SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU - Thomas Harris

SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU - Thomas Harris

151 1 24

Những cuộc phỏng vấn ở xà lim với kẻ ăn thịt người ham thích trò đùa trí tuệ, những tiết lộ nửa chừng hắn chỉ dành cho kẻ nào thông minh, những cái nhìn xuyên thấu thân phận và suy tư của cô mà đôi khi cô muốn lảng tránh... Clarice Starling đã dấn thân vào cuộc điều tra án giết người lột da hàng loạt như thế, để rồi trong tiếng bức bối của chiếc đồng hồ đếm ngược về cái chết, cô phải vật lộn để chấm dứt tiếng kêu bao lâu nay vẫn đeo đẳng giấc mơ mình: tiếng kêu của bầy cừu sắp bị đem đi giết thịt. Sự im lặng của bầy cừu hội tụ đầy đủ những yếu tố làm nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị xuất sắc nhất: không một dấu vết lúng túng trong những chi tiết thuộc lĩnh vực chuyên môn, với các tình tiết giật gân, cái chết luôn lơ lửng, với cuộc so găng của những bộ óc lớn mà không có chỗ cho kẻ ngu ngốc để cuộc chơi trí tuệ trở nên dễ dàng. Bồi đắp vào cốt truyện lôi cuốn đó là cơ hội được trải nghiệm trong trí não của cả kẻ gây tội lẫn kẻ thi hành công lý, khi mỗi bên phải vật vã trong ngục tù của đau đớn để tìm kiếm, khẩn thiết và liên tục, một sự lắng dịu cho tâm hồn.…

VỢ NHẶT - Kim Lân

VỢ NHẶT - Kim Lân

38 1 1

Năm 1945 ở Việt Nam, nạn đòi hoành hành nghiêm trọng khiến người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch và ế vợ. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra cô gái ấy, bởi cô tiều tuỵ và hốc hác đi nhiều lắm. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau mấy câu nói nửa đùa, nửa thật mà cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm "đón nàng dâu mới", họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo và cháo cám. Nhưng trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ đã dành cho nàng dâu mới một tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.…

CHÍ PHÈO | Tác phẩm văn học Việt Nam

CHÍ PHÈO | Tác phẩm văn học Việt Nam

54 2 1

Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện. ----- TÓM TẮT --------------Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi r…

BÀ CHÚA CHÈ - Tác phẩm Văn học

BÀ CHÚA CHÈ - Tác phẩm Văn học

20 0 11

Được ví là Từ Hi Thái hậu của lịch sử Việt Nam, Tuyên Phi Đặng Thị Huệ vào cung từ năm 16 tuổi do được chọn vào làm thị tỳ cho một trong những bà Tiệp Dư của chúa Trịnh Sâm là Trần Thị Vinh. Bà xuất thân là con nhà thường dân, có cuộc sống nghèo khổ, phải sống bằng nghề hái chè. Từ khi còn niên thiếu, Đặng Thị Huệ đã nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng. Khi bà vào cung, chúa Trịnh Sâm đang có một cuộc sống hoang đàng xa xỉ với hàng trăm mỹ nữ nhưng vẫn để mắt và đã thích bà ngay từ cái nhìn đầu tiên. Với nhan sắc trời phú và tài đối đáp thông minh, Đặng Thị Huệ nhanh chóng chiếm được vị trí số một trong trái tim Trịnh Sâm. Ông phong cho bà làm Tuyên phi và cưng chiều hết mực. Được chúa sủng ái, Đặng Thị Huệ trở nên lộng hành, thường giở trò, đóng kịch trước mặt chúa.Năm 1777, Đặng Thị Huệ sinh cho chúa một người con trai, được chúa yêu quý lấy tên mình thuở nhỏ đặt cho con là Cán. Trịnh Cán sớm tỏ ra là đứa trẻ khôi ngô và có thiên tư. Trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai cho chúa, đặt tên là Tông. Chúa Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập Trịnh Tông làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi và nhiều tài năng. Hiểu được suy nghĩ của chúa, Đặng Thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Trịnh Cán. Lúc này, triều đình chia làm 2 phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Tuy vậy, phe Trịnh Tông đã thất thế sau một âm mưu giành ngôi bất thành. Từ đó, phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh, người phụ nữ này ngày càng lộng hành.Năm 1781, chúa Trịnh Sâm qua đời. Đặng Thị Huệ thông đồng với Hu…