Drama Hàn và sự bành trướng của phong cách ngôn tình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lâu lắm rồi tôi không đọc tiểu thuyết nên gần chỉ biết xu hướng văn học qua những bài viết nghiên cứu mà thôi. Tôi có biết tiểu thuyết ngôn tình đã, đang sốt với sức ảnh hưởng rất mạnh nhưng chỉ đọc qua quýt vài trang phân tích cho biết chứ không để tâm. Nhưng dạo gần đây sau khi nhận thấy mình đang lạc quẻ vì dấn thân vào dạng drama fan-service Hàn mới nhận ra chất ngôn tình đang dần xâm lấn màn ảnh nhỏ Hàn. Vì vậy viết bài này để tạm biệt thể loại drama ngôn tình đang gây sốt tại đây, từ nay về sau sẽ hạn chế tối đa xem và đề cập đến những phim dạng này.

Tiểu thuyết ngôn tình là tiểu thuyết dành cho quý cô từ 18 đến 30. Nhân vật nam chính thường là người đàn ông thành đạt nổi tiếng vẻ ngoại tuấn tú, sự nghiệp đỉnh cao, nhưng tính cách thì biến thái mang bản chất thích chinh phục. Tôi không đọc nên không biết nhưng quả thật từ biến thái đã nói lên tất cả để hiểu về tính cách nhân vật nam được miêu tả đeo bám nữ chính như đĩa đói. Ban đầu dường như hiểu mọi vấn đề, lạnh lùng lãnh đạm với mọi vấn đề nhưng lúc đã yêu thì si tình hết mức thỏa mãn cho trí tưởng tượng bay bỗng của fangirl về một hình bóng ngụy hoàng tử chung tình trong vẻ đa diện hiện đại. Bản chất câu chuyện cũng là câu chuyện tình diễm lệ như thời cổ lỗ fan-service như ngày xưa thôi, nhưng pha chút gia vị để cách tân câu chuyện để bắt nhịp thời đại.

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết ngôn tình đa dạng hơn mẫu nhân vật nam điển hình trên, nhưng nhìn chung thường là những cô gái ngây ngô, khờ khạo trong chuyện tình cảm đến nỗi không nhận ra người ta thích mình bằng cách quái gở lạ thường. Tuy có vài nhân vật giỏi giang hay điêu ngoa một chút nhưng nhìn chung là triệt tiêu cảm giác của phụ nữ để biến họ trở nên vô tư hơn nên đâm ra vô tâm.

Tôi đánh giá tiểu thuyết ngôn tình là dạng tiểu thuyết fan-service khi ca ngợi những giấc mơ phi thực về tình yêu. Tiểu thuyết ngôn tình không thích hợp với một đứa yêu hiện thực như tôi nên tôi không ngó ngàng gì đến. Nhưng tôi đủ hiểu rằng mình không thích nhưng nhiều người thích nên tôi tìm kiếm những cái khác để thích. Nhưng chạy trời không khỏi nắng, chất ngôn tình dần ngấm vào drama từ Trung Quốc đến Hàn Quốc. Riêng Nhật Bản thì mảnh đất shoujo manga đã có từ xưa nhưng khi tìm hiểu thì dòng manga này đã định hình rõ ràng đủ để cảnh báo những người không thích không bước chân vào. Riêng drama Hàn thì chất ngôn tình còn được ẩn giấu khá kỹ nên tôi mới mắc vào và phải lên tiếng thế này, đã ngờ ngợ nhận thấy một điều gì đó nhưng đến Family Honor mới chính thức nhận thấy rào cản này, mà đến gần đây mới định hình được nó là cái gì để định nghĩa.

Tất nhiên drama Hàn phải đi theo trào lưu là chuyện hiển nhiên không tránh khỏi, và tôi viết bài này cũng không phải để chê drama Hàn hay hoặc dở, mà để chia sẻ định nghĩa về những phim Hàn dạng này cho những khán giả xác định nội dung phim từ trước nhằm lựa chọn cho mình một phim thích hợp với gu riêng, để khỏi phải mắc công xem thử rồi lại bỏ như tôi từng làm, như thế rất mất thời gian và lên tiếng chê không đúng chỗ-lẽ ra mình không nên đặt chân vào thì lại hóa ra quá rỗi hơi. Và tôi cũng không bàn đến tiểu thuyết ngôn tình có hay hay không, mà tôi liệt kê những phim tôi biết có chứa chất ngôn tình trong đó, vì vậy fan của thể loại ngôn tình nếu đọc bài viết này có thể bỏ qua, như tôi sẽ bỏ qua thể loại ngôn tình này trong tương lai, đơn giản vì không hợp gu nên sẽ không thể dung hòa quan điểm, mà chỉ có thể tôn trọng quan điểm của nhau mà thôi. Ngôn tình có cái hay để phục vụ mục đích giải trí số đông, và mọi thế mạnh của nó đánh vào trọng tâm giải trí là điều tôi có thể hiểu.

Tôi trở lại xem drama Hàn năm 2008, một năm mà phim Hàn có khá nhiều phim hay, ít nhất là có 2 phim lọt vào top 5 những phim yêu thích nhất của tôi: La Dolce Vita, The world they live in. Trước năm 2008 có hai phim khác cũng nằm trong top tôi yêu thích là Alone in love, The Devil. Nhưng sau năm 2008 thì chỉ có mỗi Friend, our legend lọt vào mà thôi.

Năm 2008 tôi cũng xem Family Honor, những tập đầu tôi rất thích vì quá ấn tượng nhưng đến những tập sau tôi bật ngữa vì tính cách nam chính quái dị chuyển tông sang fan-service mà tự sỉ vả mình không phải là người, tôi dợn cả người vì câu nói đó. Tuy vẫn khá thích Family Honor vì tính cách nữ chính cùng không khí hoài cổ của phim nhưng đánh giá không cao cách nhân vật nam "gãy cánh" fan-service si tình kiểu này. Vẫn chưa nhận ra chất ngôn tình đâu, đến năm 2009, xem You are beautiful với nhân vật của Jang Keun-suk cũng quái chiêu si tình và quậy phá nữ chính như đĩa đói lại ôi dào cái thể loại quái gì thế này, vừa xem vừa tua và cũng đi hết cái chất "bag guy" của nam chính cũng như "ngây ngô" của nữ chính. Lúc đó liệt dạng phim kiểu này là phim "bad guy" thôi, không đánh giá cao, nhưng cũng kệ, lâu lâu xem phải một phim kiểu này cũng không sao, nó nổi vì nó lạ, thế thôi. Nhưng đến City Hall, bảo ớ quợ sao nó cũng kỳ kỳ như vậy ta, nhưng lúc đó Kim Eun-suk chưa có mạnh dạn như bộ sau, mà vẫn ẩn giấu khéo léo hơn rất nhiều nên dù kiểu nhân vật "bad guy" và bà "cô già thôi" nhưng vẫn còn vừa phải chứ chưa đi lố vấn đề, tôi chỉ không thích câu chuyện chính trị trẻ con và đoạn đầu linh tinh trong phim mà thôi.

Nhưng đến năm 2010 thì Secret Garden là đại diện tiêu biểu nhất vì tôi tập trung xem, tập trung phân tích nên hiểu rõ bộ Secret Garden nhất, đủ vốn liếng để chắc chắn xếp nó vào dạng ngôn tình. Những phim khác có tuyến nhân vật như vậy thường tôi vừa xem vừa tua nên không để tâm đến cách thành lập tình tiết, nhưng Secret Garden thì còn nhớ rất rõ rằng nó fan-service như thế nào và ở điểm nào. Nhân vật nam ấn tượng đúng kiểu ngôn tình khiến tôi lạ lẫm và thích thú ở ban đầu thì về sau trở thành "con ngỗng si tình" đúng y chang tiểu thuyết kiểu ngôn tình miêu tả. Secret Garden theo tôi là drama ngôn tình nổi bật nhất của Hàn Quốc hết thảy cho đến thời điểm hiện nay, kéo theo một lượng fan hùng hậu cho Kim Joo-woo- Hyun Bin cũng như Gil La-im-Ha Ji-won. Và họ nổi cũng đúng thôi vì họ chọn tác phẩm mang tính giải trí cực cao cũng như Bên nhau trọn đời của Cổ Mạn, tác phẩm mà đến tôi không đọc và không quan tâm nhưng còn biết đến tên nam chính Hà Dĩ Thâm do làn sóng hâm mộ thì chứng tỏ sức hút là cực lớn của dòng ngôn tình.

Năm 2011 tôi rút kinh nghiệm mạnh tay để không xem những drama có tính chất như vậy nữa nên tránh được đa số. Sau một năm để Kim Eun-suk qua mặt về độ hot do năm 2010 đẩy nữ chính lên làm át chủ bài, thì cặp đôi biên kịch Hong trở lại với con đường trãi lụa ngôn tình của mình bằng The Greatest Love cùng nam nhân vật chính mang chất ngôn tình quái gở trong tập 1 khiến tôi drop ngay, đọc review sơ khởi khi viết bài này thì nhân vật Docko Jin này cũng có bệnh phá hoại cuộc đời nữ chính mà ngây ngô chẳng hiểu. Bên cạnh đó Lie to me, Romance Town, Pasta đều là những phim có chút chất ngôn tình trong tính cách nhân vật nam theo cảm nhận của tôi sau khi xem vài tập rồi drop hoặc đọc recap toàn phần của khán giả sau khi xem xong, nhưng có lẽ vị ngôn tình chưa đậm nên chưa nổi bật bằng các phim trên.

Đặc điểm được khen ngợi nhiều nhất trong phim Hàn ngôn tình là không có tình tay ba tình tay tư, hoặc nếu có thì cũng không được chú trọng như chất dramatic ngày xưa. Đặc điểm này cũng giống tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết ngôn tình rất ít khi chèn vào tình tay ba tay tư, mà sử dụng cách miêu tả hentai nhẹ nhàng (H) để tạo đặc điểm riêng. Về cảnh H thì có lẽ drama ngôn tình Hàn không dám mạnh tay như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc nên cảnh nóng trong drama Hàn nửa nạc nửa mở xem khá kỳ cục nhưng vì thế chưa đến nỗi phản cảm, tôi được biết rằng cảnh H trong tiểu thuyết Trung Quốc không phải hạng xoàng. Vì vậy điểm này khá khen drama Hàn chưa nhúng chàm câu chuyện của mình vào lĩnh vực thỏa mãn để giải trí đậm như tiểu thuyết ngôn tình. Cảnh H trong drama Hàn nhẹ nhàng hơn nên vừa vặn với khán giả hơn. Đây chính là đặc điểm khiến tối lập lờ trong nhận định chất ngôn tình của drama Hàn mà phải đi suốt quãng đường dài tìm hiểu mới dám đưa ra nhận định như hôm nay. Vốn tôi đinh ninh tiểu thuyết ngôn tình thường có cảnh H nên phim hay truyện cứ không chú trọng cảnh H thì không nhớ đến ngôn tình, một nhầm lẫn mà gần đây mới nhận ra.

Nhiều drama Hàn dạo gần đây chịu ảnh hưởng nhiều trong cách xây dựng tính cách nhân vật của tiểu thuyết ngôn tình là điều mà chúng ta có thể thấy rõ ràng, chỉ là phim Hàn đang đứng giữa lưng chừng con nước để biến hóa chất ngôn tình của Trung Quốc thành chất ngôn tình của Hàn Quốc. Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc có nhiều người thích, nhiều người mê, nhưng có người không thích thì sẽ tránh xa. Vì vậy drama Hàn gần đây cũng vậy sẽ đi theo hướng đó, có người sẽ thấy hợp khẩu vị nhưng cũng có người sẽ ngán món ăn fan-service quá đậm như vậy và tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ hơn, ít fan-service hơn. Ở Nhật sự phân định thể loại truyện khá rạch ròi nên phim cũng khá rạch ròi để khán giả lựa chọn ngay từ đầu như kodomo, shounen, seinen, shoujo, jousei, shiunen-ai, yaoi, shoujo-ai, yuri, hentai. Và ý định của tôi khi viết bài này không phải để chê bai điều gì, không phải phân tích dòng phim Hàn sẽ phát triển như thế nào, mà là để phân loại một số phim Hàn hiện nay còn được lập lờ bất phân ra một bên để lựa chọn phim một cách hợp lý nhất là lựa theo đề mục trước rồi hãy dán mắt vào màn hình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review