Tiếu ngạo giang hồ chi Đông Phương Bất Bại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi lấy làm thích thú về việc fan Kim Dung la làng khi truyện của ông lên phim điện ảnh thường bị tùng xẻo. Họ than càng bạo thì tôi lại càng thích, bởi đơn giản truyện Kim Dung mà không tùng xẻo thì không thể nào vác lên màn ảnh rộng được, nên họ có than mấy thì khi lên phim người ta cũng phải xẻo bớt đi, than chi một việc hiển nhiên như thế!

Tình tiết truyện Kim Dung dây dưa, lằng nhằng nên xem trên truyền hình, thể loại vừa xem vừa làm hay vừa ngủ thì được, chứ bê lên điện ảnh thì tra tấn người xem quá với cái kiểu tình cảm thì lề mề ba năm chưa nắm được cái tay, anh chị giang hồ đấu đá kiếm đao thì mãi chẳng chết hoặc thập tử nhất sinh lụm được bí kíp cái nhất tử thập sinh ngay. Coi vậy chắc hẹn tới mùa quýt cũng không xong, nên cần phải xẻo để cốt truyện bớt lan man và tiến đến tinh gọn, đẩy cao trào lên cao hơn, xoáy vào trọng tâm để vẽ những áng tâm lý gợi tả hơn, sắc sảo hơn, lắng đọng hơn và thường là bi kịch hơn những áng văn dài thênh thang của Kim Dung để tống đẩy nhân vật về hạnh phúc.

Với điện ảnh thì phải giàu tính thời điểm, tình yêu chỉ cần vài ba đường kiếm xoẹt qua xoẹt lại là đã miêu tả được tình ý lẫn trong muôn vàn đao gươm. Vì thế cần cắt thẳng thừng triết lý dong dài của Kim Dung cái rụp để miêu tả về thế giới kiếm hiệp gãy gọn trong một giờ phút sinh tử. Trong lúc ấy chỉ tồn tại chính xác những con người đó, những thù hận đó, nhưng mưu tính đó để họ đối diện với nhau và tự tạo thế cục cho mình, không cần một nhà sư đâu đâu bay vô a lô xô giải oan tháo oán mất công, đã có gan gây ra thì phải có gan mà lãnh lấy, thế thôi. Chính vì thế truyện Kim Dung là cái nền chắc chắn để nguời làm điện ảnh múa may suy nghĩ của mình, truyện Kim Dung là điểm bắt đầu thú vị, nhưng không phải là một điểm kết thúc hay ho, kết thúc như Kim Dung già cả và nữ tính quá chứ không thoáng đạt, không sòng phẳng, dứt khoát như thế giới giang hồ thường diễn ra.

Và Tiếu ngạo giang hồ chi Đông Phương Bất Bại là một phim như thế, khi nó viết về Tiếu Ngạo giang hồ nhưng lại đẩy nhân vật thứ Đông Phương Bất Bại lên làm nhân vật chính, song song cùng Lệnh Hồ Xung, thay cho Nhậm Doanh Doanh bị đẩy xuống thứ. Chính từ đây thì ý tứ đầy tính điện ảnh lại vẽ nên, nơi bất cứ cái gì cũng có thể nếu nó có tồn tại. Đông Phương Bất Bại trong truyện yêu một Dương Liên Đình say đắm thì tại sao hắn lại không được yêu một Lệnh Hồ Xung lãng tử chứ? Và chuyện còn lại là làm sao biên kịch có thể khiến cho Lệnh Hồ Xung yêu Đông Phương Bất Bại mà thôi, yêu như thế nào, và yêu vừa phải đến thế nào với những cảnh quay chẳng cần nhiều lời thoại vẫn khiến người xem vượt qua được biên giới giới tính mà cảm nhận câu chuyện tình yêu đó là thú vị thì mới thể hiện được bản lĩnh tửng tưng của phim Hồng Kông.

Nhạc phim khá hay, giàu giai điệu Quảng Đông

Và các nhà biên kịch lẫn đạo diễn Trình Tiểu Đông đã thành công khi xào nấu lại câu chuyện bi kịch trên nền không gian tửng tưng vui vẻ đậm màu sắc Hồng Kông, thứ mà những phim Trung Quốc dạo gần đây không hề có. Không gian tình bạn hữu, huynh đệ,chủ tớ hay tình trai tài gái sắc đều được miêu tả gọn gàng và khoái hoạt trong những lúc chiến đấu, trong những lúc nhảy múa ca bài ca tiếu ngạo thênh thang bay bỗng. Những người anh em phái Hoa Sơn, những cảm tình của sư muội đơn phương hờn dỗi, những đứt đoạn gãy vụn khi đối lập định hướng giữa Lệnh Hồ Xung, Hướng Vấn Thiên và Nhậm Ngã Hành được thể hiện giản dị thông quá lời thoại kiểu Hồng Kông không ôm bụng cười không ăn tiền. Dân xứ Hồng Kông vui tính và bạo dạn nên biên kịch của họ cũng dạn dĩ và vui tính, nhưng kịch bản rất biết tiết chế tính kịch để không bao giờ bi kịch hóa một bi kịch bao giờ. Bi kịch trong phim nhanh gọn và dứt khoát vì người ta tả được cảm giác con người đã quen thuộc với bi kịch, và họ có bản lĩnh bước chân vào giang hồ nên có bản lĩnh chấp nhận hệ quả của giang hồ, không như không khí nghiêm nghị ba xu của cổ trang Đại Lục và Hàn xẻng gần đây, mấy phim như thế thì tốt nhất là đi về nhà bám váy mẹ tốt hơn chứ giang hồ quái gì.

Như đã nói, chỉ bằng những cảnh quay ngắn, vừa phải nhưng dẫn được ý tứ về tình yêu đầy màu sắc mang tình ý bay lên cao trong cách Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung đối tửu, trong cái cách mà Lệnh Hồ vô ý hữu tình dịu dàng với Đông Phương Bất Bại đã tạo nên một thoáng những ngẫu hứng bắt đầu tình yêu đẹp. Tình yêu của những cái đầu tiên mang đậm tính duy nhất khiến người ta vấn vương. Nhưng ngay từ đầu tình yêu đã xuất phát từ vạch ngộ nhận nên tất nhiên không cần nói cũng có thể đoán là bi kịch ở phía sau, nhưng cách người ta dựng nên bi kịch đó với những đường kiếm ý cũng rất thơ nhưng cũng rất đanh, bởi những con người trong đó, đặc biệt là Đông Phương Bất Bại và Lệnh Hồ Xung hiểu mình có gì, muốn gì, và phải làm gì. Người ta đối đầu nhau sòng phẳng, có thể do một phút vô ý lơ đễnh để rồi nhận kết cục đau thương từ chính người mình yêu thương xuyên thấu tâm can, nhưng chắc chắn họ không hối hận về những gì mình đã làm, để chỉ tiếc nuối khi bay lên và rơi xuống vực thẳm tạo nên một miền nhớ rất nhẹ nhàng, nhưng lại vô cùng vương vấn trong giấc mơ chiều trôi một ngày nhạt nắng rời chốn giang hồ...

Lâm Thanh Hà trong vai Đông Phương BấtBại tinh anh và sắc sảo lưu dấu ấnđậm nét, trong khi đó Lý Liên Kiệt diễnđược nhưng thiếu một chút hồnđể bật lên một Lệnh Hồ Xung hoang mang khiđối diện với Đông Phương BấtBại. Những cảnh bi Lý Liên Kiệt vẫn chỉ làmột ngôi sao võ thuật là điều đáng tiếc.Nhưng những cảnh giao đấu gọn gàng, dàndựng khá đem đến những thước phim nhanhgọn và khá thật là điều đáng lưu ý. Phimcũ nhưng phim hay, xem sảng khoái và đáng nhớđể tôi phải lục lại xem sau nhiều nămvì quá nhớ cái chất tưng tửng của Hồng Kôngngày xưa, chất tưng tửng khoái hoạt trong khi xemvui vẻ nhưng khi về mang được nhữngcảm nhận về cuộc đời với tínhchất bất đặng đừng của nó. Nếuxét về logic và phân tích tâm lý thì phim chưa hoàn thiện,nhưng nếu xét trên cảm xúc phim mang lại thì nhữngphim Hồng Kông xưa là bậc thầy của nhữngphim kiếm hiệp ngày này, nếu không kéo thêm thểloại tiên hiệp dăm hào dở ương đangthịnh hành để so sánh phim ngày xưa làm sư tổluôn một thể, và Tiếu ngạo giang hồ chi ĐôngPhương Bất Bại là ví dụ điển hình.Thế thời thì phải thay đổi, nhưng hyvọng các phim kiếm hiệp sau này sẽ thay đổitheo hướng thoáng hơn thay vì chi tiết hóa nhưhiện nay, hiện nay xem kiếm hiệp thấy một cụckiếm hiệp chứ không phải một trờikiếm hiệp như khi xưa. Bao giờ cho đến...ngày xưa?

Bình luận khác:

-

Phim này em may mắn được xem trên tivi hồi còn đi học cấp dưới, đúng là bị ấn tượng mạnh bởi "cô" Đông Phương Bất Bại này

"fan Kim Dung la làng khi truyện của ông lên phim điện ảnh thường bị tùng xẻo"
Cái vụ phàn nàn này thì fan Cổ Long còn trời ơi đất hỡi hơn nữa chị ơi :D, hầu như chưa tác phẩm nào bật được hoàn toàn cái thần trong tiểu thuyết Cổ Long lên phim ảnh, mấy bộ của Cổ Long em đọc rồi cũng thế, đọc say mê bao nhiêu, tưởng tượng bao nhiêu, xem phim bị đánh cái rụp^^
Mà cũng khó trách nhà làm phim, nhân vật lạ thường, kiểu đánh "kiếm tâm" cùng lối dẫn truyện phi không gian, rời thời gian của Cổ Long chắc chỉ thích hợp trên nét chữ và óc lãng mạn pha thực dụng thôi.

"kết thúc như Kim Dung già cả và nữ tính quá chứ không thoáng đạt, không sòng phẳng, dứt khoát như thế giới giang hồ thường diễn ra"
Cái này em bị Cổ Long cho hố mấy lần luôn đó chị, kết thúc nó cực kì giang hồ luôn, "thoáng đạt, không sòng phẳng, dứt khoát" đến nỗi hụt hẫng luôn, như "Lưu Hương đạo soái" trong "Sở Lưu Hương hệ liệt" hay "Sa mạc thần ưng", diễn biến kịch tính bao nhiêu, nhân vật đa dạng bao nhiêu, Cổ Long cho "chết không kịp ngáp" hay "tự sát lãng xẹt", hoặc tạo bất ngờ kiểu thù địch liên kết nhau cho anh pro "nhiều mưu lắm kế" nào đó "chết không nhắm mắt", có nhân vật cực kì ấn tượng ko biết tự khi nào biến mất chẳng rõ tăm hơi... tất cả mấy cái em nói trên chỉ gói gọn trong... 1,2 trang cuối của truyện :))

-

Cổ Long viết ẩu nên nhiều tác phẩm có thiếu sót đó, còn Kim Dung xổ chữ nên đọc truyện Kim Dung nhiều đoạn lớp lan thấy không cần thiết,

Mặt khác truyện Cổ Long có không khí trinh thám hơn Kim Dung, Kim Dung nghiêng về triết lý, xây dựng cuộc đời nhân vật dần trưởng thành, còn Cổ Long là quá trình đánh mất-tìm lại bản thân. Cho nên truyện Cổ Long giang hồ vì nhân vật chính xấu hơn hơn. Cũng vì Cổ Long có nhân sinh quan giang hồ hơn Kim Dung nữa nên mấy đoạn cuối thường không có hậu, nhanh gọn, tuy nhiên vì vậy nhiều tác phẩm bị hổng. Dựng phim Cổ Long thường mất hẳn không khí trinh thám nên phim không hay, mà do người ta cũng thường dựng thành truyền hình nên lê thê, xem chán. Còn phim điện ảnh thì thường Đài Loan dựng, nhưng NH không xem được cái kiểu diễn kiếm hiệp như kinh kịch nên ít coi. ^^

NH thích Lâm Thanh Hà, uy lực diễn xuất rất tốt, rất có thần, mà đóng phim dạng nào cũng được nên càng thích. Nhưng Lâm Thanh Hà năm 94 đã giã từ màn ảnh khi đang còn trên đỉnh cao cũng là một nguyên nhân khiến mình nhớ hơn.


Ngày xưa cái thời xem phim "dựa" Kim Dung chuyển lên điện ảnh HH cũng rất bức xúc, vì chẳng thấy truyện đâu, vì đó là thời chưa biết xem phim và chỉ xem để nắm cốt truyện. Lớn lên rồi mới nhận ra nếu đem chi tiết A trong truyện dựng thành chi tiết A' trong phim thì chắc phải 100 tập phim ĐA mới xong, và chẳng còn tính điện ảnh chút nào nữa. Thật sự cái gọi là "chất điện ảnh" phải xem phim lâu lắm mới hiểu được ^^ Ví dụ như Đông Tà Tây Độc, lẽ ra VGV nên chọn cái tựa khác vì nó chẳng mấy liên quan tới Kim Dung, nhưng lại là một phim rất khá. Hồi xem không nhớ từng nhân vật, chỉ nhớ là nó rất buồn, nhớ ánh mắt của Trương Mạn Ngọc và Trương Quốc Vinh
Dạo này NH chăm xem lại phim VGV vậy, VGV HH xem được 4 phim: Tâm trạng khi yêu, Chungking Express, A Phi Chính Truyện, Đông Tà Tây Độc, A Phi không ấn tượng lắm còn Đông Tà Tây Độc thì ấn tượng nhất nỗi buồn thê lương của sa mạc và của những mối tình dang dở trong đó.

-

Tên Đông Tà Tây Độc là do Vương Gia Vệ có tật làm phim đi ngược thời gian với nhận định từ trước của người khác đó HH. Với A Phi Chính Truyện là một A Phi chung chung, với Đông Tà Tây Độc là Đông Tà Tây Độc của Kim Dung, và Nhất Đại Tông Sư theo hướng đào lại quá khứ của Diệp Vấn theo kiểu của Vương Gia Vệ. Ngoài ra thói quen đặt tên tiếng Hoa của Vương Gia Vệ (trừ 2046) thì đều 4 chữ hết, nên Đông Tà Tây Độc cũng 4 chữ chứ thiếu ý "chính truyện".

NH thích Vương Gia Vệ, dạo này lại không xem gì nên lục ra xem lại. Nếu nói về cảnh, cụ thể là đại cảnh thì Đông Tà Tây Độc đẹp nhất, và có chút chất đạo diễn Akira Kurosawa của Nhật. Lúc đầu rate 8, nhưng lúc sau nghĩ nó còn thiếu một chút cảm xúc nên đè xuống 7, hì hì. NH là chuyên gia đè chứ không nâng nên thấy nó thấp hơn mấy phim khác chứ thích bằng hết đó. NH bận nên trả lời muộn nha, chủ nhật mới được xả hơi một chút.

- Mình không rõ fan Kim Dunghồi đó thế nào, chứ mình đồ bản thânKim Dung "căm" điện ảnh HK thời 90s lắm :]]]. Mà cũng không sao, mình thì mình dễ tính nên có phim hayđể coi là mình thích à, không đặt nặng phảiđúng nguyên tác hay không. Như cái phim TNGH chi ĐôngPhương Bất Bại này nè ... papa mama ơi con xémxỉu với "chàng" Lâm Thanh Hà. Đó giờ ghét nhất bacái vụ gái đóng phản xuyến nam, và nam đóngphản xuyến nữ hay nữ giả nam nam giảnữ mà từ khi nhảy vô khu HK "con bị đầuđộc" đâm nghiện luôn mới "dị" chứ T^T.Như hồi mình coi Bá Vương Biệt Cơ (phim nàyđi tham dự Oscar dưới tư cách ... phim HK) xâyxẩm với ý nghĩ "thiên kiều bá mị" đâuchỉ là chữ dùng được cho mỗi nữ nhân,chỉ ước chi anh Trương Quốc Vinh là nữluôn thì sẽ là ... Tây Thi của lòng mình :"D. Rồi coi TNGH chiĐPBB thì chỉ mơ cô Lâm hóa đàn ông luôn cho cácfang-gơ được đường đườngchính chính nuôi mộng với cô. Mà rõ trong phim cô Lâm nhìnvẫn biết ngay là phụ nữ, mà sao soái khí điênđảo thế không biết, lần đầu tiên mình mớithấy 1 nữ diễn viên có ma lực và lối diễnmạnh mẽ kiểu này. Cô Lâm bên ngoài cá tính dịu dàng haythẹn lại giống với cô thời phim Quỳnh Dao.Phim HK xưa trang phục cũng đẹp NH nhỉ.Đó giờ có ngó qua khá nhiều phim cổ trang Tàu song mìnhvẫn thích nhất tạo hình của Vương TổHiền trong Thiến Nữ U Hồn và tạo hình áođỏ của cô Lâm trong phim này, đơn giản mà húthồn mãi không phai

-

Ông VGV hay đặt tên phim 4 chữ lắm, nghe nói thích chọc tức khán giả đương thời. Ví như "A Phi" là dân Tàu thường hay dùng để chỉ mấy tên con trai lông bông hư hỏng, chả bao giờ đc làm nhân vật chính trong phim Tàu thì đây, ta làm ngay 1 phim có A Phi là nhân vật chính, hơn nữa còn là 1 nhân vật hư ảo và đời sống nội tâm đa đoan. Đông Tà Tây Độc chọc tức nhiều fan Kim Dung (mà chắc kể cả Kim Dung) ngay giữa cái thời phim kiếm hiệp đang hưng thịnh. Nhất Đại Tông Sư sắp tới thì đụng chạm với bản Diệp Vấn của Diệp Vỹ Tín và Chung Tử Đơn. Nghe giang hồ đồn thổi VGV ấp ủ ý tưởng làm phim Diệp Vấn đã 10 năm nay, không ngờ bị đàn em hớt tay trên nên phẫn uất muốn phục hận. Mình cầu mong đừng thành phim giống Vượng Giáp Tạp Môn buồn ngủ ngáp chảy nước mắt là mừng rồi :"D .

À, có điều này – VGV còn nổi tiếng thích đảo ngược lại hình tượng của các diễn viên mà ông hợp tác. Ví như trước "A Phi chính truyện" Trương Quốc Vinh đa phần được biết tới với hình tượng em giai trong sáng, thư sinh si tình thuần hậu, cười nói hồn nhiên. Nàng Trương Mạn Ngọc cũng sở hữu hình tượng nhí nhảnh, miệng mồm liến thoắn chăm khoe răng thỏ mà vào phim Vương toàn biến thành phụ nữ ngọc ngà sầu nhiều nói ít. Lương Triều Vỹ ngày ấy không tính mấy bộ TVB thành công cũng gần như bị chết hình tượng hài . Vương Phi trước khi vào phim Vương em ấy nữ tính tóc ngang vai mặn mà điềm đạm hơn. Nói túm lại là không có VGV thì không khéo HK mất khối diễn viên giỏi vì họ cũng không biết thực lực và khát vọng mình có đến đâu, muôn đời an phận làm bình bông hoặc diễn với tâm lý kiếm tiền cho vui. Thế nên dù mình đôi khi ghét họ Vương (lý do ngoài lề) nhưng không phủ nhận ông ấy là đạo diễn mình ngưỡng mộ nhất Hoa ngữ

-

Trời ơi, Lâm Thanh Hà cũng cỡ tuổi Trương Quốc Vinh mà, một bên xưng cô một bên xưng anh thì thiệt là thiệt thòi cho phái đẹp quá Heobeo ơi.

NH thích Lâm Thanh Hà với Trương Quốc Vinh, kiểu gì họ diễn cũng được, lúc giở cặp mắt ngây thơ nai tơ cũng thích, mà lúc quắc mắt liếc muốn đứt cổ cũng thích. Chỉ tiếc là chất lượng hình ảnh ngày xưa không tốt như bây giờ nên khó dụ mấy con chiên công nghệ xem mấy phim đỉnh như thế này.

Chuyện dv đóng vai khác giới thì NH dễ chịu, vì nghệ thuật thì mọi chuyện đều có thể mà. NH thích vai của Lâm Thanh Hà trong Đông Phương Bất Bại lắm, rất có thần. Vai của Trương Quốc Vinh thì NH chỉ thích Trương Quốc Vinh chứ không thích cách dựng của Bá Vương Biệt Cơ như không khí hào sảng của Hồng Kông này. Bá Vương giàu tính cốt truyện hơn là tính điện ảnh nên thấy nó cứ sao sao, hehe. Thiến nữ u hồn của Vương Tổ Hiền đúng là người đẹp và đồ đẹp nữa, lúc đó Trương Quốc Vinh ngây thơ thấy mà tội luôn ha.

Vụ Kim Dung cay phim kiếm hiệp Hồng Kông chắc là phải có rồi, nhưng răm rắp theo nguyên tác thì đi đọc truyện cho rồi chứ xem phim làm gì. Mà đọc truyện Kim Dung tốn thời gian thí mồ. Cho nên NH thường không hứng thú với mấy phim chuyển thể từ truyện bao giờ, rất hiếm phim hay được vì nó nặng về cốt truyện quá đâm ra không nhẹ nhàng được, cứ y như bê cục đá lên màn ảnh rộng vậy, xem chán òm chứ đâu có hay đâu.

Về việc Vương Gia Vệ thích đi ngược lại dư luận thì NH rất thích cái ngông đó, khiến phim không cliché chưa xem đã đoán được cái gì rồi. NH phải để giành vốn để viết bài về Vương Gia Vệ nên không nói hết đâu, hè hè, nói rồi nói lại đâm mất hay mất. Cảm ơn Heobeo về rất nhiều thông tin về phim Hồng Kông và về Trương Quốc Vinh với Lâm Thanh Hà nha. NH thích phim Hồng Kông lắm, và Vương Gia Vệ cũng là đạo diễn NH thích nhất của Hồng Kông đó

-

Đúng là khoái nhất cái không khí Hồng Kông luôn, chẳng có việc gì nghiêm trọng cả. Nó cứ giang hồ đúng kiểu giang hồ nên mình khoái lắm. Chứ xem phim giang hồ mà lễ phép, đạo mạo hay láo láo theo kiểu cố tình khắc họa thấy nó không tự nhiên. Chắc mình chỉ hợp được với không khí bình dân vậy đó, chứ không khí đài cát kiêu sa thì nuốt không trôi. Kiểu phim cung đình bây giờ là kiểu NH chúa ghét, từ Trung cho đến Hàn, nó phiền thấy sợ luôn.

Giờ NH mới biết lý do gọi là cô Lâm đó, chứ tưởng phân biệt cách xưng hô thì thấy phụ nữ già sớm quá. Lâm Thanh Hà thật sự là một dv bản lĩnh ha, gãy ở Đài Loan, qua Hồng Kông tạo nên dấu ấn khó ai có thể sánh đươcj, nhưng lại quyết định giã từ màn bạc rất sớm, không phải ai cũng giã từ được khi đang trên đỉnh

-

Cái ko khí của HK là cứ làm mình nhìu khi muốn nhảy cẫng lên ca ca hát hát tưng tưng bay bay cùng họ, ôm bụng cười lăn lóc cho thỏa rồi lại cay cay nơi sóng mắt, thở dài thườn thượt vô tư luôn. Cách thể hiện của HK nó có cá tính, cái thứ cá tính rộng rãi của người bình dân, vậy mà nhớ lâu, iu nhìu. Như bên ca nhạc cũng vậy, mình nói thiệt luôn là mình ko thích nhạc Tàu, nhưng coi ca sĩ HK ngày ấy đứng hát trên sân khấu thì lại thấy vui, đúng với cái tinh thần "bốn bể đều là anh em bạn bè", quậy mà chịu chơi tới bến, nói chuyện như mấy ông mấy cô nhà hàng xóm xuề xòa vui tính, tình nghĩa cũng chẳng cần phải chót lưỡi đầu môi. Ngay đời sống thật của người HK đã mang cái chất "giang hồ rất Hong Kong" rồi ^^ . Mình cũng chúa ghét phim về cung đình của Tàu và Hàn bây giờ nên không bao giờ coi (trừ phim nàng Dae Jang Geum vì thích màu mắt nâu của chị Lee Young Ae) .

Là vì vô tình coi được đoạn clip mở đầu phim này mà mình mới quyết định đi tìm TNGH chi ĐPBB về coi đây:. Phê quá trời phê ^^ !!

Nào, chà đạp nam tử chứ ai nỡ chà đạp mỹ nhân ^^ . NH nói đến nàng Lâm làm heo lại muốn khoa chân múa tay (khu HK nó làm mình biến chất wá). Lâm Thanh Hà thật ra cô ấy là người si tình lắm. Sự nghiệp bên Đài Loan bị tiêu tan cũng chỉ vì trót yêu người có vợ, bỏ dở luôn 18 năm xuân sắc không danh không phận, đến khi nói lời chia tay cuối thì nàng đã ngót nghét 40 đó NH. May mắn người ngọc bản lĩnh đầy mình nên dù ở đâu cũng tỏa sáng, làm một minh tinh ^^ . Heo nghĩ chính vì cô đã trải qua nhiều sóng gió trong chuyện tình cảm nên cô luôn khao khát một mái ấm gia đình, và cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du. Lâm Thanh Hà 40 tuổi vẫn rạng rỡ một đóa xuân ngời nên mau chóng tìm được người thương, rồi kết hôn và bỏ nghiệp diễn. NH bảo người đẹp có đáng yêu không ? Đạo diễn Từ Khắc từng muốn làm một bộ phim nói về cuộc đời vinh quang xen lẫn nước mắt của cô, mỗi tội nhắm chọn Trương Bá Chi làm nữ chính nên bị thiên hạ phản đối, dự án thế là thui chột

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review