chap 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi sống, Vu Huyên nhất mực đòi được hỏa táng, đốt di thể tan thành tro xám, sau đó thì đưa về thành phố nơi cô sinh ra, ở đấy cô đã chọn sẵn huyệt mồ có vị trí đẹp. Thậm chí cô còn viết thư cẩn thận nhắn lại, hãy mặc cho cô bộ váy màu nào, trang điểm gương mặt ra sao. Nếu như đấy là một nghi thức cáo biệt của người chết, thì cô hy vọng mọi người sẽ nhìn thấy cô trong hình hài đẹp đẽ nhất.

Vì cô chuẩn bị cho bản thân quá chu toàn, nên khiến những người ở lại hổ thẹn không thôi, đến khi sau cùng vẫn không làm được gì nhiều cho cô cả.

Vu Huyên thậm chí còn căn dặn rõ ràng, không mong Vương Tranh đến tiễn cô đi đoạn đường cuối cùng. Vì chuyện Vương Tranh đổ bệnh cũng nằm trong dự tính của cô. Di ngôn cuối cùng để lại cũng sặc một tính cách tuyền Vu Huyên: Kể lể và khóc lóc nghe ồn lắm, đừng có làm phiền tới tớ!

Vương Tranh có vẻ rất phối hợp. Cậu không tranh cãi một lời, làm y theo ý nguyện để lại, đến linh đường nhìn cô trang điểm đẹp đẽ lần cuối; chiếu theo di ngôn nhắn gửi, không tiễn di cốt của cô lên máy bay; thậm chí cậu còn không khóc lần nào, vì Vu Huyên từng nói, cả đời này, cho dù chỉ diễn ra một giây thôi cô cũng không muốn trải qua tình cảnh ướt át sướt mướt hệt phim truyền hình dài tập.

Vương Tranh nhớ nhiều năm về trước, khi cả hai cùng ngồi ăn cơm trong căng-tin, tivi truyền hình trực tiếp cảnh đưa di thể một phóng viên Trung Quốc tử nạn ở nước ngoài về nước: Người cha già ôm bức di ảnh quấn khăn lụa đen của con gái gào khóc bi thương như đứt từng khúc ruột, những người vây xung quanh không thể không dìu lấy ông ấy. Ống kính máy quay ra sức dí sát vào gương mặt tiều tụy, lấm lem nước mắt nước mũi của người cha. Ông khóc tối trời tối đất, không thèm che giấu chút đau khổ nào, khiến người đưa tang não nuột một phen.

Đồng thời cũng khiến những nữ sinh đang xem tivi xung quanh hai người lặng lẽ chùi nước mắt.

Chỉ có Vu Huyên là im lặng nhìn màn hình, sau đó quay đầu dùng vẻ mặt biểu cảm phức tạp mà hỏi Vương Tranh: “Nếu tớ là người cha đó, nhưng lại không thể khóc thì sao?”

Bầu không khí đau thương như vậy, trong và ngoài màn hình đều có hơn trăm ngàn đôi mắt đổ dồn về phía cô, đều đang chờ được thấy cảnh cô thương tâm gào khóc đến sức tàn lực kiệt, trời đất tối mịt, nhằm hoàn thành nghi thức đưa tiễn bi thương sau cùng, mang đau khổ hóa thành nghi lễ thần thánh. Trong tình cảnh đó, nỗi buồn của mỗi người đều được nhân lên gấp bội, nên dùng phương thức của số đông biểu đạt nỗi đau, nếu không làm giống họ lại trở thành kẻ vô tình thóa mạ thánh thần.

Nhưng vấn đề ở chỗ, khóc lóc đến không cần tôn nghiêm như vậy trước mặt mọi người liệu có phải là thật không? Lẽ nào đó là phương thức duy nhất biểu đạt nội tâm thê lương tột độ sao?

“Mẹ tớ mất khi tớ còn nhỏ, tớ đã không khóc trong lễ tang của bà. Mọi người đều xem tớ là quái vật máu lạnh vô tâm vô tình,” Vu Huyên vừa hút thuốc vừa thờ ơ kể lại, “Lúc đó tớ không hiểu tại sao họ lại nói vậy. Cách đó ba tháng tớ đã biết là bà phải chết, còn là trong tình cảnh ngoài ý muốn. Nếu đã biết rõ vậy sao tớ phải biểu hiện như thể bất ngờ bị đả kích khủng khiếp đến mức không muốn sống!”

Vu Huyên khi có khói thuốc quẩn quanh luôn đạm mạc hơn Vu Huyên lúc thường, như bao tang thương trầm luân sẽ tản mác ra từ trong xương cốt của cô gái trẻ mới đôi mươi. Tư thế gảy tàn thuốc của cô luôn khiến Vương Tranh sinh ra lỗi giác, đó không phải là muội thuốc mà là đang trút một mảnh tối tăm nào đó trong cơ thể ra bên ngoài.

“Tớ có cách riêng để tưởng niệm mẹ, tớ yêu bà là chuyện không ai có quyền nghi ngờ, nhưng tớ không muốn dùng cách mà mọi người muốn để khóc rống lên. Tớ không làm được thì có gì sai?”

Cô nhíu mày, nhìn về phía Vương Tranh, như đe dọa, nếu cậu mà dám bảo có thì sẽ bóp cổ cậu. Vương Tranh phì cười lắc đầu nói: “Cậu không sai.”

“Đương nhiên.” Vu Huyên ngửa đầu cười to, lại im lặng gảy tàn thuốc vào trong giày Vương Tranh, tinh ranh nháy mắt. “Sau này tớ mà có chết thì cậu cứ dùng cách riêng của mình để hoài niệm tớ là được rồi, đừng có khóc lóc kể lể tùm lum nhé?”

“Nhớ rồi!”

Câu nói lúc đó giờ lại thành sự thật.

Vương Tranh đưa chìa khóa nhà cậu cho Từ Văn Diệu, nhờ anh mang toàn bộ tập thơ đặt trên giá sách qua đây, từ Rilke[1] cho đến Baudelaire[2], đó là các tập thơ được dịch của các tác giả ở vào khoảng từ thế kỷ mười chín đến thế kỷ hai mươi mốt, từng được một chàng thiếu niên ngồi trong vườn trường đọc cho cô gái nghe. Dù cô gái đôi khi không thể hiểu hết những bài thơ đó, nhưng cô luôn nghe rất mê say, vừa hút thuốc vừa gật gù khen hay lắm, hay lắm, đọc thêm bài nữa đi.

[1] René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke (1875 – 1926) nhà thơ lớn thế kỷ 20 của Áo.

[2] Charles Pierre Baudelaire (1821-1867) là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp, trong thế kỷ 19, ông thuộc trường phái tượng trưng chủ nghĩa.

Hai người không giống bạn bè cùng lứa thích giải trí bằng cách xem anime[3], hay điên cuồng say mê các ngôi sao Hàn Nhật hoặc các ban nhạc rock ‘n’ roll Âu Mỹ. Họ thường tìm nơi yên tĩnh của riêng họ, như thanh niên những năm 50 thế kỷ trước vẫn thường hội tụ một nhóm bạn rồi thay phiên ngâm xướng thơ từ Pushkin[4], Chekhov[5] hay Zoshchenko[6]. Khi đó, luôn tin vào tín ngưỡng, lòng trung thành và sự lãng mạn trong tình yêu. Tình cảm mãnh liệt luôn sục sôi trong nhiệt huyết thanh xuân ngời ngợi tuổi hai mươi.

[3] Là từ mượn của từ tiếng Anh (animation, có nghĩa là phim hoạt hình), chỉ các bộ phim hoạt hình do Nhật Bản sản xuất hay mang phong cách Nhật Bản.

[4] Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799-1837) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch được mệnh danh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, biểu tượng của dòng văn học lãng mạn thế kỷ 19.

[5] Anton Pavlovich Chekhov (1860-1904) nhà viết kịch nổi tiếng người Nga

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro