196. 4 MẸO HIỆU QUẢ ĐỂ NHỜ ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ VÀ NHẬN LẠI LỜI ĐỒNG Ý

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[ 4 MẸO HIỆU QUẢ ĐỂ NHỜ ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ VÀ NHẬN LẠI LỜI ĐỒNG Ý ]

Tâm lý học xã hội cho thấy rằng mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn chỉ cần biết hỏi đúng cách.

Nếu bạn đã từng liếc qua phần lời cảm ơn của một cuốn sách, hay nghe một bài phát biểu nhận giải Oscar, bạn sẽ biết rằng không ai tự mình mà có thể đạt được những thành tựu to lớn cả. Ngay cả với những thành tựu mang tính cá nhân, vẫn có vô số người đứng sau hậu trường, cung cấp các kỹ năng, hiểu biết và chuyên môn của họ để đưa người khác đến dưới ánh đèn sân khấu.

Là loài động vật có tính xã hội cao, con người chúng ta thường phụ thuộc vào nhau để học hỏi và phát triển. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc giúp đỡ người khác thực sự khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn và tính hào phóng có thể là một hình thức thích nghi tiến hóa quan trọng của loài người. Nếu chúng ta dễ dàng trợ giúp cho người khác, vậy tại sao, sau đó ta lại không thoải mái khi đi nhờ đến sự giúp đỡ?

Trong một xã hội luôn ngợi ca việc tự lập và tự lực, con người ngày càng cảm thấy khó khăn hơn khi nhờ đồng nghiệp, bạn bè và thậm chí là người thân gia đình giúp đỡ khi cần. Chỉ cần 1 suy nghĩ đơn thuần của việc yêu cầu giúp đỡ có thể ăn mòn cái tôi của chúng ta, làm suy yếu sự tự tin của bản thân, khiến ta nghi ngờ về khả năng của bản thân, và thậm chí còn làm ta tê liệt với cảm giác lo lắng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người kết nối về mặt kỹ thuật số và xa rời về mặt cảm xúc hơn bao giờ hết, thì thực tế khắc nghiệt là không ai có thể tự thân một mình hành động được.

Học cách yêu cầu (và chấp nhận) sự giúp đỡ có lẽ là một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất mà bạn có thể phát triển. May mắn thay, nghiên cứu mới cho thấy rằng nhờ vả và thực sự nhận được sự giúp đỡ dễ dàng và ít khó khăn hơn bạn tưởng nhiều.
Nhưng trước tiên, hãy xem xét hành vi lưỡng lự mỗi khi đưa ra sự giúp đỡ để có thể tận dụng được lòng vị tha mà đã tiến hóa theo chúng ta từ lâu này

Tại sao nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác lại khó khăn đến vậy?

Lý do lớn nhất ở đây chính là cảm giác sợ hãi. Ta sợ rằng mình sẽ bị từ chối, cười nhạo hoặc sẽ bị nói là giả tạo. Mặc dù những nỗi sợ này thường không có cơ sở, nhưng chúng ta vẫn không muốn nhờ người khác giúp vì hành động tưởng chừng đơn giản này lại mang đến nhiều rủi ro xã hội cao: bị từ chối, dễ bị tổn thương, địa vị giảm sút và bị tước đi quyền kiểm soát. Trước những mối đe dọa này, lý trí đã bị nỗi sợ hãi lấn át, và như các nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy, nguy cơ đau đớn về cảm xúc này sẽ kích hoạt các vùng não tương tự như với nỗi đau thể xác.

Một lý do khác giải thích cho việc con người thấy khó khăn khi yêu cầu giúp đỡ là vì chúng ta khá tệ trong việc nói lên nhu cầu của mình theo cách mà người khác có thể cung cấp sự giúp đỡ mang tính xây dựng. Điều này một phần là do hiện tượng thiên vị nhận thức mà các nhà tâm lý học xã hội gọi là ảo giác về tính minh bạch, hoặc do niềm tin sai lầm rằng cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu của chúng ta là hiển nhiên đối với người khác. Chúng ta thường xuyên thụ động chờ đợi ai đó nhận thấy lời cầu xin ngoại cảm của mình để được giúp đỡ và chắc chắn sẽ thất vọng khi không ai giúp.

Không thể chối cãi được rằng, để nhận được giúp đỡ, bạn sẽ phải hỏi người khác. Các rủi ro cao lẫn cảm giác lúng túng khi nhờ giúp trong văn hóa cá nhân đã gây trở ngại cho nhiều người. Nhưng cách tốt nhất để thấy thoải mái hơn khi yêu cầu giúp đỡ là cải thiện nó.

4 mẹo để yêu cầu (và nhận) trợ giúp

Dưới đây là một số mẹo đơn giản để bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ một cách hiệu quả và đảm bảo rằng bạn nhận được lời đồng ý để yêu cầu của mình được đáp ứng 1 cách chu đáo.

1. Hãy nói 1 cách súc tích và cụ thể. Quá trình nhờ vả và giúp đỡ người khác chỉ có thể hiệu quả với 1 điều kiện quan trọng: giao tiếp phải rõ ràng. Cố gắng truyền đạt yêu cầu của bạn một cách rành mạch và chính xác nhất có thể. Bạn không cần phải giải thích quá nhiều: chỉ cần mô tả nhiệm vụ là gì, tại sao nó quan trọng đến thế và đối phương được yêu cầu có thể đóng góp như thế nào. Cố gắng càng cụ thể càng tốt, để họ biết chính xác những gì phải làm và có thể đánh giá chính xác bao nhiêu thời gian và năng lượng cần thiết cho việc đó. Hơn nữa, hãy luôn sẵn sàng đàm phán. Hãy để họ quyết định mức độ hỗ trợ mà họ có thể cung cấp và cố gắng tìm một giải pháp mà đôi bên cùng có lợi.

2. Đừng xin lỗi. Đừng xin lỗi vì đã nhờ giúp đỡ. Không ai thấy hào hứng về một nhiệm vụ mà người hỏi cảm thấy cần phải xin lỗi cả. Tất cả chúng ta đều cần giúp đỡ một lúc nào đó thôi và không có gì phải xấu hổ về hành động đó cả, nhưng việc xin lỗi làm cho bạn trông có vẻ như đang làm điều gì đó sai trái và đáng nghi vậy.
Thêm nữa, đừng nói giảm nói tránh nhu cầu của mình bằng những cụm từ như “Tôi ghét phải nhờ…” hay “Nó chỉ là một việc nhỏ thôi.” Điều này khiến cho sự giúp đỡ của họ trở nên tầm thường và không còn mang lại cảm giác vui vẻ khi đối phương hoàn thành việc giúp đỡ. Thật sự thì, tôi cảm thấy thế nào nếu như bạn nói rằng mình “ghét phải nhờ tôi”? Tương tự, đừng yêu cầu họ làm cho bạn một ân huệ. Điều này có thể khiến mọi người cảm thấy bắt buộc phải đồng ý.

3. Hãy đích thân nhờ người giúp, chứ đừng coi nó như một giao dịch.
Đừng yêu cầu ai đó giúp đỡ bạn qua email hoặc tin nhắn. Mặc dù dù nhắn tin nhờ một ai đó thật dễ dàng, nhưng nhưng để nhắn tin từ chối thì còn dễ hơn nữa. Hãy cố gắng nói chuyện trực tiếp hoặc gọi đối phương. Nghiên cứu cho thấy các yêu cầu trực tiếp thường thành công hơn gấp 34 lần!

Làm yêu cầu của bạn mang tính cá nhân hơn bằng cách giải thích lý do tại sao kỹ năng hoặc chuyên môn của đối phương lại phù hợp với nhiệm vụ này. Điều này khiến họ trở thành một người hữu ích và không chỉ là một phương án dự phòng khác mà bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi mọi người được yêu cầu “trở thành một nhà tài trợ hào phóng”, thay vì chỉ đơn giản là được yêu cầu quyên tặng, họ có nhiều khả năng đồng ý và quyên góp một khoản tiền lớn hơn.

Cuối cùng, đừng nhấn mạnh đến việc có đi là phải có lại.

Mặc dù chúng ta có xu hướng nghĩ rằng thỏa thuận ngọt ngào với lời hứa sẽ đền bù cho người kia là một chiến lược thông minh, nhưng câu nói đó làm cho yêu cầu của bạn như một giao dịch vậy. Mọi người không thích làm người khác phải mang ơn mình, và những họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ hơn nếu bạn thể hiện sự cảm kích về sự giúp đỡ ấy, hơn là gán cho nỗ lực của họ một giá trị tiền tệ.

4. Báo lại đối phương kết quả.

Ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn của bản thân, bạn nên để chia sẻ kết quả hữu hình mà giúp người trợ giúp đã đem đến cho mình. Dù tất cả chúng ta đều muốn nghĩ rằng những hành động hào phóng là phần thưởng của chính họ rồi, nhưng thực tế là mọi người luôn mong được đánh giá là hiệu quả. Ai cũng muốn cảm thấy rằng những việc họ làm và sự trợ giúp họ trao đều có ích. Ngoài việc dành thời gian để chỉ cho những người giúp bạn lý do tại sao sự hỗ trợ của họ quan trọng với bạn, mà hãy nhắc đến cách việc ấy tạo ra tác động lớn hơn đến cuộc sống, công việc hoặc cộng đồng của bạn như thế nào.

Lần tới khi bạn nghĩ rằng bạn cần hỗ trợ, hãy nhớ rằng có nhiều người muốn giúp một tay hơn bạn nghĩ đó. Quan trọng hơn, hãy sử dụng những gợi ý này để hỏi theo cách mà sẽ truyền sức mạnh cho bản thân và người mà bạn nhờ giúp đỡ để có thể gặt hái những phần thưởng từ sự hào phóng và hợp tác.

Nguồn bài viết : whypsychologytoday
Bài viết được dịch bởi : Nguyễn Hà Thu

// Lương Triễn Cường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro