Tuyên Từ Thái Hậu Nguyễn Thị Anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TUYÊN TỪ THÁI HẬU NGUYỄN THỊ ANH

Trong dân gian luôn quy cho bà là người phụ nữ độc ác nhất lịch sử Việt Nam: giết vua, tàn sát công thần, ám hại hoàng tự. Nhưng sử sách thời Lê, Mạc lại dành nhiều lời khen cho tài đức của Thần phi. Hơn nữa bảo bà đứng sau mọi chuyện là khá vô lý, cũng như không có chính sử nào ghi nhận.

- Thứ nhất Nguyễn Thị Anh đang được sủng ái. Vua ban hiệu "Thần phi" có ý nghĩa xem trọng cao hơn nhiều so với các phi tần khác. chữ "Thần" (宸) trong mỹ hiệu mang ý nghĩa là "nơi ở của hoàng đế", có thể hiểu là tẩm cung của bậc cửu ngũ chí tôn, hàm ý thay hoàng đế cai quản việc nội đình. Ý nghĩa này quả thực rất đặc biệt và tôn quý. Vị phi tần từng được ban phong hiệu "Thần" trong lịch sử không quá nhiều, có Ỷ Lan phu nhân được vua Lý Thánh Tông phong làm Thần phi sau khi hạ sinh Hoàng tử Lý Càn Đức. Còn trong lịch sử Trung Hoa, Võ Tắc Thiên cũng từng được Đường Cao Tông Lý Trị ưu ái ban chữ Thần. Không khó để nhận ra, những vị này không chỉ nhận được thánh sủng vô vàn mà còn có tầm ảnh hưởng lớn ở hậu cung, thậm chí tiền triều.

- Con trai bà được vua Thái Tông yêu thương hết lòng, ưu ái đặt tên Bang Cơ (nghĩa là nền móng của một nước lớn), một cái tên nhưng chứa biết bao nhiêu sự kì vọng. Ngôi vị hoàng thái tử ngay khi Bang Cơ sinh ra đã được xác nhận, vị trí người kế vị cầm chắc trong tay. Trong khi các cựu thần đang xung đột mãnh liệt, mẹ con Nghi Dân luôn nhòm ngó kích động như hổ rình mồi thì việc bà giết vua khác nào bỏ đi chỗ dựa vững chắc nhất.

- Ngô Thị Ngọc Dao không đủ sức mà đấu lại bà Anh, vua Thái Tông không sủng ái thậm chí ghẻ lạnh, mang thai mà vẫn bị cấm túc lưu đày, đến khi sinh con trai cũng chỉ được phong làm một Tiệp dư nhỏ bé. Con trai bà Ngọc Dao là Lê Tư Thành là con thứ 4, mới sinh được 14 ngày thì có thể được làm gì. Cái tên "Tư Thành" ý nghĩa cũng không bằng ba hoàng tử còn lại là Nghi Dân, Bang Cơ, Khắc Xương. Cho nên có thể nói ngay từ đầu Tư Thành chưa bao giờ là sự lựa chọn cho vị trí ngai vàng.

- Thứ tư, lúc này Nguyễn Trãi đã cáo lão hồi hương, quyền lực không, mối quan hệ không thì lấy gì bảo vệ Ngọc Dao và tứ hoàng tử. Người giúp đỡ bà Ngọc Dao thật sự trong những năm tháng lưu lạc là Trịnh Khả chứ không phải Nguyễn Trãi.

- Nhiều giả thuyết đưa ra là bà mang thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con ruột của Thái Tông. Chuyện này là vô lý nhất, thời xưa phi tần được thị tẩm ngày nào, giờ nào đều có người ghi chép lại đầy đủ hết, mà vua Thái Tông là người tài giỏi thế chẳng lẽ lại chấp nhận một cặp sừng to đùng ai nhìn vào cũng biết chắc. Lại bảo, vì sao bà lại không đi hại mẹ con nhà Khắc Xương đi, đấy mới là vật cản to nhất nhì, vừa có quyền lực lại còn hơn tuổi Bang Cơ, không phải sẽ tranh giành gay gắt hơn sao.

- Tiếp nữa, sau khi Thái Tông mất đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với Đinh Liệt, Lê Bôi, tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi, lúc đó mới 2 tuổi tôn bà làm Hoàng Thái hậu. Các quan tha thiết mời bà buông rèm nhiếp chính, bà khiêm nhường không chịu nhận. Chỉ đến khi dâng biểu lần thứ tư bà mới nhận lời.

- Trong lúc bà nhiếp chính Đại Việt ở thời kỳ thái bình thịnh trị, sáp nhập vương quốc Bồn Man, đánh thắng và bắt sống vua Chiêm thành, có chính sách bảo vệ cho goá phụ, cô nhi làm cơ sở cho Thánh Tông sau này.

- Nếu mà bà thật sự ác độc như lời đồn thì liệu mẹ con nhà khác còn sống hay không. Mẹ con nhà Nghi Dân thì thoải mái vi vu trên Lạng Sơn, còn mẹ con Ngọc Dao được đón vào cung, phong vương cho Tư Thành cho học tập đầy đủ. Vua Thánh Tông cũng từng dành lời khen cho sự đức độ của Thái hậu "được yêu như con cho vào toà Kinh diên đọc sách cùng Nhân Tông".

- Về phần con trai bà là vua Lê Nhân Tông, đây là một vị vua tuổi nhỏ nhưng tài không nhỏ, là một vị minh quân tại đức vẹn toàn. Ông hoàn toàn xứng đáng với vị trí là vua một nước. Đáng tiếc nhất là ông mất quá sớm khi chỉ mới 18 tuổi, nếu ông còn sống chắc chắn cũng sẽ không kém Thánh Tông. Chỉ tiếc rằng lịch sử không có chữ "Nếu".

- Nguyễn Thị Anh cũng không phải là người ham muốn quyền lực quá sâu. Năm Nhân Tông 13 tuổi, đủ khả năng để trị quốc bà liền trả lại quyền lực, rút về hậu cung để con trai tự mình quản lý.

- Các tài liệu bôi đen về bà chủ yếu có từ thời nhà Nguyễn, mà các tài liệu này thường không có giá trị tham khảo cao, thậm chí bị xem là lật sử. Trong khi đó các chính sử được công nhận sát với thời đó đều ca ngợi bà là người hiền lương thục đức, giúp vua gìn giữ giang sơn.

- Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau Hoàng thái hậu cũng bị giết, thọ 38 tuổi. Các sử gia đều dành lời tiếc thương cho số phận không may của mẹ con Nhân Tông. Có đoạn viết "thần dân khóc như mất cha mất mẹ, oán hận kẻ cướp ngôi".

Lê Nghi Dân lên làm vua, đổi niên hiệu Thiên Hưng, ra chiếu bảo là vì Bang Cơ không phải con ruột Thái Tông nhưng có ai tin. Người giết vya đương nhiên phải tìm cho mình một cái cớ để hợp thức hoá việc tạo phản của mình thôi.

Quả báo đến sau 8 tháng lại bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng v.v... làm binh biến giết chết rồi lập hoàng tử thứ tư là Lê Tư Thành lên ngôi, tức hoàng đế Lê Thánh Tông. Thánh Tông chính thức làm tang lễ cho bà, truy tôn là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc hoàng thái hậu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro