173. TÂM LÝ HỌC ĐẰNG SAU VIỆC CHÚNG TA THƯỜNG NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Tất cả chúng ta đều trì hoãn vào lúc này hay lúc khác, và các nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề này đặc biệt rõ ở các sinh viên. Ước tính 25 đến 75% sinh viên đại học trì hoãn trong công việc học tập của họ.
Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy một con số khổng lồ 80 đến 95% sinh viên đại học trì hoãn một cách thường xuyên, đặc biệt là khi phải hoàn thành bài tập. Một cuộc khảo sát năm 1997 cho thấy sự trì hoãn là một trong những lý do hàng đầu khiến ứng viên Tiến sỹ không hoàn thành luận án của họ.
Theo Ferrari, Johnson và McCown, có một số sai lệch nhận thức cơ bản dẫn đến sự trì hoãn trong học tập.

Sinh viên có xu hướng:
-Đánh giá quá cao thời gian họ còn lại để thực hiện các nhiệm vụ
-Đánh giá quá cao động lực của họ trong tương lai
-Đánh giá thấp thời gian hoàn thành được một số công việc nhất định
-Sai lầm khi cho rằng họ cần phải có một tâm trí phù hợp mới có thể bắt đầu được một công việc hay dự án.
Khi bạn đọc những điều trên, có lẽ bạn sẽ nhớ lại một vài lần trong quá khứ rằng với cùng một loại logic đã khiến bạn trì hoãn mọi thứ để sau mới làm. Hãy nghĩ về deadline mà bạn nghĩ rằng bạn còn một tuần để hoàn thành một nhiệm vụ thực sự đến hạn vào ngày hôm sau? Hay là về những khi bạn quyết định không dọn dẹp nhà của bạn bởi vì bạn "không cảm thấy muốn làm điều đó ngay bây giờ."
Chúng ta thường cho rằng các công việc sẽ không mất nhiều thời gian để hoàn thành như vốn dĩ nó cần, điều này có thể dẫn đến cảm giác an toàn sai lầm khi chúng ta tin rằng chúng ta vẫn còn nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ đó. Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần vào sự trì hoãn là quan điểm rằng chúng ta phải cảm thấy được truyền cảm hứng hoặc động lực để thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm cụ thể.
Thực tế là nếu bạn đợi cho đến khi tâm trí bạn ở trong một trạng thái phù hợp để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định (đặc biệt là những việc không mong muốn), bạn có thể sẽ thấy rằng thời điểm thích hợp chỉ đơn giản là không bao giờ xuất hiện và nhiệm vụ không bao giờ hoàn thành.
Sự tự nghi ngờ bản thân cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Khi bạn không chắc chắn làm thế nào để giải quyết một vấn đề hoặc không an toàn trong khả năng của bạn, bạn có thể thấy mình đã bỏ qua nó để làm việc khác trước.

🤜Tác động tiêu cực của sự trì hoãn

Không chỉ những sinh viên rơi vào cái bẫy "Tôi sẽ làm sau". Theo Joseph Ferrari, GS Tâm lý học tại Đại học DePaul ở Chicago và là tác giả của Still Procrastinating: The No Regret Guide to Get It Done (tạm dịch: Vẫn trì hoãn: Hướng dẫn hoàn thành công việc để không hối tiếc), khoảng 20% người Mỹ trưởng thành là những người trì hoãn kinh niên. Những người này không trì hoãn đôi khi, mà đó là một phần cơ bản trong lối sống của họ. Họ thanh toán hóa đơn muộn, không bắt tay vào các nhiệm vụ lớn cho đến đêm trước thời hạn, trì hoãn mua sắm cho đến đêm Giáng Sinh và thậm chí nộp tờ khai thuế thu nhập của họ muộn.
Thật không may, sự trì hoãn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số lĩnh vực cuộc sống, bao gồm cả sức khỏe tâm thần của một người. Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vào đầu học kỳ mới, những sinh viên là người trì hoãn có ít bệnh tật và mức độ căng thẳng thấp hơn so với những sinh viên không trì hoãn. Điều này đã thay đổi đáng kể vào cuối học kỳ, khi ấy những sinh viên trì hoãn có mức độ căng thẳng và bệnh tật cao hơn.
Sự trì hoãn không chỉ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn; nó cũng có thể gây hại cho các mối quan hệ xã hội của bạn. Bằng sự vô trách nhiệm, bạn đang đặt gánh nặng lên những người xung quanh. Nếu bạn thường xuyên đâm đầu vào các dự án khi đã sắp muộn hoặc sát deadline, những người phụ thuộc vào bạn như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và sinh viên của bạn có thể trở nên bực bội.

☝️Những lý do dẫn đến trì hoãn

Theo Tuckman, Abry và Smith, có 15 lý do chính:
- Không biết cần phải làm gì
- Không biết làm như thế nào
- Không muốn làm
- Không quan tâm nó có xong hay không
- Không quan tâm khi nào nó xong
- Không cảm thấy có tâm trạng làm điều đó
- Có thói quen "nước đến chân mới nhảy"
- Tin rằng bạn làm việc tốt hơn dưới áp lực
- Suy nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành nó vào phút cuối
- Thiếu sáng kiến để bắt đầu
- Quên
- Đổ lỗi cho bệnh tật hoặc sức khỏe kém
- Chờ đợi thời điểm thích hợp
- Cần thời gian để suy nghĩ về nhiệm vụ
- Trì hoãn một nhiệm vụ để làm một nhiệm vụ khác

💪Người trì hoãn khác không trì hoãn ở điểm nào?
Trong hầu hết các trường hợp, sự trì hoãn không phải là dấu hiệu quá nghiêm trọng. Đó là một xu thế xảy đến với chúng ta lúc này hay lúc khác. Chỉ trong trường hợp sự trì hoãn trở nên mãn tính đến mức nó bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của một người thì nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề không chỉ ở kỹ năng quản lý thời gian kém; đó là một dấu hiệu cho thấy một lối sống không lành mạnh, như những gì Ferrari đề cập đến.
"Những người không trì hoãn tập trung vào nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Họ có bản sắc cá nhân mạnh mẽ hơn và ít quan tâm đến những gì các nhà tâm lý học gọi là" lòng tự trọng xã hội " - cách mà những người khác thích chúng ta - trái ngược với lòng tự trọng là cách chúng ta cảm nhận về chính bản thân chúng ta" -Tiến sĩ Ferrari giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ.
Theo nhà tâm lý học Piers Steel, những người không trì hoãn có xu hướng cao về đặc điểm tính cách được gọi là SỰ TẬN TÂM, một trong những khuynh hướng rộng được xác định bởi Mô hình tính cách 5 yếu tố. Những người có sự tận tâm cao cũng có xu hướng cao trong các lĩnh vực khác bao gồm tự kỷ luật, kiên trì và trách nhiệm cá nhân.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể tham khảo các cách giúp ta vượt qua sự trì hoãn^^  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro