Thiên Binh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Với chúng ta, thế giới huyền bí luôn có những sức hấp dẫn nhất định.

Chắc hẳn các bạn đều đã nghe về thiên binh, thiên tướng, rồi âm binh, phán quan. Vậy đâu sẽ là sự khác biệt ? Ngọn nguồn bắt đầu từ đâu ?

Trong bài trước đã lí giải, âm binh là lực lượng lính chính quy của cõi chết, là những linh hồn binh sĩ tử trận được thu nhặt lại, trở thành lính cõi âm. Rõ ràng, nếu cõi âm có lực lượng quân đội riêng thì nơi thiên đình kia cũng có những người lính riêng của mình, được biết đến cái tên thiên binh.

Như đã viết, một số âm binh sau thời gian phục vụ dài, trở thành các tướng lĩnh, phán quan dưới âm phủ, hoặc giả như có công trạng và được cất nhắc làm lính hầu cho các thánh thần, ấy cũng như việc họ thoát được thân phận vong hồn vậy.

Mặc dù âm binh là lính chính quy nhưng bản chất vẫn chỉ là linh hồn mà thôi.

Còn thiên binh thì khác, họ là lính của cõi trên, cao hơn cõi trần và có quyền lực nhiều hơn hẳn âm binh.

Thiên binh là lính có nhiệm vụ gác các của của cung điện ở cõi Trời, lại phục dịch cho các thiên tướng, thần nhân, bảo vệ những nơi đình đài miếu mạo.

Có một số ghi chép nhất định về việc thiên binh đã sát cánh cùng với các vị thần trong những cuộc chiến tranh chống xâm lược từ phương Bắc và các thế lực dòm ngó như sau:

Thời Hùng Vương, ở núi Khả Phong vùng Thanh Hoá có vị thần núi cổ, tồn tại từ ngàn xưa, năm ấy vua Hùng đánh giặc Hồ Tôn, thần xin đem theo thiên binh, cùng với pháp bảo là tiếng trống huyền bí, giúp quân sĩ thắng to.

Thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt được thiên binh của Đức Thánh Tam Giang trợ giúp (danh xưng của hai anh em Trương Hống Trương Hát – tướng của Triệu Việt Vương) tương trợ trong trận chiến ở bến Như Nguyệt, phá tan quân Tống.

Thường thì trong các ghi chép, vai trò của lực lượng thiên binh không quá nhiều, tuy nhiên, họ cũng có 1 số khả năng khá tương đồng với các đồng nghiệp ở tuyến dưới như: vô hình với những người trần mắt thịt, đi mây về gió và có khả năng chiến đấu một cách đáng sợ.

Các thiên binh thuộc về cõi trời, họ không đơn giản là linh hồn tử sĩ mà họ là những con người, có thể là các tử sĩ, nhưng có những công lao, hành động anh hùng nên được ban phước, cũng giống như các thánh của chúng ta, được trở thành bất tử, thờ tự muôn đời. Vì lẽ đó mà thiên binh ở mức độ cao hơn 1 chút về phẩm trật so với các đồng nghiệp cõi âm.

Một số thiên binh làm cận vệ các thần, trở thành các hộ pháp được tạc tượng. Cũng có một số trường hợp thiên binh thiên tướng giáng sinh xuống trần để giúp nước cứu dân (hoặc do gặp hạn mà phải đầu thai). Vài trường hợp chú ý như :

Theo truyền thuyết, Hưng Đạo Vương chính là một thiên tướng giáng sinh.

Tiền quân thánh (nhân vật huyền thoại của Nội Đạo Tràng) sống thời Lê Trung Hưng hoặc Hậu Lê vốn là một thiên binh mắc nạn, có phép thất sắc, lại có vật cưỡi là voi chín ngà.

Tóm gọn lại

Thiên binh có tiền kiếp là người, nhưng vì có công trạng nên được lựa làm lính của cõi trên (công trạng vừa phải, vì nếu công trạng đặc biệt sẽ được tôn lên cao hơn).

Hai là thiên binh và âm binh đều là các binh lính dưới quyền các vị thần, nhưng về pháp lực, thiên binh cao hơn vài phần.

Ba là, chưa có ghi nhận đặc biệt nào về cách khắc chế cũng như tuổi thọ của thiên binh.

Nguồn bài viết : fanpage Truyện Thần Thoại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro