158. CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  11 CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN

Những mẹo đơn giản để dừng việc lười biếng lại.

Tất cả mọi người đều từng trì hoãn một việc gì đó vào một thời điểm nào đó trong đời(ví dụ như việc đáng nhẽ ra tôi phải gửi bài báo này từ ngày hôm qua...)
Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn - hay những người khác – lại trì hoãn không? Trong khi một số xem nó (trong bản thân hoặc người khác) như sự lười biếng, có thể có một thứ khác khi chơi đùa. (???)
Trong tâm lý học, từ lâu mọi người đã cho rằng những người hay trì hoãn đều có một quan niệm sai lầm về thời gian- họ nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để làm việc cần làm hơn thực tế. Trong một vài trường hợp thì điều này là đúng, nhưng với một số nghiên cứu gần đây người ta phát hiện ra rằng những người hay trì hoãn gặp khó khăn trong việc quản lý. Cụ thể, có vẻ như người ta thường đổ lỗi cho việc có ác cảm với nhiệm vụ - khi ta nhìn nhận công việc một cách khó chịu ("Rồi mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn, nhàm chán, đau đớn..."), họ thường xuôi theo chiều hướng trì hoãn nó.

Những người hay trì hoãn thường sẽ cố gắng né tránh đau khổ, nhưng cách làm này có thể sẽ làm cho ta khổ sở nhiều hơn trong thời gian dài về sau. Sự trì hoãn có thể làm gia tăng khả năng bị stress, gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm suy giảm hiệu suất. Những người này thường có xu hướng gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn và hay cảm thấy hối tiếc nhiều hơn nhóm người không phải người trì hoãn. Hơn nữa, sự trì hoãn cũng có thể cản trở bạn có những cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc tự phê phán bản thân khi đã bỏ bê nhiệm vụ.

Nếu bạn muốn đấu tranh với sự trì hoãn của bản thân, hãy thử bất kỳ cách nào sau đây:

1. Loại bỏ sự sợ hãi

Một trong những lý do lớn nhất khiến mọi người trì hoãn chính là sự khiếp đảm, hoặc họ phải làm một việc gì đó quá lớn lao. Điều này có thể khiến cho ta cảm thấy quá khó khăn, chán nản, hoặc đau khổ để có thể hoàn thành được nhiệm vụ; căn bản là cách nhìn của ta với công việc đó sẽ là "không thể hoàn thành nổi".

Thực tế, công việc khó khăn, chán nản và những thách thức sẽ chẳng giết bạn được đâu- hay thậm chí là làm bạn bị bệnh đi chăng nữa. Sự trì hoãn, mặt khác, có liên quan tới stress- hãy nghĩ về việc bạn cảm thấy căng thẳng như thế nào khi bạn không gọi cú điện thoại mà bạn biết rằng bạn bắt buộc phải thực hiện. Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào lý do tại sao bạn lại phải hoàn thành công việc đó: "Phải, đây không phải là việc mình yêu thích, nhưng rồi mình sẽ vượt qua thôi."

2.Tập trung vào "lý do của bạn"

Các nhà hoạch định chính sách tập trung nhiều hơn vào những lợi ích ngắn hạn (tránh những căng thẳng liên quan đến công việc) chứ không phải những kết quả lâu dài (sự lo lắng nếu không làm việc, cũng như hậu quả nếu như bạn lảng tránh nhiệm vụ này). Thay vào đó, hãy thử tập trung vào "lý do tại sao" bạn lại làm nó: Có lợi gì khi ta hoàn thành nhiệm vụ?

Nếu bạn đã từng hoãn việc dọn sạch tủ quần áo, hãy tưởng tượng khi bản thân bước vào bên trong khi nó không còn lộn xộn nữa, và cảm giác đó tuyệt vời như thế nào. Và hãy xem xét về việc bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền nếu bán hàng trên eBay, hoặc những người có nhu cầu sẽ cảm thấy thế nào khi họ nhận được thứ mình muốn như một món quà.

Nếu bạn đã lảng tránh một chương trình tập thể dục thể thao, hãy nhớ rằng bài tập thể dục đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều năng lượng tích cực hơn, làm bạn tự tin hơn, và giúp bạn trở thành một tấm gương cho con trẻ.

3. Tìm hiểu lịch trình bản thân

Những dự định sẽ được hoàn thành "khi tôi có thời gian" (cũng giống như "Tôi sẽ làm khi tôi rảnh") có xu hướng thường xuyên không được thực hiện, nếu có. Bạn cần phải lên lịch cho bản thân khi bạn chuẩn bị tiến hành một dự án nào đó, và đặt nó sang một bên, giống như bạn chuẩn bị có một cuộc họp quan trọng vậy.

Và tới khi bạn phải làm việc đó, hãy hẹn giờ để bạn có thể tập trung cho công việc trong khoảng thời gian đã định.

4. Hãy thực tế

Khi bạn thiết lập lịch trình cho bản thân, hãy cố gắng giúp bản thân có thể thành công. Các dự án thường mất nhiều thời gian hơn dự kiến, nên hãy tính cả thời gian dự phòng. Và tìm cách để công việc có thể dễ dàng hơn cho bạn: Nếu, lấy ví dụ, bạn không phải là người hay dậy sớm, đừng mong đợi bản thân sẽ dậy sớm hơn mọi khi một tiếng đồng hồ để thực hiện bài tập thể dục mà bạn đã định trước trong tháng. Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt lịch cho việc này trong bữa trưa hoặc trước bữa tối.

5. Tách nhỏ công việc

Khi dự án mà bạn đề ra có vẻ không thể hoàn thành, chúng ta thường trở nên trì hoãn. Vậy tại sao ta lại không tách nhỏ nó ra thành nhiều phần? Lấy ví dụ, nếu bạn muốn viết một cuốn sách, bạn có thể chọn việc phác thảo, xác định từng chương, nghĩ về các đoạn sẽ viết trong mỗi chương, và hứa rằng sẽ viết một đoạn vào lúc nào đó. Tách nhỏ lượng công việc phải làm ra sẽ giúp bạn bớt choáng ngợp và đồng thời nhẹ nhõm hơn.

6. Đừng ngụy biện nữa.

Những câu nói này nghe có quen không? "Tôi cần phải có hứng thú đã." "Tôi sẽ đợi đến khi nào tôi có thời gian." "Tôi làm việc tốt hơn khi có áp lực." "Tôi cần X xảy ra trước khi tôi có thể bắt đầu."

Thôi đi!

Hãy thành thực với bản thân: Đây chẳng qua chỉ là những lời ngụy biện. Phải, mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu ta "có cảm hứng", nhưng đợi tới khi điều này xảy ra cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ bắt tay vào làm dự án mà mình đề ra.

7. Tìm một đối tác

Hãy thiết lập một thời hạn cụ thể phải hoàn thành nhiệm vụ. Và tìm người nào đó sẽ giúp để bạn giữ đúng tiến trình công việc. Nó có thể là một lời hứa với ông chủ của bạn rằng bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian đã định trước. Hoặc người đó cũng có thể trở thành người hướng dẫn giúp bạn không đi chệch khỏi quỹ đạo công việc. Hoặc đơn giản hơn là tìm một đối tác có trách nhiệm. Trong mối quan hệ này, bạn sẽ kết nối với một người nào đó (ví dụ, bằng điện thoại) vào một khoảng thời gian nhất định (có thể là một lần một tuần) và cam kết bạn sẽ làm được những gì trước lần nói chuyện sau. Nếu không muốn làm kẻ thất hứa, đây có thể là một cách tuyệt vời để giảm bớt sự trì hoãn. (Lưu ý: Nếu muốn giữ quan hệ với những người quan trọng với bạn, tôi cho rằng bạn không nên để những người này làm đối tác của mình. Bạn sẽ không muốn quan hệ giữa bạn và người đó xuất hiện những rạn nứt đâu.)

8. Tối ưu hóa môi trường của bạn.
Môi trường xung quanh bạn có thể hỗ trợ hoặc giảm thiểu năng suất của bạn. Hãy cẩn thận đặc biệt là về công nghệ, ví dụ như email hoặc messenger của bạn có thể sẽ dùng ping* để cho bạn biết rằng ai đó đã đọc tin nhắn. Các phương tiện truyền thông xã hội, "tìm kiếm thông tin" trên internet sẽ đẩy bạn ra xa khỏi mục tiêu chính, hoặc những cú điện thoại sẽ làm bạn xao lãng.
*ping: một Ping là một tiện ích đi kèm trong UNIX, Internet và các hệ thống mạng TCP/IP.Nó gửi thông báo kiểu tiếng vang đến các email. Nói chung mời mọi người tra google.

Vì vậy hãy thử làm thế này: Trong khoảng thời gian bạn đã dành riêng ra để làm việc đã được định sẵn từ trước, hãy đóng email và IM, tắt điện thoại (hoặc ít nhất là cài chế độ "Không làm phiền" và để nó ra xa ngoài tầm nhìn), và đừng vào bất cứ trang web nào cho tới khi bạn hoàn thành công việc, hay tìm kiếm bất cứ cái gì trên internet cho tới khi mọi việc kết thúc.

9. Trao thưởng cho những hành vi tốt.

Hãy thưởng cho bản thân một món quà- và chỉ khi bạn đã làm những gì bạn đặt ra để làm. Đừng để bản thân băn khoăn về chương trình Netflix mới, kiểm tra các phương tiện truyền thông xã hội của bạn, hay ăn bữa trưa cho tới khi bạn hoàn thành việc bạn đã đặt ra. Vì vậy thay vì sử dụng những việc này và những nỗi phiền nhiễu khác để trì hoãn, hãy làm họ tin rằng bạn có thể hoàn thành những việc mà bạn đã lên lịch cho bản thân.

10. Tha thứ cho bản thân.

Ngừng lôi quá khứ ra để giày vò bản thân. Những suy nghĩ như "Đáng nhẽ ra tôi phải bắt đầu sớm hơn" hay "Lúc nào tôi cũng trì hoãn mọi việc; tôi đúng là một kẻ thất bại" sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. Nghiên cứu đã cho thấy rằng tha thứ cho bản thân về sự trì trệ trong quá khứ sẽ giúp bạn thôi trì hoãn mọi việc.

Bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm về sự trì hoãn trong quá khứ cho tương lai sau này. Như thế nào? Xác định những gì mà bạn muốn tránh mà không tránh được- sự sợ hãi, stress, không hiểu nhiều về việc làm thế nào để tiến bộ, thiếu trách nhiệm giải trình. Và rồi giải quyế những trở ngại này trong hiện tại và cả sau này. Nếu, lấy ví dụ, nỗi sợ hãi đã từng góp phần làm bạn thêm trì hoãn trong quá khứ, vậy bạn có thể làm gì để cảm thấy có thêm sức mạnh và bớt sợ hãi hơn trong tương lai?

11. Thôi quá cầu toàn

Chủ nghĩa cầu toàn là kiểu tâm lý tất cả- hoặc- không gì hết: Hoàn hảo hoặc thất bại. Người theo chủ nghĩa này thường có xu hướng đợi cho tới khi mọi thứ đã hoàn hảo rồi mới tiếp tục- thế nên, nếu có gì đó chưa hoàn hảo, bạn sẽ không thể hoàn thành. Hoặc nếu đó không phải là thời điểm hoàn hảo, bạn sẽ tin là bạn không thể tiến hành. Cái tâm lý tất cả- hoặc- không gì cả này có thể khiến bạn quay trở lại thời điểm ban đầu hoặc ngăn cản bạn hoàn thành công việc.

Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc trở nên tốt hơn thay vì hoàn hảo. Điều này có nghĩa là ta vẫn phải phấn đấu để trở nên xuất sắc, tạo nên sự xuất sắc, hoặc tạo cho bản thân điều kiện tuyệt vời, nhưng phải tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ.

_hảo

Hãy biến "một ngày nào đó" thành ngày hôm nay! Làm theo những hướng dẫn ở trên để thực hiện dự án của bạn, và tự hào về tất cả những tiến bộ của bản thân!

Nguồn:

Tác giả: Elizabeth Lombardo
Dịch: Jelly
Ảnh: Sưu tầm  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro