàn." Người bố giàu chỉ chỗ ngồi trống không ở trước mặt chúng tôi. "Rất ít người thấy được thế giới từ phía bên này. Con đang nhìn thấy thế giới thật - thế giới mà người ta thấy khi họ ra trường. Nhưng con có cơ hội thấy nó từ phía bàn bên này, trước khi con ra trường." "Vậy, nếu con muốn làm giàu, con cần phải ngồi ở bên này chiếc bàn phải không ạ?" tôi hỏi. Người bố giàu lắc đầu. Chầm chậm và cân nhắc, Người nói: "Hơn cả việc ngồi bên này bàn, con cần phải học và nghiên cứu xem cái gì khiến cho con được ngồi bên này bàn... Và hầu hết những điều đó không được dạy ở trường. Trường học dạy con để con ngồi phía bàn bên kia." "Vậy hả bố?" tôi đáp, hơi hoang mang. "Trường học đã làm điều đó như thế nào?" "Ồ, vậy chứ vì lý do gì mà bố con bảo con cần phải đi học?" người bố giàu hỏi.

"Để con có thể tìm được một việc làm," tôi đáp. "Và đó là điều những người hồi nãy đang tìm kiếm, phải không ạ?" Người bố giàu gật đầu và nói: "Và đó chính là lý do tại sao họ ngồi phía bàn bên kia. Ta không kết luận phía bàn bên nào tốt hơn bên nào. Điều ta muốn con thấy là sự khác biệt. Nhiều người không thấy được sự khác biệt ấy. Đó là bài học ta dành cho con. Tất cả những gì ta muốn là để cho con một sự lựa chọn - xem con muốn ngồi phía bên nào của chiếc bàn. Nếu con muốn giàu có khi còn trẻ, thì phía bàn bên này cho con cơ hội tốt hơn để đạt được mục tiêu. Nếu con thực sự mong muốn làm giàu và không cần làm việc vất vả suốt cuộc đời, ta sẽ dạy con cách làm như thế nào. Nếu con muốn ngồi phía bên kia chiếc bàn, thì hãy làm theo lời khuyên của bố ruột con." NHỮNG BÀI HỌC ĐÃ ĐƯỢC LĨNH HỘI Đó là một bài học trực tiếp từ cuộc sống rất quan trọng. Người bố giàu không bảo tôi phải ngồi bên nào. Người đưa cho tôi một sự lựa chọn và tôi đã có quyết định của mình. Tôi chọn những gì tôi muốn học hơn là ngang ngạnh cố chống lại điều mình đang bị bắt học. Và đó là cách người bố giàu dạy tôi trong những năm gần gũi Người. Đó là trước tiên hãy hành động, phát hiện sai sót và rút ra những bài học. Sau bài học, Người để cho tôi tự lựa chọn cách làm đối với bài học đã học. TA THƯỜNG KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐIỀU ĐÚNG ĐẮN NGAY TRƯỚC MẶT MÌNH Bài học "phía bên kia chiếc bàn" bao gồm cả những bài học làm đổi đời khác. Thông minh là khả năng phân biệt giỏi hơn, hoặc khả năng nhân bằng cách chia. Bằng việc ngồi phía bên này chiếc bàn, tôi đã biết phân biệt tinh tế hơn và học được nhiều bài học mới. Tôi đã ngồi đó hàng giờ liền, cùng nhìn nhưng không học được gì cả. Nhưng khi người bố giàu chỉ ra cho tôi rằng chiếc bàn có hai phía, tôi mới thấy được thế giới xuất phát từ mỗi phía là khác nhau. Tôi có thể cảm nhận được sự khác nhau về sự tự nhận thức mà mỗi phía đòi hỏi. Nhiều năm trôi qua, tôi còn nhận thức thêm rằng những người ngồi phía đối diện với tôi chỉ đang làm những điều mà họ được bảo làm, tức là đi kiếm một công ăn việc làm. Họ được dạy ở trường là "hãy trau dồi những kỹ năng mà người thuê mướn đang tìm kiếm." Họ không được dạy để có được những kỹ năng giúp họ có thể ngồi ở phía bên này chiếc bàn. Do sự định hướng ngay từ ban đầu này mà hầu hết mọi người đã phải trọn đời ngồi ở phía bên kia chiếc bàn. Cuộc đời của họ có thể khác đi như thế nào, nếu như họ được bảo "hãy học những kỹ năng tài chính để có thể làm chủ một cái bàn"? NGƯỜI TA TÌM ĐƯỢC ĐlỀU MÀ HỌ ĐƯỢC LẬP TRÌNH ĐỂ TÌM KIẾM

Tôi cũng học được rằng mọi người tìm kiếm những điều rất khác nhau. Người bố giàu nói với tôi: "Hầu hết mọi người ra trường đều để đi kiếm việc làm, nên họ tìm được việc." Người giải thích với tôi rằng điều mà trí óc một người tìm kiếm chính là điều mà người đó tìm trong thế giới thực. Người nói thêm: "Người tìm việc sẽ thấy việc. Ta không đi tìm một công ăn việc làm. Ta không đi tìm việc. Ta huấn luyện trí óc mình tìm kiếm những cơ hội kinh doanh và đầu tư. Từ cách đây rất lâu ta đã học được rằng người ta sẽ tìm điều mà cái đầu họ được huấn luyện để tìm. Nếu con muốn làm giàu, thì con cần rèn luyện cái đầu biết đi tìm những điều khiến con trở nên giàu có... Mà một công ăn việc làm sẽ không làm cho con giàu, vì vậy con đừng có đi tìm nó làm gì." Bây giờ chúng ta đang ở vào thời đại Công nghệ Thông tin. Và đã đến lúc phải dạy cho mọi người cách rèn luyện cái đầu hơn là cách tìm một việc làm ổn định. Trong thời đại này, chúng ta cần được giáo dục vượt ra cách nghĩ "có những kỹ năng chủ thuê mướn đang tìm kiếm". Cũng trong thời đại này, con cái chúng ta rất có thể trở thành đồ thừa về mặt kỹ thuật ở tuổi 30. Nếu điều đó xảy ra thì tại sao chúng ta lại không trang bị cho chúng những kỹ năng về tài chính, để chúng có thể nghỉ hưu trước khi chúng tới tuổi 30? TA KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC ĐIỀU TA KHÔNG THẤY Tôi không khẳng định trở thành người làm thuê hay người lính là tốt hay xấu, là đúng hay sai. Tôi chỉ khẳng định rằng khi người bố thông thái của tôi nhận ra có cái gì đó sai sót trong hệ thống giáo dục, Người bắt đầu dự định thay đổi nó. Người muốn tìm ra những phương pháp hầu giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn để bước vào thế giới thực. Vấn dề là, Người từng được giáo dục bởi chính cái hệ thống mà Người muốn thay đổi, cho nên Người không thể thấy được điều mà người bố giàu có thể thấy được bằng cách nhìn khác. Người bố giàu đã nghỉ học để quán xuyến công việc kinh doanh của gia đình lúc 13 tuổi vì cha mất. Ở tuổi 13, Người học những kỹ năng thiết yếu để có thể ngồi ở phía bên này chiếc bàn. TÔI CẦN PHẢI HỌC NHIỀU HƠN NỮA ĐỂ NGỒI Ở PHÍA BÊN NÀY CỦA CHIẾC BÀN Khi đã biết được có hai phía của chiếc bàn, tôi càng ham thích việc tự rèn luyện những kỹ năng giúp tôi có thể ngồi ở cùng bên bàn với người bố giàu. Tôi nhận ra mình không chỉ cần học những môn học ở trường, mà còn phải học những đề tài mà trường học không dạy. Tôi trở nên chú tâm vào việc học hành của mình hơn. Tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn để vượt ra xa những kiến thức ở trường nếu tôi muốn có cái quyền được ngồi phía bên này chiếc bàn, đối diện với những người chỉ đi học mà thôi.

Tôi biết tôi cần phải giỏi hơn những đứa trẻ giỏi giang ở trường học nếu tôi muốn ngồi ở phía khác của chiếc bàn. Tôi cần học nhiều hơn những kỹ năng mà các ông chủ tìm kiếm. Cuối cùng tôi đã nhận ra điều thách thức mình, cho mình lý do để học, khiến mình chú tâm và hăng hái học hơn. Từ lúc 9 tuổi đến năm 15 tuổi, tôi bắt đầu học thật sự. Tôi trở thành một người học suốt đời, biết rằng việc học hành của mình vẫn còn tiếp tục sau khi ra trường. Tôi cũng nhận ra điều người bố thông thái đang tìm kiếm, điều mà hệ thống giáo dục không có - một hệ thống được thiết kế để duy trì một nguồn nhân công ổn định, những người chuyên đi tìm công ăn việc làm an toàn, ổn định nhưng không được dạy cách làm giàu, và những gì người ngồi ở phía bên kia chiếc bàn thật sự biết. KIM TỰ THÁP HỌC TẬP

Khi nói về giáo dục và học tập, tôi thường dùng biểu đồ mà tôi gọi là "Kim tự tháp học tập". Nó là sự tổng hợp của bảy tư chất khác nhau của Gardner với những kinh nghiệm cá nhân khi tôi là một giáo viên dạy kinh doanh và đầu tư. Mặc dù Kim tự tháp này không dựa vào một ngành khoa học chính thống, nhưng nó cũng cung cấp cho bạn nhiều điều hữu ích. Cá nhân tôi, tôi học được rất nhiều điều qua cờ Tỉ phú, bởi vì nó buộc tôi phải vận dụng cả trí tuệ, cảm xúc và thể chất của mình. Chơi cờ Tỉ phú khiến tôi phải động não suy nghĩ, tâm trạng cảm xúc của tôi phấn khích và tôi cũng cần phải động tay động chân. Trò chơi thu hút tôi vì nó gắn với nhiều thứ trong tôi, nhất là tôi lại thuộc

típ người ưa cạnh tranh. Khi tôi ngồi trong lớp học, bị buộc phải ngồi im và lắng nghe giáo viên nói về một đề tài mình không thích, hay thấy không có liên quan, thì cảm xúc của tôi sẽ chuyển từ giận dữ sang chán nản. Tôi cựa quậy luôn hoặc cố ngủ để khỏi bị tra tấn đầu óc và cảm xúc. Tôi vốn không giỏi ngồi im, cố bắt bộ não tiếp nhận thông tin, nhất là khi tôi không thích hay khi người nói thật chán ngắt. Liệu đây có phải là lý do mà những bậc bố mẹ và trường học ngày càng sử dụng nhiều thứ thuốc để bắt những đứa trẻ quá hiếu động phải ngồi im lặng tại chỗ ngồi của mình? Trẻ em chắc chắn không thích như thế, và thường không thích điều chúng được yêu cầu phải học. Bởi vậy khi chúng nổi loạn thì hệ thống có cho chúng uống thuốc không? Chúng ta thấy những đứa trẻ bị tật chạy hay đẩy xe lăn bằng tất cả thể chất, trí tuệ và tinh thần của chúng. Cách đây một năm, tôi cũng tham dự một chương trình đặc biệt và cảm nhận rằng tinh thần của những đứa trẻ này làm rung động toàn thể khán giả. Tôi cũng nhảy cẫng lên và reo hò khi nhìn bọn trẻ đẩy cơ thể tàn tật của chúng còn hăng hái, quyết tâm hơn tôi đẩy cơ thể lành lặn của mình. Tinh thần của chúng đã tỏa ra và chạm thấu đến tinh thần của tất cả chúng ta. Những tinh thần trẻ trung ấy nhắc nhở tất cả chúng ta rằng chúng ta thật sự là ai và chúng ta thật sự được tạo ra từ cái gì. Đó chính là tinh thần học tập mà tôi đề cập tới. SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC Giai đoạn từ 9 đến 12 tuổi, tôi nhớ mình có thay đổi cơ bản nhờ vào Kim tự tháp học tập, thay đổi về trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần. Khi trông thấy người bố giàu ký giấy tờ, trao đổi ngân phiếu, nhận chìa khóa sở hữu tài sản, thì có gì đó bên trong tôi đã thay đổi. Khi điều đó diễn ra, thì mối quan hệ giữa cờ Tỉ phú và cuộc sống thực đã trở nên rất thật. Sau nhiều năm rầu rĩ vì thấy mình không thông minh - ít nhất là không thông minh như người bố thông thái và Andy Kiến - tôi đã thay đổi. Giờ đây tôi cảm thấy tốt hơn. Tôi biết mình sẽ tồn tại và có thể thành công trong cuộc sống, thành công theo cách của riêng mình. Tôi biết mình không cần phải có một công việc được trả lương cao hay thậm chí nhiều tiền để giàu có. Tôi biết mình phải giỏi ở cái gì, và tôi tin mình sẽ làm được. Tôi đã tìm ra điều mình muốn học. Như tôi đã nói, có sự thay đổi gì đó trong tinh thần khiến tôi cảm thấy tự tin, phấn chấn và tự hào về mình. Một cảm giác ấm áp đong đầy trái tim tôi và lan tỏa ra khắp người tôi. Tôi biết chắc chắn minh là ai và mình sẽ trở thành người như thế nào. Tôi biết mình sẽ trở thành một người giàu có. Tôi biết mình sẽ tìm ra con đường để giúp đỡ bố mẹ mình. Tôi không biết mình sẽ làm điều đó như thế nào, nhưng tôi biết mình sẽ làm được. Tôi biết mình sẽ thành công ở lĩnh vực mà mình thật sự muốn thành công, hơn là cố thành công ở điều ai đó bảo mình cần phải thành công. Tôi đã thấy được chân

giá trị mới của mình. SỰ THAY ĐỔI Ở TUỔI LÊN 9 Ngày nay, tôi biết nhiều nhà giáo dục học không tán thành tác phẩm "Sự thay đổi ở tuổi lên 9" của Steiner. Và tôi không có ý thuyết phục dể họ thay đổi. Tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các bạn. Tôi nhớ lúc 9 tuổi tôi bắt đầu tìm kiếm một cái gì đó khác đi. Tôi biết những gì bố mẹ mình đang làm là không có tác dụng, và tôi không muốn tuân theo sự chỉ dẫn của họ. Tôi vẫn nhớ rõ những ký ức sợ hãi trong ngôi nhà của chúng tôi mỗi khi thảo luận về tiền bạc. Tôi vẫn nhớ bố mẹ tôi hay cãi nhau vì tiền bạc - đó là những khi bố tôi kêu ca: "Tôi không quan tâm tới tiền. Tôi đang cật lực làm việc hết sức mình. Tôi không biết phải làm gì hơn nữa." Bằng cách rút ra những bài học từ người bố giàu và bằng cách chơi đi chơi lại cờ Tỉ phú - chơi đến năm mươi lần một năm - tôi đã dần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Tôi cảm thấy mình đang đi qua tấm gương soi và bắt đầu thấy thế giới mà bố mẹ ruột tôi không thấy, mặc dù nó ở ngay trước mắt họ. Hồi tưởng lại ngày đó, tôi tin bố mẹ tôi không thể thấy được thế giới mà người bố giàu của tôi thấy, bởi vì về mặt trí tuệ, họ được dạy là phải tìm kiếm một công ăn việc làm; về mặt cảm xúc, họ được dạy phải đi tìm sự an toàn, ổn định; và về mặt thể chất, họ được dạy phải làm lụng chăm chỉ. Tôi tin rằng bởi vì họ không có phương pháp để thành công về tài chính, cho nên về mặt tinh thần sự tự nhận thức về tài chính của họ yếu đi, thay vì phải mạnh lên, và những hóa đơn cứ chồng chất mãi. Bố tôi càng ngày càng phải làm việc cật lực hơn, cố phấn đấu để được tăng lương nhưng vẫn không bao giờ bứt lên trước được về mặt tài chính. Khi sự nghiệp của Người xuống dốc ở tuổi 50, Người không đủ sức hồi phục nổi sự tụt hậu về chuyên môn nghiệp vụ, và tôi tin là tinh thần của Người rồi cũng sụp đổ luôn. SINH VIÊN RA TRƯỜNG MÀ KHÔNG ĐƯỢC CHUẨN BỊ Trường học không dạy những kỹ năng sống cần thiết trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Hầu hết sinh viên ra trưởng đều thiếu thốn tài chính và ráo riết tìm kiếm sự an toàn... Sự an toàn không thể tìm thấy ở bên ngoài; nó chỉ được thấy ở bên trong. Sinh viên ra trường mà không được chuẩn bị cả về trí tuệ, cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần. Trường học đã thực hiện bổn phận của nó là cung cấp một dòng chảy đều đặn những người làm thuê và những người lính. Cả hai người bố của tôi đều nhận ra điều này, nhưng mỗi người lại nhìn từ những góc độ khác nhau. Một người từ phía bên này chiếc bàn; và một người nhìn từ phía bên kia chiếc bàn. Khi tôi nói: "Đừng lệ thuộc vào sự an toàn của công ăn việc làm. Đừng phụ thuộc vào công ty, trông cậy vào sự chăm chút về tài chính của nó cho bạn. Đừng

trông chờ chính phủ chăm lo những nhu cầu của bạn khi bạn về hưu" thì mọi người thường e dè hoặc tỏ ra né tránh. Thay vì chỉ trích và kích động, tôi thấy họ sợ hãi hơn. Mọi người thường bám chặt lấy sự an toàn của công ăn việc làm hơn là tin cậy vào những khả năng của mình. Họ đi theo con đường của bố mẹ, làm những điều bố mẹ họ làm, và tuân theo lời khuyên "hãy đi học để học những kỹ năng mà chủ thuê mướn đang tìm" của bố mẹ họ. Đa số sẽ kiếm được một việc làm, nhưng chỉ một số ít tìm được sự an toàn thật sự. Thật khó mà tìm được sự an toàn đúng nghĩa khi bạn phụ thuộc vào ai đó, một ai đó tình cờ ngồi ở phía bên kia chiếc bàn. Vào tháng 7-2000, Alan Greenspan, Giám dốc Cục Dự trữ Liên bang, nói về sự lạm phát. Theo ông, lý do lạm phát không cao là vì mọi người muốn một việc làm ổn định hơn là đòi tăng lương. Ông tiếp tục giải thích rằng hầu hết mọi người sợ bước tiến của khoa học kỹ thuật và những khả năng của máy tính sẽ chiếm mất công ăn việc làm của họ, như đã xảy ra ở nhiều ngành công nghiệp, hơn là thư thả và làm việc ít đi. Ông nói chính vì vậy mà người giàu đang ngày càng giàu hơn, nhưng đa số mọi người lại không được chia phần trong sự giàu có mới này. Cũng theo ông, điều đó là vì nhiều người sợ mất việc. Nhưng tôi nghĩ điều đó là do nhiều người không nhận ra được khả năng về tài chính của mình... và thế là họ làm theo lời khuyên và dẫm lên những bước chân của bố mẹ họ. Một nhà báo đã nổi cơn lôi đình với ý kiến của tôi về giáo dục trong một cuộc phỏng vấn gần dây. Anh học rất giỏi ở trường và có một công ăn việc làm ổn định. Anh giận dữ nói với tôi: "Ông nói rằng mọi người không nên là kẻ làm thuê? Điều gì sẽ xảy ra nếu như không có công nhân? Thế giới sẽ đi đến chỗ diệt vong!" Tôi đồng ý với anh. Hít một hơi dài, tôi đáp lại: "Tôi đồng ý rằng thế giới cần công nhân. Và tôi tin rằng mỗi công nhân đều làm một nhiệm vụ cao quý. Giám đốc công ty không thể làm được việc của ông hay bà ta nếu như người gác cổng không làm tròn bổn phận của anh ta. Vì vậy tôi không có ác cảm gì với công nhân. Tôi cũng là một công nhân mà." "Thế thì có gì không ổn với hệ thống giáo dục chỉ lo đào tạo người ta trở thành người làm thuê và người lính?" nhà báo hỏi. "Thế giới cần công nhân." Một lần nữa tôi đồng ý và nói: "Đúng vậy, thế giới cần những công nhân có kiến lực. Thế giới không cần những kẻ nô lệ có kiến thức. Tôi nghĩ đã đến lúc tất cả những sinh viên, không chỉ những sinh viên ưu tú được đào tạo để có suy nghĩ độc lập." ĐỪNG ĐÒI TĂNG LƯƠNG Nếu tôi nghĩ việc đòi tăng lương sẽ giải quyết được vấn đề, thì tôi sẽ bảo tất cả những người làm công cho tôi đòi tăng lương. Nhưng điều Greenspan nói là sự thật.

Nếu người làm công đòi hỏi quá nhiều tiền, vịn vào sự phục vụ mà anh hay chị ấy cung cấp cho công ty, thì người ngồi ở bên kia chiếc bàn sẽ phải tìm một người làm công mới. Nếu chi phí quá cao thì tương lai của công ty sẽ bị đe dọa. Nhiều công ty biến mất vì không thể trả nổi chi phí nhân công. Nhiều doanh nghiệp tiến triển nhờ săn lùng nhân công giá thấp. Và khoa học kỹ thuật đang thay thế rất nhiều công việc. Vì vậy Alan Greenspan đúng khi nói người ta sợ mất việc nếu đòi hỏi tiền công quá cao. Nhưng với tôi, lý do chính để "đừng đòi hỏi lương cao" là trong hầu hết các trường hợp, nhận thêm nhiều tiền cũng không giải quyết được vấn đề. Khi mọi người được tăng lương thì các chi phí sinh hoạt cũng tăng theo, và rồi người ta lại mắc vào các khoản nợ nần. Những quyển sách và những trò chơi giáo dục của tôi được viết và được tạo ra là nhằm thay đổi sự nhận thức của một người. Nếu người nào thật sự muốn tìm ra sự an toàn tài chính, thì anh ta cần phải thay đổi về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và cả tinh thần. Một khi sự nhận thức được cải thiện, họ thấy rằng mình ít cần công ăn việc làm của minh hơn, và bắt đầu làm bài tập ở nhà nhiều hơn... như người bố giàu nói: "Con không làm giàu ở sở làm, mà con làm giàu ở nhà". Tôi cũng thấy rằng khi nào nhận thức của bạn thay đổi và sự tự tin của bạn lên cao, thì ông chủ sẽ sẵn sàng tăng lương cho bạn. Chính vì thế mà làm bài tập ở nhà rất quan trọng. BÀI TẬP Ở NHÀ CỦA BẠN Tôi nói với các bậc bố mẹ rằng điều họ dạy con ở nhà cũng quan trọng không kém những gì trường học dạy chúng. Một điều tôi đề xuất với các bố mẹ là hãy bắt đầu cổ vũ cho con cái tìm cách để nghỉ hưu ở tuổi 30. Điều này ít nhất cũng khiến cho chúng nghĩ khác đi. Nếu chúng nhận ra chúng chỉ có một vài năm để làm việc và nghỉ hưu, thì chúng sẽ hỏi những câu đại loại như: "Làm thế nào con có thể nghỉ hưu ở tuổi 30?" Ngay lúc chúng hỏi câu đó, chúng đã bắt đầu đi qua tấm gương soi rồi. Thay vì ra trường tìm một công ăn việc làm ổn định, chúng sẽ đi tìm một thế giới của sự tự do về tài chính. Ai mà biết được? Có thể chúng sẽ tìm ra nếu chúng làm tốt bài tập ở nhà của chúng. NHỮNG KẾT QUẢ SAU CÙNG Kết quả học tập thật sự của một người không tìm thấy được trong học bạ. Hầu hết chúng ta đều biết rằng có nhiều người là sinh viên giỏi ở trường, nhưng không thành công lúc cuối đời. Có nhiều cách để xác định kết quả học tập. Và một trong những thước đo tốt nhất là xem họ xoay sở như thế nào về mặt tài chính sau khi ra trường. Kết quả nghiên cứu gần đây trên 100 người cho thấy ở tuổi 65 có một người giàu có, bốn người sống

thoải mái, năm người vẫn còn phải làm việc và 56 người sống nhờ trợ cấp xã hội hay gia đình, và số còn lại đã chết. Theo ý kiến của tôi,đây không phải là một kết quả tốt đẹp, xét theo hàng tỉ đôla và hàng giờ công chúng ta đã tiêu tôn vào việc giáo dục con người. Điều đó có nghĩa là, trong 700 sinh viên ra trường, 7 người sẽ giàu có, 392 người sẽ cần sự hỗ trộ của xã hội hoặc của gia đình. Không tốt chút nào. Và có một sư khác biệt hơn nữa từ những con số này: trong số 7 người giàu có, gần 2 người sẽ ở vị trí tuyệt đỉnh nhờ dược thừa khế tài sản hơn là sự nỗ lực của chính họ. Ngày 16-8-2000, tờ US Today chạy một tít lớn KIẾM TIỀN KHÔNG DỄ NHƯ THẾ. Trong đó nhà phân tích Danny Sheridan tính được có bảy con đường có tiền khác nhau. Đó là: Làm chủ một doanh nghiệp nhỏ 1 trong 1000 người Làm việc cho một công ty máy tính nổi danh 1 trong 10.000 người Tiết kiêm $800 một tháng trong vòng 30 năm 1 trong 1.500.000 người Giật giải một chương trình trò chơi 1 trong 4.000.000 người Chơi với máy đánh bạc 1 trong 6.000.000 người Trứng số 1 trong 12.000.000 người Thừa kế 1 triệu đôla 1 trong 12.000.000 người Bảng thống kê này chỉ ra rằng có rất ít người trở thành triệu phú qua sự thừa kế. Như vậy, cơ hội tốt nhất cho con cái bạn trở thành một triệu phú là qua việc làm chủ doanh nghiệp riêng của mình và xây dựng nó đi tới thành công. Nếu bạn dạy con bạn rằng chúng có thể sống và tự túc được về tài chính - biết cách quản lý tài chính, không bị sa lầy vào nợ nần do tiêu xài, và không bao giờ cần một công việc - bạn sẽ chuẩn bị tốt cho chúng đón nhận thế giới đang tới. Một hệ thống giáo dục mà khiến cho người ta phải sống phụ thuộc vào lúc cuối đời thì không thể chuẩn bị cho họ thích nghi với thế giới ngày nay. Suy nghĩ cho rằng một công ty hay chính phủ sẽ chăm sóc bạn lúc về hưu là một ý nghĩ lạc hậu. Con bạn cần sự giúp đỡ của bạn để phát triển những kỹ năng tài chính cần cho tương lai chúng. KẾT LUẬN CHO PHẦN MỘT Phần I của quyển sách này là "tiền bạc là ý tứởng". Điều tương tự cũng có thể nói

về giáo dục. Sự nhận thức của trẻ em, hoặc ý tưởng của chúng trong học tập và tài chính, sẽ báo trước chúng sẽ như thế nào trong suốt quãng đời còn lại của chúng. Chính vì thế mà công việc quan trọng của bố mẹ là hướng dẫn, chỉ bảo và bảo vệ sự nhận thức của con mình.

PHẦN II: TIỀN BẠC KHÔNG LẦM CHO BẠN GIÀU

Người bố giàu của tôi đã nói: Tiền bạc không làm cho con giàu." Người nói tiếp rằng tiền bạc vừa có sức mạnh làm cho bạn giàu hoặc vừa có thể làm cho bạn nghèo... và đối với nhiều người, càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng nghèo đi. Sau này, khi Người thấy vé số phổ biến, Người nói: "Nếu tiền bạc làm cho con giàu thì tại sao nhiều người trúng độc đắc lại bị phá sản?" Người bố thông thái cũng nói những điều tương tự về điểm số. Nếu một đứa trẻ ra trường với điểm cao, thì có phải là nó sẽ thành công trong cuộc sống? Có phải thành công trong việc học hành sẽ đảm bảo cho sự thành công của con bạn trong cuộc đời? Phần I của sách này viết về sự chuẩn bị cơ bản về tinh thần cho con bạn trong việc học và cho những cơ hội nảy sinh vào lúc đầu đời. Phần II được viết nhằm chuẩn bị cho con bạn thành công trong cuộc sống. 

CHƯƠNG 08 Ngân hàng không bao giờ hỏi đến học bạ của tôi

Năm 15 tuổi, tôi thi rớt môn Anh văn. Điều đó có nghĩa là tôi phải học lại năm thứ hai trong trường. Đây là quy đinh của hệ thống giáo dục. Thật xấu hổ! Bố tôi là một lãnh đạo ngành giáo dục do dó sẽ có nhiều tiếng cười chê trong ngành khi biết con trai ông thi trượt. Tiếp theo, thi trượt có nghĩa là tôi bị rớt xuống học chung lớp với đứa em gái. Và thi trượt có nghĩa là tôi sẽ không được nhận thư mời chơi cho đội bóng đá của trường, môn thể thao yêu thích của tôi. Hôm nhận được học bạ với điểm F môn Anh văn, tôi lẻn ra phía sau tòa nhà thí nghiêm hóa học. Tôi ngồi ôm gối, dựa lưng vào tường, và bắt đầu lặng lẽ khóc. Tôi đã chuẩn bị tinh thần từ lâu, nhưng thấy nó trên giấy thế này làm tôi không thể chịu đựng được. Tôi ngồi đó có đến hơn cả tiếng đồng hồ. Bạn thân nhất của tôi, Mike, con của người bố giàu, cũng nhận một diểm F. Cùng thi trượt chẳng hay ho gì, nhưng ít ra có bạn đồng hành trong cơn bĩ cực cũng đỡ. Tôi vẫy nó khi nó đi ra cổng để đón xe về nhà, nhưng nó chỉ lắc đầu và cứ đi tiếp về phía chiếc xe đang đợi. Khi những đứa em tôi đã đi ngủ, tôi báo với bố mẹ tin tôi thi trượt môn Anh văn cũng như học lại năm thứ hai trung học. Trong khi bố mẹ kỳ vọng vào tôi, tin này là một thực tế phũ phàng. Bố tôi ngồi lặng người trên ghế, mặt không biểu lộ gì. Trái lại, mẹ tôi lại tiếp nhận tin này khó hơn. Tôi có thể thấy cảm xúc dâng trên khuôn mặt mẹ, chuyển từ buồn bã sang giận dữ. Quay sang bố, mẹ hỏi: "Chuyện gì vậy? Nó phải lưu ban một năm sao?". Bố chỉ nói: "Đó là quy định. Nhưng trước khi anh đưa ra quyết định, anh sẽ xem xét cẩn thận." Mấy ngày sau, bố tôi, người tôi thường gọi là người bố nghèo, đã xem xét vấn đề. Người phát hiện ra trong lớp tôi có 32 học sinh, thầy giáo đã đánh rớt 15 học sinh. Thấy tỉ lệ thi trượt cao như vậy, bố tôi với tư cách là thanh tra giáo dục đã yêu cầu thầy hiệu trưởng mở một cuộc điều tra chính thức! Cuộc điều tra bắt đầu bằng cách phỏng vấn nhiều học sinh trong lớp. Cuộc điều tra kết thúc với việc thầy tôi bị chuyển sang trường khác và một lớp học hè đặc biệt sẽ được mở dành cho những học sinh muốn có cơ hội cải thiện điểm. Tôi đã phải bỏ 3 tuần học lớp đó và đạt điểm D, và có thể lên lớp 11 cùng các bạn khác. Cuối cùng, bố tôi quyết định rằng ai cũng có cái đúng và cái sai, cả học sinh

cũng như giáo viên. Điều làm bố bực mình là hầu hết học sinh bị trượt là học sinh năm hai đứng đầu của lớp và trường. Nên thay vì nhìn phiến diện, Người về nhà nói với tôi: "Hãy xem thất bại trong học hành là bài học lớn trong đời con. Con có thế học được vài điều từ chuyện này. Con có thể tức giận, đổ lỗi cho thầy cô, hoặc căm thù. Hoặc con có thể xem lại hành vi của mình, và lớn lên từ những bài học kinh nghiệm. Ta không nghĩ thầy giáo nên cho nhiều điểm trượt. Nhưng ta nghĩ con và bạn con cần phải trở thành những học sinh tốt hơn. Ta hy vọng cả học sinh và thầy cô đều rút kinh nghiệm." Tôi nên thừa nhận là mình vẫn còn ác cảm. Tôi vẫn không ưa thầy cô giáo, và ghét đến trường. Tôi không bao giờ thích học những môn tôi không hứng thú hoặc những môn tôi biết là mình không bao giờ dùng đến khi ra trường. Mặc dù vết thương lòng sâu nặng, tôi đã phấn khởi hơn một chút và thay đổi thái độ, thói quen học tập được cải thiện, và tôi đã tốt nghiệp trung học theo đúng như dự kiến. Điều quan trọng nhất là tôi đã đón nhận lời khuyên của bố và gắng hết sức thoát khỏi tình trạng tồi tệ đó. Vậy mà trong cái rủi có cái may. Sự việc đó đã khiến tôi thay đổi thái độ và nề nếp học tập của mình. Tôi nhận ra nếu tôi không sửa sai năm lớp mười, chắc hẳn tôi đã bị đuổi khỏi trường. NHỮNG NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU Điểm F môn Anh văn của con trai làm người bố giàu buồn lòng. Tuy nhiên, Người rất vui khi biết bố ruột tôi mở chương trình phụ đạo hè để chúng tôi có cơ hội cải thiện điểm. Cả hai người bố đều nhìn vào mặt lạc quan của vấn đề, cả hai đều cho chúng tôi thấy những bài học từ kinh nghiệm này, mặc dù những bài học của họ rất khác biệt. Người bố giàu không nhiều lời. Người chỉ quan sát hai đứa tôi để xem chúng tôi phản ứng lại hoàn cảnh thế nào. Người đọc được những suy nghĩ và cảm giác của chúng tôi về sự trì trệ của nền giáo dục, và cũng đến lúc Người phải lên tiếng. Ngồi xuống ghế, Người nói: "Điểm số cao rất quan trọng. Chuyện các con học hành như thế nào ở trường rất quan trọng. Các con học được bao nhiêu và thông minh đến đâu cũng rất quan trọng. Nhưng khi các con ra trường, điểm số cao không còn quan trọng nữa." Khi nghe Người nói đến đó, tôi ngả người trên ghế. Trong gia đình tôi, một gia đình mà hầu hết các thành viên đều làm việc trong ngành giáo dục, từ bố cho đến các anh chị, thì nói điểm số không quan trọng gần như một việc xúc phạm. "Nhưng điểm số của chúng con thì sao? Những điểm số này sẽ đi theo chúng con trong suốt cuộc đời, tôi đệm thêm bằng một cái gật đầu và giọng than van. Người bố giàu gật đầu rồi chồm người tới, và nói một cách nghiêm túc: "Nghe

đây, Mike và Robert. Ta sẽ nói cho các con một bí mật quan trọng." Người bố giàu ngưng một chút để chắc chắn chúng tôi thật chú ý. Rồi Người nói tiếp: "Ngân hàng của ta không bao giờ yêu cầu ta trình học bạ ra." Câu nói đó làm tôi giật mình. Mấy tháng nay tôi và Mike lo âu về điểm số của mình. Trong trường học điểm số là tất cả. Bố mẹ tôi, họ hàng và bạn bè đều nghĩ điểm số là tất cả. Bây giờ những lời của người bố giàu lôi tôi ra khỏi vòng xoáy của suy nghĩ đó... suy nghĩ cho rằng tôi sẽ tàn đời vì bị điểm kém. "Bố nói gì ạ?" tôi hỏi lại vì chưa hiểu hết ý của Người. Người bố giàu giải thích: "Ngân hàng luôn hỏi bản báo cáo tài chính. Ngân hàng yêu cầu xem bản báo cáo tài chính của mọi người. Họ không quan tâm anh giàu hay anh nghèo, có học hay thất học. Bất kể anh là ai, họ cũng muốn xem bản báo cáo tài chính của anh. Con nghĩ xem tại sao họ làm vậy?" Mike và tôi khẽ gật đầu và cố tìm câu trả lời. Bỗng Mike lên tiếng: "Con chưa từng nghĩ đến chuyện đó. Bố nói cho chúng con biết chứ?" "Bởi vì bản báo cáo tài chính là học bạ của người ta khi họ ra trường, người bố giàu nói bằng giọng trầm mạnh mẽ. "Vấn đề ở chỗ, hầu như ai cũng ra trường mà chẳng có ý niệm gì về bản báo cáo tài chính." "Bản báo cáo tài chính của con là học bạ của con khi con ra trường ư?" tôi nghi ngại hỏi lại. "Ý bố nói nó là học bạ của người lớn?" Người bố giàu gật đầu. "Nó là học bạ của người lớn. Xin nhắc lại, vấn đề ở chỗ hầu hết người lớn lại không biết thực sự một bản báo cáo tài chính là gì." Tôi hỏi: "Có phải nó là học bạ duy nhất người lớn có không? Còn có loại học bạ nào nữa không ạ?" "Ừ, cũng có những loại học bạ khác nữa. Bản báo cáo tài chính của con là học bạ quan trọng nhất, nhưng không phải là loại học bạ duy nhất. Trên đời có nhiều loại học bạ, và bản báo cáo tài chính cá nhân của một người là học bạ quan trọng nhất." "Cho nên mới có người có toàn điểm A trong học bạ ở trường và có toàn điểm F trong bản báo cáo tài chính ở trường đời phải không ạ?" tôi hỏi. "Có phải bố nói thế không ạ?" Người bố giàu gật đầu: "Lúc nào cũng đúng." TRƯỜNG HỌC TRỌNG ĐlỂM SỐ, TRƯỜNG ĐỜI TRỌNG BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điểm trượt môn Anh văn năm 15 tuổi đã đem lại cho tôi một kinh nghiệm để đời, bởi vì tôi bắt đầu nhận thấy tôi ngày càng có thái độ tệ hại đối với trường học và chuyện học hành của mình. Điểm trượt đó đã thức tỉnh tôi, khiến tôi chỉnh đốn lại thái độ và nề nếp học tập của mình. Tôi cũng sớm nhận ra rằng trong khi điểm số quan trọng đối với trường học thì bản báo cáo tài chính sẽ là học bạ của tôi ở trường đời. Người bố giàu đã nói với tôi: "Trong trường học, các học sinh được cấp học bạ mỗi học kỳ. Nếu một đứa trẻ yếu môn nào đó thì ít ra nó cũng có thời gian để khắc phục. Trong cuộc đời, hầu hết mọi người không bao giờ nhận được học bạ, và đó là lý do tại sao nhiều người sa lầy về tài chính. Nhiều người đã không thực sự quan tâm đến hiện trạng tài chính của mình cho đến khi họ bị thất nghiệp, gặp tai nạn, nghĩ đến việc nghỉ hưu, hoặc cho đến khi đã quá muộn màng. Bởi vì hầu như không ai có học bạ định kỳ để biết mà điều chỉnh về mặt tài chính nhằm hướng đến một sự an toàn hơn. Họ có thể có một việc làm lương cao, một ngôi nhà lớn, một xe hơi đời mới, và đang xuôi chèo mát mái trong công việc, chưa hề có những điểm trượt về tài chính. Nhiều học sinh thông minh có điểm số cao ở trường học có thể sẽ có những điểm trượt tệ hại về tài chính trong cuộc đời. Đó là cái giá phải trả của việc không có một học bạ đinh kỳ. Bố muốn xem những bản báo cáo tài chính của mình để biết bố đang làm tôt ở chỗ nào, chỗ nào làm không tốt, và điều gì cần cải thiện." HỌC BẠ CHO BIẾT CHỖ CẦN PHẢI CẢI THIỆN Đôi khi tôi nghĩ, nếu tôi không nhận điểm trượt năm 15 tuổi và không nhận được sự ủng hộ của gia đình trong những giai đoạn khó khăn đó thì tôi sẽ chẳng thể nào có được sự thay đổi trong đời và trở thành tác giả ăn khách được. Đó là lý do tại sao học bạ quan trọng đến vậy, đặc biệt nếu đó là học bạ ghi điểm số tệ hại. Cuối cùng tôi nhận ra học bạ không chỉ đo lường những gì chúng ta biết mà còn những gì chúng ta cần cải thiện trong cuộc sống. Bản báo cáo tài chính cũng giống y như vậy. Đó là học bạ của bạn về những điều bạn làm tốt về tài chính. Đó là học bạ trường đời của bạn. CON BẠN CẦN BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGAY TỪ BÂY GIỜ Tôi nhận được sự khởi đầu về tài chính năm lên 9. Đó là những năm tháng người bố giàu giới thiệu cho tôi về bản báo cáo tài chính. Nhưng điều lớn hơn cả sự tự tin mà tôi có được khi hiểu bản báo cáo tài chính là "ba chữ T", như người bố giàu của tôi thường gọi, là Tự tin, Tự chủ và Tự sửa sai. Người thường nói với Mike và tôi: "Nếu con hiểu được cách bản báo cáo tài chính vận hành thì con sẽ tự tin hơn về khả năng tài chính của mình, con sẽ tự chủ

hơn về tiền bạc và quan trọng nhất là con sẽ có thể tự sửa sai khi mọi thứ đi chệch ra khỏi quỹ đạo tài chính của con. Người ta thiếu sự hiểu biết về tài chính chỉ bởi vì thiếu tự tin về tài chính, nên họ mất tự chủ và hiếm khi tự sửa sai trước khi quá muộn." Lúc còn nhỏ, tôi đã bắt đầu học bằng tinh thần, bằng cảm xúc, bằng thể chất và bằng trí tuệ những đường ngang ngõ tắt của ba chữ T. Lúc đó, tôi không hiểu hết điều đó, và đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hiểu hết được. Tuy nhiên, sự giáo dục cơ bản về tài chính đó là nền tảng cho kiến thức tài chính lâu dài, bất biến, nó giúp tôi có một sự khởi đầu tốt đẹp về tài chính trong cuộc đời... và tất cả đều bắt đầu với sự hiểu biết về bản báo cáo tài chính. PHÁC HỌA ĐẨU TIÊN CỦA TÔI Người bố giàu bắt đầu bằng những phác họa đơn giản. Khi chúng tôi vẽ được những phác họa sơ bộ, Người muốn chúng tôi nắm vững các từ ngữ, các định nghĩa và các mối quan hệ. Tôi biết được cách các từ ngữ và các giản đồ quan hệ với nhau. Khi tôi nói với những người được tập huấn về tài chính, họ bảo rằng mặc dầu họ có một tài khoản lúc còn đi học, nhưng họ chẳng thể nào hiểu được mối quan hệ giữa các từ ngữ - và như người bố giàu đã nói: "Chính mối quan hệ mới là quan trọng." 

Thu nhập

Chi phí

Tài sản

Tiêu sản

NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU Người bố nghèo thường nói: "Ngôi nhà của chúng ta là một tài sản." Và đó cũng là xuất phát điểm của hầu hết những vấn đề về tài chính của Người. Chính sự hiểu lầm này, hoặc sự tách bạch không mấy rõ ràng trong định nghĩa, đã gây nên những rắc rối về tài chính cho bố tôi và nhiều người khác trong cuộc sống. Khi bạn ném một hòn sỏi xuống hồ, bạn sẽ thấy những gợn sóng lan ra từ điểm đầu tiên hòn sỏi chạm mặt nước. Khi một người bước vào đời mà không hiểu nổi sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản thì những làn sóng lan ra từ việc đó có thể sẽ ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của người đó. Và đó là lý do người bố giàu nói: "Chính mối quan hệ mới là quan trọng." Mặc dù tôi đã lặp lại vấn đề này trong một quyển sách khác, nhưng nhắc lại một

lần nữa ở đây cũng không thừa. Đó là bước đầu tiên quan trọng đem lại cho con bạn sự khởi đầu tốt đẹp về tài chính, trong cuộc đời. ĐIỀU GÌ XÁC ĐỊNH MỘT TÀI SẢN HAY MỘT TIÊU SẢN? Điều gì xác định một tài sản và điều gì xác định một tiêu sản? Khi tôi tra từ điển, tôi càng thấy rối thêm. Đó là nhược điểm của cách học lý thuyết, không có gì cụ thể trong các định nghĩa. Giản đồ đơn giản của một bản báo cáo tài chính cho ta cách học cụ thể về các định nghĩa, dù cho nó chỉ là một vài dòng trên một mẩu giấy. Để minh họa quan điểm của tôi, xin đưa ra một định nghĩa của từ tài sản trong một quyển từ điển:

Tài sản a: của cải của người đã chết, b: toàn bộ của cải của một cá nhân, công ty, đoàn thể. c: những mục trong bảng cân đối cho biết giá trị ghi sổ của của cải. Đối với nhiều người có tài năng học tập và IQ cao, một định nghĩa như vậy có thể là thỏa đáng. Có lẽ họ có thể đọc những từ ngữ và liên tưởng đến một tài sản thực sự để hình dung. Nhưng đối với một đứa bé mới chín tuổi như tôi lúc bấy giờ, những từ ngữ đó thôi chẳng làm tôi hiểu. Đối với một thằng nhóc 9 tuổi ham làm giàu, định nghĩa trong từ điển thật rối rắm và vô lý. Nếu sự thông minh là để phân biệt giỏi dở tốt hơn, thì để làm giàu tôi cần phải biết định nghĩa rõ ràng hơn những gì viết trong từ điển, và tôi cần biết chúng thật hơn là chỉ qua từ ngữ. Để tôi dễ hiểu hơn Người dùng một mẩu giấy và cho tôi thấy mối quan hệ giữa bảng kê thu nhập và bảng cân đối. Người nói: "Cái xác định một thứ có phải là tài sản hay không mà con liệt kê trong bảng cân đối, chính là sự lưu thông tiền tệ. Lưu thông tiền tệ có thể là từ quan trọng nhất trong thế giới tài chính, nhưng nó lại là từ được hiểu ít nhất. Con có thể thấy tiền, nhưng nhiều người không thể thấy được sự lưu thông. Do vậy, sự lưu thông tiền tệ mới xác định được một thứ có thực sự là tài sản hay không, hay là một tiêu sản, hay là một thứ bỏ di." MỐI QUAN HỆ "Chính sự lưu thông tiền tệ giữa bảng kê thu nhập và bảng cân đối sẽ thực sự xác định cái gì là tài sản hay cái gì là tiêu sản," người bố giàu lặp đi lặp lại. Nếu bạn muốn cho con mình một sự khởi đầu tài chính trong đời, hãy ghi nhớ những dòng này và lặp đi lặp lại với con bạn. Con bạn cần phải thông suốt câu này. Nếu con bạn không hiểu, rất có thể nó sẽ ra ngoài, mua mấy cây gậy chơi golf, nhét chúng vào gara và đưa vào danh mục tài sản khi chúng kê khai báo cáo tài chính cho ngân hàng để vay tiền. Trong thế giới của bố tôi, những cây gậy chơi golf nằm trong gara không phải là tài sản. Nhưng trong rất nhiều hồ sơ vay ngân hàng, bạn có thể

những cây gậy này - những món ve chai - là tài sản. Chúng được đưa vào danh sách trong cột tài sản ở mục gọi là "Vật Dụng Riêng." Đó là nơi bạn có thể liệt kê ra giày dép, bàn ghế, quần ảo, chén bát, thậm chí cả những cái vợt tennis cũ như những tài sản trong cột tài sản - và đó là lý do nhiều người không ngóc đầu giàu lên nổi. Họ không biết mối liên hệ giữa bảng kê thu nhập và bảng cân đối. Và đây là một mẫu lưu thông tiền tệ của một tài sản.

Nói cách khác, tài sản là tiền chảy vào cột thu nhập. Còn đây là mẫu lưu thông tiền tệ của một tiêu sản.

Nói cách khác, tiêu sản là tiền chảy ra khỏi cột chi phí. Bạn không cần phải là một chuyên gia mới biết được sự khác nhau giữa tiền vào và tiền ra. Để tôi và Mike hiểu rõ hơn ý tưởng này, người bố giàu thường hay nói: "Tài sản là thứ đưa tiền vào túi con, còn tiêu sản là thứ lấy tiền ra khỏi túi con." Là một đứa

trẻ 9 tuổi tôi đã hiểu được điều dó. Nhiều người lớn lại không hiểu nổi! Khi tôi lớn lên và hiểu rằng nhiều người cứ phải bám vào những công việc ổn định, người bố giàu còn triển khai thêm định nghĩa của Người. Người nói: "Nếu con mất việc, tài sản sẽ nuôi sống con, còn tiêu sản sẽ nuốt chửng con. Hầu hết nhân viên của bố không thể ngưng làm việc vì họ đã mua nhiều tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, và họ đang bị gặm nhấm hàng tháng bằng những hóa đơn phải trả để nuôi những tiêu sản này, những thứ mà họ nghĩ là tài sản." Một lần nữa, lại là một định nghĩa khá phức tạp, nhưng có ở địa vị của họ, ngồi ở đầu bàn của người xin việc, khóc khi bị sa thải, tôi mới hiểu được tại sao việc biết rõ sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản lại quan trọng đến vậy. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc biết rõ các định nghĩa từ lúc chưa đến 15 tuổi. Đó là một sự khởi đầu tài chính to tác trong đời đối với tôi. NHỮNG BƯỚC KẾ TIẾP Cho nên bước đầu tiên bắt đầu bằng những phác họa đơn giản và sự củng cố thường xuyên qua nhiều năm. Ngày nay, người ta vẫn tranh cãi rằng ngôi nhà là một tài sản. Một lần nữa, ở mức độ đầu tiên của sự ngụy biện về tài chính, điều đó có thể đúng. Tôi nghĩ một trong những lý do chỉ một trong số hàng trăm người giàu ở tuổi 65 là hầu hết người ta không biết sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Người ta làm việc cật lực vì sự ổn định của công việc và tích cóp tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản. Nếu con bạn mua một tiêu sản và nghĩ đó là tài sản thì con bạn chẳng thể nào nghỉ hưu trước tuổi 30. Nếu chúng cứ khăng khăng mua tiêu sản mà chúng nghĩ là tài sản, thì chúng chắc chắn sẽ phải làm việc cật lực suốt đời, không thể khá lên dù cho chúng tốt nghiệp từ trường nào, điểm cao thấp ra sao, hay chúng có siêng năng làm lụng đến đâu hoặc chúng kiếm được bao nhiêu tiền. Đó là lý do tại sao kiến thức căn bản về tài chính lại quan trọng đến thế. Chỉ cần biết đơn giản rằng sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản cũng giống như một hòn sỏi chạm vào mặt nước hồ. Những làn sóng lan ra sẽ tiếp tục lan truyền cho đến hết cuộc đời sau này của con bạn. Tôi không nói là đừng mua nhà, và tôi cũng không nói hãy trả hết nợ của bạn. Tôi chỉ muốn nói rằng để giàu lên, người ta cần thông thạo hơn về kiến thức tài chính, đó là khả năng đưa ra những phân biệt giỏi hơn những người bình thường. Nếu bạn muốn tự phân biệt tốt hơn, hãy đọc qua những quyển Dạy Con Làm Giàu tập 1,2,3. Mỗi quyển sách bàn về một lĩnh vực khác nhau hoặc đưa ra những phân biệt về những vấn đề cơ bản của tài chính, giúp bạn tăng kiến thức về tài chính của mình hơn nữa. Nếu bạn có được thông tin tốt hơn, bạn có cơ hội tốt hơn để ảnh hưởng đến tương lai tài chính của con bạn. Xét cho cùng, một trong những lý do người giàu càng giàu hơn; người nghèo càng nghèo đi; người bình bình thì sa lầy vào nợ nần và phải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#doc9218