tây tiến - thiên nhiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hung bạo, hoang sơ trong thi phẩm Tây Tiến.
----------------------------------------------------------
a. Bức tranh thiên nhiên
• Vẻ hoang sơ, hiểm trở
Nhắc đến vùng núi Tây Bắc, người ta nhớ ngay đến một miền đất xa xôi heo hút, đèo dốc trùng trùng. Và Quang Dũng, bằng con mắt của người lính từng băng qua những hẻm sâu, vách đá chênh vênh ngút ngàn ấy, đã tái hiện trong trang viết của mình một Tây Bắc hoang sơ, dữ dội. Ngay từ những vần thơ mở đầu, hình ảnh về thiên nhiên Tây Bắc dội về chân thực, khơi nguồn cho cả những xúc cảm về sau. Quang Dũng liên tục nhắc đến những địa danh “sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, những cái tên chỉ nghe thôi nhưng đã gợi về cho người đọc về một miền đất xa xôi, heo hút, lạ lẫm. Và vẻ hoang sơ ấy càng nhân lên gấp bội khi tác giả đặc tả thiên nhiên Tây Bắc bằng những câu thơ đầy sức tạo hình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Hay “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Khi miêu tả cùng núi non, có ai bỏ qua được vẻ đẹp mờ ảo của sương núi. Nhưng trong con mắt của Quang Dũng, sương ko phải là mờ sương, màn sương mơ mộng, huyền ảo, mà là “sương lấp”. Sương núi như dày lên, che lấp đâu chỉ những vách núi, cỏ cây, mà lấp cả chặng đường hành quân, lấp cả dáng dấp những người lính thật nhỏ bé trước thiên nhiên bao la.
Vẻ chênh vênh, heo hút của thiên nhiên Tây Bắc càng được cực tả qua hình ảnh “súng ngửi trời”. Trong những vần thơ của Chính Hữu người đọc từng bắt gắp “đầu súng trăng treo” thì đến Quang Dũng, mũi súng ấy lại trở thành “súng ngửi trời”. Quang Dũng dã rất khéo léo khi đảo từ láy “heo hút” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào sự vắng vẻ, hiu quạnh của núi rừng. Kết hợp với “Cồn mây” khiến cho độ cao của đèo dốc càng dữ dội, hiểm trở. Và chính cái độ cao hùng vĩ ấy đã tạo nên một hình ảnh rất lính “súng ngửi trời”. Nếu chỉ diễn đạt là súng chạm tới trời, thì phải chăng quá đơn giản. Mà chỉ có “súng ngửi trời” người đọc mời cảm nhận được vẻ tinh nghịch đậm chất lính tráng, một cách dùng từ ngữ đầy táo bạo. Nhưng ẩn sâu bên trong sự vui vẻ, lạc quan ấy, người ta vẫn cảm nhận cảm giác chơi vơi, rợn ngợp trước thiên nhiên bao la, dữ dội.
Nối tiếp những mây và sương, hình ảnh đèo dốc chập trùng thực sự được đặc tả qua hai câu thơ mang đậm bút pháp điện ảnh:
“dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Và “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Cả hai câu thơ đều có tính tạo hình cao, nhịp thơ như gấp đôi lại, gợi về hình ảnh những vách núi thẳng đứng lên cao thì chót vót, hiểm trở, mà nhìn xuống cũng sâu hun hút đến đáng sợ. Các từ láy liên tiếp xuất hiện “khúc khuỷu, thăm thẳm” kết hợp với thanh trắc gần như chiếm phần lớn âm sắc câu thơ không chỉ gợi hình mà còn tái hiện bước chân trúc trắc nặng nhọc của người lính trên chặng đường hành quân đi qua những nơi núi cao vực sâu. Địa hình hiểm trở như thang đứng không phải là sản phẩm của sự phóng đại khoa trương, mà là cảnh rất thực, rất sát mà chỉ những ai từng gắn bó với Tây Bắc mới hiểu được. Và có lẽ chính bởi những hiểm nguy, hoang vu của miền đất dữ lại dễ dàng in hằn vào tâm trí của nhà thơ để rồi khi đi vào trang viết, cảnh sắc ấy hiện lên chân thực đến vậy.
Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc dự dội, hoang sơ càng sinh động hơn khi tác giả ghi lại những âm thanh ghê rợn của rừng già:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Cổ nhân luôn ca ngợi những trang viết “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa) thì riêng với Quang Dũng, bên cnahj chất họa, còn âm thanh được mô phỏng rất sống động, chân thực. Chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn ngủi, nhưng Quang Dũng đã thực sự lột tả hết những gì u linh, bí hiểm nhất suốt dọc đường hành quân của người lính TT. Những vần thơ không chỉ là nét khắc họa bằng ngôn từ đơn thuần, mà là bút pháp điện ảnh, tựa như thước phim quay chậm thu lại vào ống kính tất cả những gì đặc sắc nhất của thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hiểm trở.

Facebook: Nguyễn ngọc hà linh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro