Tiger and Dragon: Phiêu trong rakugo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thông tin:

§ Tên tiếng Nhật: タイガー&ドラゴン§ Tên tiếng Anh: Tiger & Dragon§ Thể laoị: Renzoku, Comedy§ Số tập: 1 special + 11§ Ratings: 15.5 (SP), 12.78§ Đài chiếu: TBS§ Năm: 2005§ Thời gian: Thứ sáu22:00§ Bài hát mở đầu: Tiger &Dragon bởi Crazy Ken Band§ Bài hát cuối phim: UTAO-UTAObởi V6Review

Tôi không phải là một khán giả coi trọng phim hài nói riêng, hài kịch nói chung. Tôi vẫn thường nhận xét hài kịch thường không sâu bằng chính kịch. Tới bây giờ tôi vân giữ quan niệm đó dù biết có ngoại lệ và nhận xét của tôi chỉ đúng trên số lớn mà thôi. Hổ và Rồng là một phim hài tôi tự lấy làm minh chứng cho sự thiếu sót trong nhận xét của mình.

Đây là một phim thuộc trường phái hài ngông mang đậm tính cách Nhật. Với một phim hài ngông thì hạt nhân bên trong cần hội tụ đủ sức công phá vào suy nghĩ của khán giả sau lớp sơn nhí nhố mà nó mang. Hổ và Rồng có một hạt nhân như thế.

Với một phim hài ngông, cách thể hiện của nó cần mang đủ chất ngông nhằm mang lại tiếng cười nhưng vẫn phải khiến khán giả động não tư duy sau khi xem xong về nội dung của nó. Hổ và Rồng có được cách thể hiện như thế.

Với một phim hài về đề tài hài kịch truyền thống thuyết phục, phim phải bao hàm mang lại hài kịch truyền thống mà nó tự gánh vào vai của mình, không khoa giáo, không lên lớp thời đại. Hổ và Rồng truyền tải trọn vẹn Rakugo và cuộc sống của những rakugoka trong thời đại hiện nay. Hơn thế nữa, mang trong mình một loại hình văn hóa dân gian nhiều sáng tạo như rakugo, bộ phim truyền hình về raguko phải thổi sinh khí sáng tạo hơn cả những câu chuyện mà nó kể lại, áp vào thực tế mà không gò ép. Hổ và Rồng đã làm được.

Rakugo là thể loại độc tấu hài của Nhật. Những câu chuyện được kể trong thể loại này có nguồn gốc từ các bài thuyết của Phật giáo và được nhạo lại bởi những rakugoka đầu tiên. Ban đầu raguko được hình thành nhằm mục đích thư giãn như một hình thức giải trí đường phố, sau đó mới biểu diễn ở các nhà hát (yose).

Cách thể hiện rakugo là sự kết hợp hai hình thức hài bằng thoại và phi thoại (điệu bộ hình thể). Thoại trong rakugo thường là những mẫu đối thoại ngắn liên kết với nhau có tính chất tương đối sắc bén. Điệu bộ hình thể được thể hiện nhuần nhuyễn linh hoạt bằng mặt, tay, thân trên. Có thể có một số đạo cụ như quạt giấy sensu, khăn tay tenugui để phụ trợ với cách hành động ước lệ. Sân khấu biểu diễn rakugo thường là sân khấu mộc và tương đối sáng tập trung hoàn toàn sự chú ý của khán giả vào người nghệ nhân kể chuyện.

Cấu trúc của một câu chuyện rakugo thường gồm ba phần: makura mở đầu, honmon cốt, ochi kết. Thông thường phần makura, honmon khó hiểu hơn phần ochi kết rất nhiều. Phần ochi thường là phần hài hước nhất trong câu chuyện và có tới 12 kiểu chi nên phần ochi khá phong phú, tùy thuộc vào rakugoka khác nhau. Kỹ thuật biểu diễn cụ thể của raguko về phần thoại là khả năng nhả chữ liếng thoắng, thay đổi tông (âm vực) nhanh để biểu hiện nhiều vai diễn khác nhau kết hợp với các câu nhận xét sắc bén trích xuất tinh túy từ câu chuyện. Cùng đó kết hợp với các động tác hình thể linh hoạt hỗ trợ biểu cảm như trợn mắt, xoa trán thể hiện xúc động ; nắm bàn tay và đưa lên, vung tay miêu tả hành động đi, chạy...;khum vai, duỗi tay lên đầu gối để ngủ...; nghiêng người nhìn về các hướng khác nhau để tách biệt nhân vật.

Một câu chuyện rakugo được kể hay phải mang dấu ấn sáng tạo cá nhân qua cách xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ riêng, trọng nhất là sự linh hoạt trong lúc biểu diễn dựa trên các kiểu ochi khác nhau để tạo thành ochi nhấn sáng và sage rơi hạ đúng lúc khiến khán giả tư duy về ochi đó. Các câu chuyện raguko được truyền miệng và ghi chép tản mạn phát triển nên hàng trăm câu chuyện độc đáo với những dị bản khác nhau là vì vậy.

Nếu liên tưởng đơn giản thì theo một nhà nghiên cứu văn hóa raguko như một loại sitcom được độc diễn tất cả các vai. Người Nhật vốn thích sân khấu độc diễn mà.

Rakugo: Hổ và Rồng

Hổ và Rồng

Hồ gầm, hổ gầm, hổ gầm gừ.

Xin chào quý vị. Qúy vị im lặng tập trung đọc. Tôi là một yakuza kiêm rakugoka cấp I mới tập tành kể chuyện rakugo vì thế quý vị nên tập trung đọc để cố gắng hiểu dù nếu quý vị không hiểu có lẽ là do lỗi của tôi. Trên màn hình quý vị không có chình ình gương mặt tôi để biểu cảm này nọ đâu, chỉ có mấy dòng chữ lộn xộn này mà thôi nên tắt nhạc trên máy nếu đang nghe đi. Sao tôi đang nghe có tiếng nhạc nhỉ, nhạc gì như đưa đám thế này: Nghe mưa nơi này nhớ mưa nơi xa, Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ ,Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ , Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà. Ai đang hát vậy nhỉ?

Thôi chết, cúi mặt xuống. Đừng la hét gì, cũng đừng cười nữa, tập trung đọc đi. Hôm nay tôi sẽ kể cho quý vị nghe chuyện về một ragukoka nổi tiếng. Nổi tiếng vì anh ta rất có tài, đủ thứ tài trong đó có cả tài tán gia bại sản. Ngày xưa ông bà cố kị người Việt thường nói: lắm tài nhiều tật. Câu nói đó rất đúng với trường hợp của ông chủ tiệm quần áo dị hợm Ryuji, tất nhiên hắn ta bảo thời trang do hắn sáng tạo ra là cá tính, đặc sắc rồi. Đúng là thời trang của hắn rất cá tính, nhưng là cá tính quái đản với những con rồng hổ tùm lum tào lao. Thời trang của hắn chỉ có hắn mới mặc, quần hai ống tương phản rằn ri dây dợ. Áo thun ba lỗ màu vàng nghệ hở vai ôm cổ kết hợp với áo khoát da ngoài màu đỏ tươi. Hắn khoái quái dị như vậy đó.

Mà nói vầy với quý vị, hắn có tật ghét gái mê đàn bà. Phân biệt con gái và đàn bà bằng giấy kết hôn, bằng cách khác thì tôi không biết. Hắn gọi gái bằng con bò cái và gọi đàn bà bằng tên Megumi yêu. Chứng tỏ hắn khôn gái chứ không dại gái, dại đàn bà thôi. Quán thời trang của hắn ế ẩm vì gu thời trang hai lúa của hắn với những cuộc cãi vã giữa hắn và cô bán hàng. Nhưng không nên quan tâm, quan tâm đến cách yêu của hắn trước đi. Cô Megumi a lê hấp với tôi 2 lần rồi mà hắn mãi chẳng xơ muối được gì ngoài một nụ hôn ở suối nước nóng nhân buổi hẹn hò nhóm với mấy tay dở hơi như hắn. Ngoài ra kể chút về dinh thự của hắn với giá thuê gần 200 ngàn yên một tháng. Dinh thự của hắn đi qua ngỏ lớn này rồi lại tiếp ngỏ lớn khác, xong đi qua ngõ bớt lớn hơn chút, bớt lớn hơn chút đi vào ngôi nhà cũng lớn, đi tiếp vào căn phòng lớn bằng hộp diêm. Megumi nghĩ thôi cũng không tới nỗi nào, hắn giới thiệu dinh thự của hắn bằng cách kéo tấm màn ra, một lối đi ngầm ư? Không, dinh thự của hắn giống như cái bàn thờ với đèn đỏ mập mờ và hắn nhảy phoóc lên đấy. Êm xuôi rồi nhỉ, phòng nhỏ cũng không sao miễn riêng tư là được. Ầm, hai tên đàn ông nhào vào, cái quái gì đây. Quaí thật! Thì ra hắn thuê lại dinh thự được người ta thuê lại với giá 680 đô bằng 70 đô.

Khó khăn vậy nhưng hắn rất hạnh phúc với tình yêu đó. Nói hạnh phúc là hạnh phúc trong khốn khổ với chiều cao của đôi chân dài và sự lả lơi của cô ả Megumi đấy. Đôi lúc hắn cũng ghen tuông vớ vẩn với tôi, mày thích thì mày cứ ghen, quái gì đến tao đâu, dù gì cũng đã a lê hấp 2 lần rồi. Tao chả cần. Dù gì không sớm thì muộn mày cũng dùng cái London gì đấy thôi dù bên mày có hai thằng kè kè mỗi đêm, trong đó có một thằng từ Trung Quốc sang để kiềm hãm lại ức chế của mày.

Con người hắn luộm thuộm, quái dị là thế nhưng khi hắn kể chuyện thì rất hay, khiến một đứa học mỗi câu chuyện 100.000 yên như tôi mở tròn xoe mẳt ngẩn ngơ. Hắn kể chuyện hay thật sự khiến nước chảy hoa trôi, khiến uyên ương phải lìa nhau nghe hắn kể chuyện. Những mẫu chuyện của hắn cứ mãi miết lướt trên cái miệng thối hoắc của hắn tuôn ra. Nhưng hắn chỉ kể chuyện vui vậy thôi chứ hắn không thích kể chuyện raguko nữa. Nói nhẹ nhàng là vậy chứ không phải vậy, hắn cãi nhau gì đấy (xem khắc biết) với bố hắn (tức sư phụ của tôi) và hắn bị đuổi đi cù bơ cù bất chứ chả phải bụi đời gì đâu mà hãnh diện. Lắm tài nhiều tật mà tật lớn nhất của hắn là tật ngông, hắn kể chuyện raguko như thế nào và trở về với raguko như thế nào? Hắn yêu đương tiếp theo như thế nào? Đón xem phần hai câu chuyện trong Tiger và Dragon. Hẹn gặp lại bạn trong đấy nhá, tôi là thằng mặc áo kimono vàng vàng đó. Hết giờ rồi tôi phải tranh thủ quay người một chút đã... Ochi chờ đợi bạn sáng tạo cùng đó....

Rồng bay, rồng bay, rồng bay lượn.

Chào quý vị, khi nãy tên Tora đấy có nói xấu tôi không? Tên đấy nói tôi dại đàn bà à, hai lúa nữa ư? Đàn ông không dại đàn bà thì dại cái gì nhỉ? Có ai trả lời cho tôi câu khác thuyết phục hơn đi tôi sẽ thôi không dại đàn bà nữa.

Thôi bỏ qua vậy, tôi sẽ kể cho quý vị một câu chuyện về một rakugoka khác, chính là tên khi nãy kể chuyện cho quý vị đấy. Anh ta là một yakuza muốn được kể chuyện rakugo vì anh ta cười rất nhiều khi nghe rakugo. Hắn ép con nợ hắn, sau đó trở thành sư phụ hắn dạy hắn kể chuyện. Tuy nhiên tư chất của hắn hơi kém, trí thông minh hạn chế, nói gọn là hơi ngu nên không nhớ nỗi câu chuyện nào cả. Anh ta chỉ có thể kể chuyện khi liên hệ được với thực tế mà thôi. Liên hệ với nhưng gì anh ta cảm nhận, nghe thấy và có người phân tích ý nghĩa ochi cho anh ta. Tuy nhiên lối kể chuyện của anh ta gần gũi thực tế và chân chất hơn tôi rất nhiều.

Là một yakuza, anh ta có quyền lực nhưng thiếu đi tình cảm gia đình, thứ mà anh ta cảm nhận được gia đình của cha tôi. Hắn thay đổi và muốn được kể chuyện như chính lý tưởng của hắn.

Tình yêu ư, anh ta có hàng loạt cô gái xếp hàng chờ đợi và quan điểm của anh ta là có ngu gì không xơi. Nhưng mà anh ta có vẻ không nghiện và bị chi phối nhiều vì con gái như với raguko. Anh ta học miệt mài say mê với raguko, anh ta cũng hiểu mình tư chất kém nhưng nhiều khi điên lên anh ta không chịu mình ngu mà đập phá bắt thầy dạy lại. Mỗi lần anh ta trả tiền học cho sư phụ là mỗi lần anh ta thu nợ con nợ của mình. Hai tay cầm tiền đưa thầy sau đó đập bàn cái rầm đòi bì thư cho khoản tiền nợ. Mỗi lần anh ta hành động như thế sư phụ hắn sợ lắm nhưng dần dần sư phụ cũng cũng chai mặt hơn.

Anh ta học rakugo ở mọi lúc, mọi nơi và từ nhiều người. Anh ta học bằng cách kể lại nhưng câu chuyện liên hệ với thực tế, áp dụng nó vào thực tế luôn ngay đó. Đối với rakugo, anh ta như một đứa trẻ học hỏi tất cả những gì đơn giản của nó và học cách sống trong thế giới mà anh ta chưa sống. Anh ta như một con hổ cực kỳ dũng mãnh khi là một yakuza với tượng đi khệnh khạng chữ bát chàng hãng với khuôn mặt đáng sợ, đáng sợ lắm, cứ như đang vồ vập, vồ vập người đứng trước mặt vậy. Nhưng khi đến với rakugo anh ta nhẹ nhàng hơn với vẻ chân chất nên được khán giả yêu thích rất nhiều.

Một yakuza có thể thoát khỏi thế giới yakuza không chỉ có sự nông nổi mà còn có tình cảm và ơn nghĩa hay không? Một yakuza có thể trở thành ragukoka thật sự được không.?Tôi sẽ gặp anh ta trong Hổ và Rồng để tìm hiểu tiếp, tìm hiểu về hắn và cả chính mình nữa. Nếu ai có hứng thú xin mời down phim về xem.

Đã xong phần giới thiệu, còn bây giờ là đánh giá của tôi (tức NH)

Kịch bản: Phiêu

Không muốn khen vì chia ra khen sẽ không đủ, chỉ muốn tóm gọn trong một vài nhận xét thôi: độc đáo, đặc sắc, logic nhưng vẫn ngẫu hứng. Dàn dựng cực tốt, phả được không khí raguko vào tâm hồn khán giả. Ghi khắc được thông điệp từ những câu chuyện ngụ ngôn lịch sử nhưng vẫn có tính thực tế cao.

Tính cách nhân vật đặc sắc và rất riêng khiến khán giả nhớ đến nhiều. Một yakuza muốn kể chuyện rakugo. Một rakugoka muốn trốn chạy khỏi thế giới đó. Những nhân vật phụ cũng ấn tượng không kém, rất đặc sắc và phiêu. Một sư phụ bao dung nhưng cũng không kém phần điên điên, một người phụ nữ lả lơi, một cô gái mê trai, một trùm yakuza con vô dụng, những người học trò mỗi người mỗi tính, những người xem raguko mỗi người mỗi hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Tất cả tạo nên những chuỗi tình tiết khó đoán trước nên đầy bất ngờ. Mỗi nhân vật phụ đều có những câu chuyện nhỏ nhưng hài hước và cảm động. Thông điệp được ngầm định trong những câu chuyện chứ không cố tình tạo ra sâu sắc vì đơn giản khi cái gì đó sâu sắc rồi thì chẳng cần tỏ ra sâu sắc nó vẫn sâu sắc như thường.

Qua những câu chuyện rời rạc, kịch bản gia đã khiến tình bạn, tình gia đình, tình người liên tục xuất hiện qua mỗi nhân sinh quan sống khác nhau. Vẫn như cuộc đời, chúng ta không tỏ ra mọi thứ xung quanh quan trọng dù ta nhận thức được nó rất quan trọng. Chúng ta vẫn có thể cãi nhau thậm chí đánh nhau với thứ/người chúng ta thích/yêu. Chúng ta vẫn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và sống với cái tôi rất lớn. Nhưng chúng ta hiểu được giá trị gia đình, bạn bè và tình thương, đặc biệt chúng ta hiểu mình qua lăng kính của người khác và hiểu người khác qua lăng kính của mình. Tập hợp và hội tụ lại trong Hổ và Rồng là những thước phim thể hiện điều đó cực tốt.

Ngoài ra qua hai nhân vật chính, kịch bản đã viết nên những ước mơ của tuổi trẻ, miêu tả quá trình ước mơ chọn họ để rồi họ chọn ước mơ và cuộc đời. Mỗi con người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng mà chúng ta chỉ có thể hiểu rõ được bản thân khi chúng ta dám thử sức để cố gắng thực hiện giấc mơ cũng như từ bỏ số phận từ trước. Hai nhân vật chính là hai hình ảnh ẩn dụ song song đặc sắc như câu chuyện so sánh giữa hổ và rồng. Mỗi tính cách, hoàn cảnh đều có thuận lợi lẫn khó khăn riêng, khó khăn của rồng là rồng ở cao quá, khó khăn của hổ là hổ ở thấp quá. Những khó khăn có thể vượt qua để mỗi chúng ta chinh phục và hạnh phúc được chinh phục những giá trị cao hơn mà mỗi con người hướng tới, tuy vẫn cố gắng với hiện tại hết mức.

Có điều gì tôi chưa khen nữa không nhỉ?

Đạo diễn/Quay phim:

Okada Junichi (ảnh thời trang)

Tôi thích cách đạo diễn đơn giản như trong phim. Không có cảnh nào đắt giá thật sự nhưng sự đơn giản này khiến tôi thấy phim rất gần gũi. Cách quay phim theo lối quay sân khấu như quay cận, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cân bằng khiến phim là một vở hài kịch nhưng rất đời, đời lắm. Phim khiến tôi cảm giác chìm vài nó, suy nghĩ cùng nó và luyến tiếc khi xa nó. Như vậy là thành công đối với phim hài.

Diễn xuất:

Đặc sắc, không phải hoàn hảo nhưng mỗi diễn viên đều tạo được dấu ấn riêng. Phim không đi sâu phân tích nội tâm nhưng các diễn viên vẫn diễn ít nhất là tròn vai. Nhiều diễn viên diễn đặc sắc. Lối diễn mang đậm tính chất kịch nhưng không mang lại cho tôi sự khó chịu vì phim đặt mình vào dòng chảy của rakugo nên tôi dường như mặc nhiên chấp nhận. Nhân vật tôi yêu thích là hai nhân vật chính và hai ông bố của nhân vật chính. Hai thời đại khác nhau nhưng đều có chung tình bạn đẹp và những ước mơ tuổi trẻ.

Phim là tập hợp của những tình bạn đẹp, vẫn có tình yêu tuy nhiên được thực hiện dưới góc nhìn thoáng nên xem khá dễ chịu vì tính thực tế của nó. Ngặt nỗi phim có một vài cảnh quay hài hơi tục một chút nên có thể khiến một số khán giả dị ứng. Thế giới của hài kịch là vậy nên các yếu tố đó là khó có thể tránh khỏi. Tôi thì không dị ứng nhưng không thích những màn đó trong phim.

Thoại

Thoại cực kỳ đặc sắc với lối chơi chữ của người Nhật. Trong phim có một câu chuyện nói về vấn đề đặt tên. Trẻ con Nhật thường phang ra một tràng Jugemu Jugemu Goko no Surikire Kaijari Suigyo no Suigyomatsu.Từ này xuất phát từ câu chuyện raguko vui. Jugemu nghĩa là trường thọ và Go-Ko no Surikie nghĩa là sống lâu gấp năm lần thời gian một tảng đá có thể bị bào mòn, mà lại bị bào mòn bởi một vị thiên thần cứ ba nghìn năm mới xuống trần một lần do áo choàng của vị thần này quá dài nên đã cọ vào viên đá làm nó bị mòn đi một chút. Để con sống lâu, người cha đã chọn cả hai cái tên đặt cho con. Khi đứa trẻ đến tuổi tới trường, một ngày một đứa bạn bỗng nhiên chặn nó lại định đánh cho một trận song khi vừa nói đến cái tên Jugemu... thì nó bỗng bỏ ý định và vội vã chạy mất vì lo muộn học. Một lần khác, Jugemu cũng đánh một đứa trẻ làm nó bị thâm tím, đứa trẻ liền về mách mẹ Jugemu, song khi vừa nhắc đến nửa câu Jugemu đã đánh... thì vết thâm tím đó đã biến mất...

Phim dành cho những khán giả muốn xem phim hài tửng tửng điên điên để thư giãn và một chút suy nghĩ....


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review