NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

36 0 4

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc mô tả chi tiết bối cảnh, kế hoạch, lực lượng tham chiến, diễn biến và kết quả 12 trận hải chiến nổi tiếng từ năm 480TCN đến 1982, mà còn đi sâu phân tích ý nghĩa, bài học kinh nghiệm để qua đó độc giả có thể hình dung một cách tương đối khái quát tiến trình phát triển của lực lượng hải quân trên thế giới…

BỨC TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ   CHÂU Á QUA CÁI NHÌN CỦA KISSINGER

BỨC TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á QUA CÁI NHÌN CỦA KISSINGER

292 4 31

Trong tác phẩm Trật Tự Thế Giới, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến "quyền lực có tính chính danh." Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu …

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ

1,047 15 37

Ngay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã. Tác giả đã nghiên cứu kĩ lưỡng về sự ra đời của Đế chế thứ ba ở Đức, con đường dẫn đến quyền lực tuyệt đối của Đảng Quốc xã, diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự thất bại của Phát xít Đức.Nguồn tài liệu của cuốn sách bao gồm lời khai của các nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã, nhật kí của các quan chức, cùng hàng loạt các quân lệnh và thư mật. Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba là một trong những công trình nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất, nói về một trong những giai đoạn u ám nhất của lịch sử loài người.…

SUNG VI TRUNG VA THEP

SUNG VI TRUNG VA THEP

654 6 22

Jared Diamond ngay từ đầu trang sách đã đặt vần đề: Tại sao lịch sử Thế giới giống như một củ hành? Và ông lấy việc bóc từng lớp vỏ kia là công việc hấp dẫn, đầy thử thách. Jared Diamond đã đặt ra cho mình nhiệm vụ giải thích tiến trình lịch sử loài người trên tất cả các châu lục trong 13.000 năm qua. Để tìm ra câu trả lời, ông áp dụng những kết quả nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành khác nhau: sinh học, địa lý học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... một kiến thức bác học rất đáng nể.…

Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

557 0 35

Nguyễn Hiến Lê ra đời trong hoàn cảnh nho học không còn được sủng ái. Cha mất sớm, ông sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của ông ở giữa ranh tốt và xấu: hư hỏng, tha hoá và trong sạch, trinh trắng. Sau những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại để rồi mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học kia lại là người biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện tiếp cận với Hán học.…

Đường chân trời đã mất

Đường chân trời đã mất

101 0 13

Một câu chuyện đọc xong người đọc phải phân vân suy nghĩ.Một câu chuyện về một chiếc máy bay di tản bị cướp đi đưa bốn người về một tu viện Lama ở vùng núi cao Tây Tạng.Hay đúng hơn câu chuyện về một con người Conway, ba mươi tư tuổi, công tác tại lãnh sự quán Anh ở Baskul (Ấn Độ), một người có sức hấp dẫn kỳ lạ. Ai đã gặp anh một lần cũng phải nhớ mãi.…