Những chuyện bây giờ mới kể - Chap 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Bà ơi, sao bà gầy thế?
- Bà gầy để ăn đỡ cơm đi
- Không được, tay bà không còn tí thịt nào này.
- Như thế để lần xương cho dễ
- Không được, gầy thì sẽ xấu như con gấu bà ạ.
- Con gấu nó béo lắm
- Có con gấu gầy, bà sẽ là bà gấu gầy

Mình ngồi vót tre ngoài hiên và phải phì cười vìcuộc trò chuyện ngây thơ của Vi và bà. Bà mình năm nay sức đã yếu đi nhiều. Bàkhông còn đủ sức sáng sáng ra đồng vặt đỗ, chiều chiều đi cấy hộ mấy nhà xungquanh. Bà bị thấp khớp, những cơn đau khi trở trời làm bà không còn cười tươi được.Vi ngồi nắn nắn đầu gối cho bà, hát cho bà nghe mấy bài hát ngày xửa ngày xưa.Bà dạy Vi vài bài hát bà và các bạn thường hay hát khi còn thiếu nữ. Vi lắngnghe rồi hát theo. Bà bảo "Vi hát hay". Vi đỏ mặt dụi vào đùi bàchối: "Bà hát hay hơn".

Cứ mải hóng chuyện, mấy lần mình suýt phập dao vàotay. May mà dừng lực kịp. Ước gì, kiếm được một khoản tiền lớn, để bảo mẹ xinnghỉ việc một tháng, đưa mẹ về đây, những người phụ nữ mà mình yêu thương nhấtcuộc đời này, quây quần bên mình tối ngày, trồng rau bắt cá, hưởng thụ cáchsống tự cung tự cấp một thời gian, tách xa thành phố, tạm quên áp lực. Chỉ mộtthời gian ngắn thôi. Chắc chắn sẽ vui lắm, đầm ấm lắm.

Đôi khi lại thấy tủi thân, khi chỉ có mình là ngườiđàn ông duy nhất. Không biết lúc này, bố có hạnh phúc không? Đi theo con đườngbố chọn, nhất định phải hạnh phúc. Nếu không, con sẽ ghét bố!

...

- Tao theo những ngày tháng ấy chập chững lớn lên!
- Hử? Gì hả mày?

Thằng Lực cười. Nó vẫn hay buột miệng thủ thỉ vớimình những câu như thế. Có lúc mình thấy nó giống Vi ở một điểm là, rất hayphát ngôn không đầu không cuối, không lý do không kết quả. Nghĩ gì thì phọt raluôn. Người nghe chẳng hiểu gì

- Những ngày tháng chỉ có mình là người đàn ông duynhất trong gia đình!
- À... Ừ
- Nhưng tao mạnh mẽ thế này cơ mà. Sao mày còi zỉnthế?
- Bố tao không cao...
- Ừa nhỉ, bố tao là công an, cao to lực lưỡng lắm.

Ông bố hờ. Không dám nhận mặt con vì sợ phải chiatài sản, thậm chí cho người đánh con để nó sợ mà quên đi ý nghĩ xin nhận bố đểthi cảnh sát. Vậy mà thằng Lực vẫn nói đầy tự hào.

- Mày nghĩ gì thế Hoàng?
- Đang nghĩ làm thế nào để ụp được nhiều cá. Saohai đứa mình lại vào một đội thế?
- Thằng Học cố ý đấy!
- Sao mày biết? Sao không biết? Cái hộp giấy chomày chọn chỉ có tên tao thôi.
- Ủa để làm gì?
- Chả hiểu, chắc muốn mai mối cho tao với mày?
- Thằng điên này!

Mình tiện chân đạp cho thằng Lực một phát ngã ùm. Ởgóc ao bên kia, bọn thằng Học, cứ hai đứa một cặp, ụp cá nhiệt tình. Giỏ cá củamình mới chỉ có ba con.

- Hai thằng kia lo mà úp cá đi nhá. Thua là phảichui háng bọn tao đấy
- Chui cái cục cứt.

Tự nhiên sáng đang ngủ ngon, cả lũ sang dựng mìnhdậy bắt đi thi úp cá. Cái ao nhà thằng học bị vần vò đục ngầu. Cứ nghĩ đếnnhững lúc tối tối, thằng Học ra ao ỉa là mình đã muốn nhảy lên bờ ngay rồi. Viđang ngồi chơi đồ hàng với hai đứa Hải Ly dưới cây hoa râm bụt bên góc bờ ao.Nhìn ba cái dáng lũn cũn cười đùa với nhau mà thấy yêu khủng khiếp.

- Yeeee, Hoàng Lực ơi xong chưa? Lên thôi
- Chưa xong, mới được 3 con.
- Thôi lên chui háng bọn tao đuê
- Thế thì đéo lên đâu.

Mình làm bộ mặt nhăn nheo chảy xệ mò lên bờ. Giỏ thằng nào cũng đầy ắp cá.

- Mày cứ yếu xìu thế này, mai sau kinh tế suy thoái, thất nghiệp về quê cũngchẳng biết làm gì nuôi vợ - thằng Đạo ra vẻ khuyên bảo ỉ ôi
- Im đê. Tao biết trộng rau nuôi lợn.
- Vãi, mày nuôi lợn chắc lợn to bằng con chó là hếtcỡ
- Mày im đi, đừng xúc phạm nghệ sĩ
- Mày thì có mà nghệ đĩ
- Ô dm thằng chó

Cãi nhau với bọn trẻ con chỉ tổ mỏi mồm, nhưng mìnhvẫn cố già mồm cãi vì phải đánh trống lảng, sợ bọn nó bắt chui háng.

- Nhiều cá thế này, hay đổ vào thùng rồi chiều đemra chợ bán đi
- Ừ, hay hay
- Cái gì? Đi chợ bán cá á? - Mình giật thót, gì chứnghĩ đến cảnh ngồi phơi chim ngoài chợ mình đã thấy ê mặt rồi.
- Ừ, đi bán cá lấy tiền mai đi nổ bỏng
- Tao không đi đâu.
- Sao không đi
- Thế nào Vi cũng không đồng ý
- Ừ nhỉ, con nhỏ tiểu thư bỏ mẹ
- Để tao hỏi - thằng Học nói xong ngoái ra chỗ Vigọi - Vi, chiều nay mày đi bán cá không?
- Ở đâu?
- Hỏi ngu. Chả nhẽ bán cá ở chuồng lợn?
- Đi chợ á?
- Mày đừng hỏi lằng nhằng làm tao điên. Tao hỏi lầncuối mày có đi bán cá không, chỉ chả lời có hay không thôi
- Không biết!
- dm hai vợ chồng nhà mày như cái đầu bòi. Thế thìở nhà, bọn bố đi
- Đùa đấy, có đi!

Mình đang hào hứng vì Vi không hưởng ứng lắm thìcâu vừa rồi làm mình đơ mặt. Hiu hiu. Thế là số phận đã an bài. Buổi chiều naymình sẽ là thằng bán cá. Bực Vi quá, chiều không ở nhà ngủ với bà lại còn bêuđầu đi theo bọn trẻ làm gì? Thằng Học rủ được Vi đi nên hào hứng lắm, vừa đi vừangoáy mông. Thằng Lực khoác vai mình, cười cười. Đang cáu nên mình gắt gỏng:

- Mày bỏ tay ra đi, đàn ông con trai ôm nhau ghê bỏbà
- =)) tao lợi dụng lau tay thôi
- dm, khốn nạn!

Bài học rút ra: Càng thân thiết, chúng nó càng thủđoạn! Các thím nên cẩn thận đấy, hễ thằng bạn mình tự dưng ra ôm ấp sờ mông làthế đéo nào cũng giở trò. Trước khi về ăn trưa, thằng Học vẫy vẫy mình hứa hẹn:

- Nhớ đi nhé, ăn mặc càng rách rưới càng tốt!

Mọe mấy thằng, đi bán cá chớ có phải đi ăn xin éođâu mà bảo ăn mặc rách rưới? Vi chia tay hai bé trẻ con hàng xóm xong thì chạylại ríu rít với mình. Mặt nhọ nhem nhọ thỉu, tím ngắt mực mồng tơi.

- Sao Vi chơi bẩn thế?
- Đâu?
- Đây, soi gương đi này

Mình bật điện thoại giơ màn hình gương cho Vi xem.Vi ngó ngó rồi cười nhăn răng:

- Con cái nhà ai mà xinh quá!
- Thôi đi bà, của nợ!
- Hy hy. Chiều đi bán cá

Thực tình trong lòng mình có chút sĩ diện của mộtthằng con trai thành phố, cứ nghĩ đến cảnh ngồi chợ bán cá là mình cảm giác hơixấu hổ.

Khoảng 3h hơn chiều, nắng chưa kịp tắt, bọn trẻ conđã tụ tập ở cổng nhà mình. Mình bảo bà là mình đi bán cá. Bà cười móm mém gậtđầu, còn chạy vào buồng lấy cho Vi cái nón đã khá cũ và bục 1 vết gần chóp.Nhìn rất bê tha mà Vi cầm đội ngay lên đầu. Không phải nói trông em như con bánvé số luôn. Mình nhăn mũi lại phản đối nhưng em vẫn quyết tâm đội đi ra chợ.Thật sự lúc này mình không hiểu suy nghĩ của lũ trẻ với em là ra sao và nhưnào. Ra cổng mình còn bị chửi và bắt vào nhà thay bộ quần áo nào rách hơn, tìmđược cái quần đùi cũ nhất rồi chúng nó vẫn không chịu. Kết quả là đi qua cái aođầu làng, thằng Giới quết bùn quệt quệt cho mình mầy phát rồi bảo:

- Đấy được rồi, trông thế nó mới lầm than!

:-| Đéo hiểu gì luôn.

Bọn thằng Học đã chia cá ra làm 2 thùng, xiên qua 2cái gậy, cứ 4 đứa khiêng 1 thùng cá, Vi đi trước dẫn đầu. Mình nhìn cái cảnhđấy đôi khi lại bật cười. Bạn không biết đâu, mình và người yêu sống giữa nhữngthằng bạn không cùng lứa tuổi nên nhiều khi quên hẳn đi mình năm nay lên mấy,đã sống được bao năm trên đời. Vi vẫn thường bảo mình, Hoàng có biết rằng điềutuyệt với nhất mỗi khi về quê là gì không? Là được sống một cuộc sống khôngphân biệt tuổi tác, tầng lớp, giai cấp. Dù lớn hay bé, giàu hay nghèo, tất cảđều yêu thương và chia sẻ cùng nhau những trải nghiệm trong đời mình. Mình vẫnkhông thể tin nổi ngày hôm qua mình rời bỏ thành phố nhộn nhịp tấp nập để vềđây, đi trồng rau, đi tát cả, khiêng cá ra chợ bán, cười nói râm ran với mấythằng bạn trẻ trâu. Thằng Học còn bẻ cho Vi một tấm lá chuối, tuốt lá lên đếnngọn, chỉ để 1 mảnh lá chuối nhỏ ở đỉnh như cây cờ. Vi mặc quần ngố, áo phông,đội nón, tay cầm cành chuối phất phơ dẫn đầu đi phía trước. Mấy thằng con trai khiêng2 thùng cá lẽo đẽo theo sau. Thằng Học thi thoảng lại hét: "tăng tốc tăngtốc" rồi bủm bủm một tràng dài làm cả bọn vừa bịt mũi vừa cười.

Bọn mình đi 2km mới ra được chợ. Các cô bán rauđang bắt đầu chọn chỗ ngồi bán. Thằng Học với thằng Lực cùng nhau trải tấm bạtra cho cả bọn cùng ngồi. Vi cứ loi nhoi tranh chỗ, chả biết ngại là gì. Mình lơngơ chẳng biết ngồi đâu, mãi đến khi bọn trẻ xếp chỗ xong, thằng Đạo kéo mìnhxuống ngồi cạnh nó, mình mới yên vị.

Phiên chợ chiều quê thưa thớt bóng người, thằngGiới cứ ngồi há mồm đếm xe đi qua đi lại. Vi thì ngồi xếp lại đống tiền lẻ 1nghìn 2 nghìn để tí ai mua hàng còn trả lại. Mình ngồi nghĩ vẩn vơ, những cảmxúc lãng đãng vây quanh. Những câu chuyện kể của các cô bán rau bên cạnh cứ xenvào nhau:

- Tổ sư thằng chó chồng em, nghiện rượu mãi đéo bỏđược chị ạ, từ sáng đến tối lúc nào em cũng thấy cái lọ cái chai. Vì anh nghiệnrượu nên trên xe của anh lúc nào cũng có mấy chai, lúc xe đi các chai cứ va vàonhau keng keng. Có hôm đi nhậu ở xó xỉnh nào về say quá ỉa cả ra quần không biết.
- Ôi dào, mày nhìn tao đây này, nó say rượu taokhuyên nó 1 câu mà nó vung tay đấm tao gãy mẹ răng!

Cô bán rau ngót quay sang, há mồm ra cho cô bạnxem, quả thật là một cái răng cửa của cô gẫy nên trông như bị sún răng, mìnhvừa buồn cười vừa thương. Cười vì điệu kể chuyện tưng tửng như cái việc bị đánhđập nó quen thuộc giống cơm ăn nước uống hằng ngày. Buồn cho một kiếp người, cũngđàn bà, sống từng ấy năm, mà sao số phận bi đát đến vậy. Ngồi bán cả ngày chắcgì được 50 nghìn tiền lãi, mà cơm nước nuôi con, rồi còn hầu rượu chồng. Ngẫmthấy kiếp người chẳng bằng kiếp con rận. Rận tìm chó, bám lấy lưng chó, đói thìhút no máu rồi nằm kềnh ra ngủ. Haizzz.

Bọn trẻ bọn mình ngồi im hóng truyện không dám thamgia câu nào. Mãi chẳng có người mua. Không mua là đúng, chục thằng thanh niênlồng nhồng ngồi ôm hai thùng cá, trông ghê chết ma nào nó dám mua? Sợ cá bị ế, thằngHọc đứng dậy, xách quần, lấy hơi gào to:

- Cá đê cá đê
Cá to như con bê
Ăn một miếng là phê
Mua về kho với cá
Hoặc nấu canh rau má
Đảm bảo chồng không chê!
Cá đuê cá đuê

=)) Éo mịa không biết nó phọt ra từ đâu nghe nuộtthế. Có bác đánh xe ngựa qua thấy thế nhảy xuống mua hai con cá rô phi, vìchẳng biết giá nên bọn trẻ bán 2 nghìn 1con! :-| (Trong khi ở Hà Nội 1 con rôphi phải gần 20 ngàn). Bán được khoảng gần chục con thì hai bà bán cá đầu chợvào quát um củ tỏi:

- Tiên sư bố chúng mày bán phá giá như thế để bọntao ế à? Biến về nhà ngay không? Mang cá lai bê nhà mày về mà ăn

Vừa nói bà vừa cầm gậy đập lung tung. Hoảng quámình kéo Vi chạy trước, chỉ sợ bà ý lia vào em phát nào thôi. Bọn trẻ cũng sợvì chưa đi chợ bao giờ, trong thùng còn khá nhiều. Thằng Đạo thủ thỉ:

- Hay đem vào khu trong cho bọn trẻ nhà bà Lân nhé!
- Ừ, cho chúng nó một bữa no vậy.

Mình chỉ nghe qua thằng Học kể khu nhà bà Lân nuôitrẻ mồ côi không cha mẹ, hàng ngày chúng nó đi vác gạch mướn lấy tiền mua sáchvở học, cùng bà Lân rau cháo sống qua ngày. Cá bán được một nửa nên cả lũ đổvào 1 thùng, chồng 2 thùng vào nhau rồi khiêng. Mình rảnh tay nên đi thụt lại dắttay Vi. Vi đi bộ nhiều nên mệt, ngoan ngoãn để mình dắt. Mình biết Vi buồn vìmấy câu chuyện vu vơ của hai cô bán rau, nhưng không biết an ủi thế nào, đànhlặng em. Lát sau thằng Học quay lại hỏi mình:

- Hoàng, mày biết bài thơ nào nói về trẻ con nhànghèo không?
- Tao thuộc nhiều lắm, mày thích nội dung như thếnào?
- Có bài nào mà nói về sự bất công giàu nghèokhông?
- Có, tao đọc cho nghe bài Hai đứa trẻ của Tố Hữunhé!
- Ừ ừ đọc đi, bọn tao nghe thơ thằng Học nhiều ngucả người
- =)) Ừ, để tao nhớ lại đã.

Mình lẩm nhẩm lại một lượt, rồi đọc cho mấy thằngnghe:

Tôi không dám mời anh đi xa lạ
Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
Kể làm sao cho hết cảnh lầm than
Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!

Này đây anh một bức tranh gần gũi:
Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành.
Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh
Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.

Hai đứa bé cùng chung nhà một tuổi
Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con
Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non
Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.

Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!

Đứa chồm chập vồ ôm li sữa trắng
Rồi cau mày: "Nhạt lắm! Em không ăn!".
Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân
Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!

Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi
Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây.
Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây
Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!

Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ
Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!
Hai đứa kia như sống dưới hai trời
Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:
Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.

Mình đọc xong một lúc rồi, cả bọn trẻ cứ im đichẳng nói gì, lúc sao thằng Đạo bảo:

- Hay nhỉ, hay là từ giờ mày thuộc bài nào hay đọccho bọn tao nghe mày nhé!
- Ừ, bọn mày thích à?
- Ừ, thích!

Mình khẽ cười. Vẫn cứ nghĩ mình là thằng dở người,cả ngày vẩn vơ với những câu chuyện dạy đời trong sách. Nhưng không ngờ ở đây,có những tâm hồn sẵn sàng lắng nghe trái tim mình lảm nhảm chuyện đời

Con đường làng tự nhiên dịu mát. Có lẽ gió đangthổi bớt cái nóng gắt gao đỡ những số phận nhọc nhằn nơi này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#hoangvi