Tấm lòng của Kim Lân dành cho người nông dân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Văn học là nhân học" (M.Gorki). Đích hướng tới của văn học muôn đời vẫn là con người. Giá trị của một tác phẩm văn học xét đến cùng là ở tấm lòng của nhà văn đối với con người. Bản thân Kim Lân cũng xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, từng nếm trải cuộc sống lao động vất vả trong nạn đói năm 1945. Chính vì thế ông am hiểu và thấu hiểu về cảnh ngộ cuộc đời và vẻ đẹp của người dân quê. Vợ Nhặt được viết không chỉ bằng cái nhìn hiện thực sắc sảo mà bằng cả cái nhìn chan chứa yêu thương dành cho người nông dân. Qua nhân vật bà cụ Tứ ta thấy được nhà văn đã yêu thương, đồng cảm với tình cảnh thê thảm của những người nông dân trong nạn đói. Nhà văn đồng thời trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người khốn khổ ấy. Nhà văn đã khẳng định những người đói ngay bờ vực của cái chết những vẫn khao khát tổ ấm hạnh phúc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và vẫn lạc quan tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp. Có thể nói chính tấm lòng yêu thương con người đã giúp Kim Lân nhìn thấy những vẻ đẹp đáng quý ở người dân quê.

Tóm lại với cái nhìn nhân văn sâu sắc, Kim Lân đã đem đến cho người đọc trang viết xúc động về người nông dân. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Tấm lòng ấy của nhà văn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, là nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, cách kể chuyện vừa gần gũi vừa hóm hỉnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro