Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder - NPD)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Rối loạn nhân cách ái kỷ được đặc trưng bởi một hình thái phổ biến của sự tự cao, nhu cầu phải được nịnh nọt, và thiếu sự đồng cảm. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị với liệu pháp tâm lý động.

(Xem thêm .)

Bởi vì bệnh nhân có rối loạn nhân cách ái kỷ rất khó kiểm soát lòng tự trọng, họ cần được ca ngợi và liên kết với những người hoặc tổ chức đặc biệt; họ cũng có xu hướng đánh giá thấp người khác để họ có thể duy trì một cảm giác ở vị thế cao hơn.

Khoảng 0,5% dân số nói chung mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ; phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới.

Bệnh lý dồng diễn là phổ biến. Bệnh nhân thường có (ví dụ rối loạn trầm cảm điển hình, loạn khí sắc), , một (đặc biệt là cocaine), hoặc rối loạn nhân cách khác (, , ).

Nguyên nhân

Một nghiên cứu nhỏ về các yếu tố sinh học góp phần vào rối loạn nhân cách ái kỷ đã được thực hiện, mặc dù thành tố di truyền có vẻ quan trọng. Một số giả thuyết cho rằng những người chăm sóc trẻ có thể đã không đối xử với đứa trẻ một cách hợp lý-ví dụ như bằng cách phê bình quá mức hoặc bằng cách khen ngợi, ngưỡng mộ, hoặc nuông chiều đứa trẻ quá mức.

Một số bệnh nhân có rối loạn này có những năng lực và tài năng đặc biệt và được sử dụng để liên kết hình ảnh của họ và sự ý thức về bản thân với sự ngưỡng mộ và lòng trân trọng của người khác.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Bệnh nhân có rối loạn nhân cách ái kỷ đánh giá quá cao khả năng của mình và phóng đại thành quả của họ. Họ nghĩ rằng họ là tuyệt vời, độc đáo, hoặc đặc biệt. Sự đánh giá quá cao về giá trị và thành tựu của họ thường ngụ ý đánh giá thấp giá trị và thành tựu của người khác.

Những bệnh nhân này bận tâm với những tưởng tượng về những thành tựu to lớn - được ngưỡng mộ vì trí tuệ hay vẻ đẹp của họ, về uy tín và ảnh hưởng, hoặc trải qua một tình yêu tuyệt vời. Họ cảm thấy họ chỉ nên liên kết với những người đặc biệt và tài năng như họ chứ không phải những người bình thường. Sự kết hợp với những người phi thường này được sử dụng để hỗ trợ và nâng cao lòng tự trọng của họ.

Vì bệnh nhân mắc rối loạn ái kỷ có nhu cầu phải được ngưỡng mộ, lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự tích cực của người khác và do đó thường rất mong manh. Những người bị chứng rối loạn này thường để ý xem những người khác nghĩ gì về họ và đánh giá họ hoạt động tốt như thế nào. Họ nhạy cảm và bị bận tâm bởi những lời chỉ trích của người khác và bởi sự thất bại, mà làm cho họ cảm thấy bị xấu hổ hoặc bị đánh bại. Họ có thể phản ứng với sự giận dữ hoặc khinh thường, hoặc họ có thể phản công ác liệt. Hoặc họ có thể rút lui hoặc chấp nhận một cách hình thức tình huống này trong một nỗ lực để bảo vệ cảm giác tự trọng của họ (sự tự cao). Họ có thể tránh những tình huống mà họ có thể thất bại.

Chẩn đoán

· Tiêu chuẩn lâm sàng (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Tái bản lần thứ năm [DSM-5])

Đối với chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ, bệnh nhân phải có hình thái lan tỏa về sự tự cao, nhu cầu được ngưỡng mộ, và thiếu sự đồng cảm, như thể hiện bởi ≥ 5 trong số những điều sau đây:

· Một ý nghĩ phóng đại, vô căn cứ về tầm quan trọng và tài năng của họ (tự cao)

· Sự bận tâm ảo tượng về những thành tựu, ảnh hưởng, quyền lực, trí tuệ, vẻ đẹp hay tình yêu hoàn hảo

· Niềm tin rằng họ là những người đặc biệt và độc đáo và chỉ nên kết hợp với những người có tầm cỡ cao nhất

· Một nhu cầu được ngưỡng mộ vô điều kiện

· Một cảm giác về quyền lực

· Sử dụng người khác để đạt được mục đích của bản thân

· Thiếu sự đồng cảm

· Ghen tị với những người khác và một niềm tin rằng những người khác ghen tị với họ

· Kiêu căng và ngạo mạn

Ngoài ra, các triệu chứng phải bắt đầu từ giai đoạn sớm của thời kì trưởng thành.

Chẩn đoán phân biệt

Các rối loạn nhân cách ái kỷ có thể được phân biệt với các rối loạn sau:

· : Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ái kỷ thường có biểu hiện trầm cảm, và bởi vì sự tự cao của họ, có thể bị chẩn đoán nhầm là lưỡng cực. Những bệnh nhân như vậy có thể bị trầm cảm, nhưng nhu cầu dai dẳng về việc nâng cao bản thân hơn những người khác giúp phân biệt rối loạn này với những người có rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, trong rối loạn nhân cách ái kỷ, những thay đổi trong tâm trạng được kích hoạt bởi những lời xúc phạm đến lòng tự trọng.

· : Sử dụng người khác để thúc đẩy bản thân là đặc trưng của cả hai rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, động cơ là khác nhau. Bệnh nhân có rối loạn nhân cách chống đối xã hội khai thác những người khác để đạt được vật chất; những người có rối loạn nhân cách ái kỷ tận dụng người khác để duy trì lòng tự trọng của mình.

· : Tìm kiếm sự chú ý của người khác là đặc trưng của cả hai rối loạn nhân cách. Nhưng những bệnh nhân có rối loạn nhân cách ái kỷ, không giống những người có rối loạn nhân cách kịch tính, làm bất cứ điều gì dù là dễ thương hay ngớ ngẩn để thu hút sự chú ý; họ muốn được ngưỡng mộ.

Điều trị

· Tâm lý trị liệu

của rối loạn nhân cách ái kỷ cũng giống như đối với mọi rối loạn nhân cách.

Liệu pháp tâm lý động, tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản, có thể có hiệu quả. Một số phương pháp tiếp cận được phát triển cho rối loạn nhân cách ranh giới có thể được điều chỉnh có hiệu quả để sử dụng ở bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ái kỷ. Chúng bao gồm

·

·

Những cách tiếp cận này tập trung vào những rối loạn trong cách bệnh nhân trải nghiệm cảm xúc về bản thân và những người khác.

Liệu pháp nhận thức-hành vi có thể phù hợp với bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ái kỷ bởi vì họ có thể tìm thấy cơ hội để tăng sự hấp dẫn chủ động; nhu cầu được khen ngợi có thể cho phép một nhà trị liệu định hình hành vi của họ. Một số bệnh nhân bị chứng rối loạn nhân cách ái kỷ nhận thấy tiếp cận nhận thức-hành vi quá đơn giản hoặc chung chung cho các nhu cầu đặc biệt của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro