LLVH: Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


🌸 Đề bài: Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình

Macxen Pruxt từng nói “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Cái nhìn mới mẻ rất là phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn, tức là vấn đề cốt lõi, then chốt trong cuộc đời sáng tác của người nghệ sĩ đó là điều còn lại, là hạt nhân quan trọng sau khi từ nhà văn bóc đi những cái không phải là của bản thân anh ta với tất cả khi anh ta giống với người khác. Bởi vậy! Có ai đó đã khẳng định rằng “điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”.

“Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”. Nhà văn sê-khốp đã từng khẳng định như thế. Giọng nói riêng là cái nét riêng biệt, độc đáo, mới mẻ trong sáng tác của nhà văn. Nó biểu hiện ở trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống một cách mới mẻ và cách thể hiện cái mới mẻ đó rất độc đáo của nhà thơ. Hay nói một cách khác “giọng nói riêng” chính là phong cách riêng của mỗi nhà văn. Có được trong giọng nói riêng nhà văn sẽ tạo ra được những tác phẩm bất hủ với thời đại. Không những thế còn tạo ra được chỗ đứng cho mình trên diễn đàn văn học, tất cả những điều đó chính là điều còn lại với mỗi nhà văn. Như vậy ý kiến trên muốn đề cao tính sáng tạo, đề cao phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ.

Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó như là đang đưa ra một yêu cầu khắt khe trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Trong “đời thừa” Nam Cao đã khẳng định, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Đúng như vậy! Nam Cao bản chất của văn học nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ. Nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng, nét độc đáo. Như Maxim Gorki nói “cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật. hơn nữa lao động của Nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật không trộn lẫn”. Nhà văn giống như một nhà quay phim hiện thực cuộc sống, được thu vào lăng kính của nhà văn từ đó được phản chiếu qua những trang văn, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép hiện thực một cách y nguyên, nô lệ, mà cần phải có sự chọn lọc, phải chắt lọc bằng cách nhìn và cách cảm thụ có tính khám phá. Cũng chính vì vậy mà phong cách đem đến cho nhà văn cái nhìn mới mẻ, khác lạ về cuộc sống. Phong cách là nhu cầu biểu hiện của người nghệ sĩ, là một tiêu chí đánh giá vai trò, vị trí tầm cỡ lớn nhỏ của nhà văn trong sáng tạo văn học. Phạm Đình Kiên nói rằng “văn chương quý bất tùy nhân hậu”. Tức là cái quý của văn chương là không theo người khác cũng là bởi vậy. ấy thế nhưng không phải nhà văn nào cũng có được phong cách, chỉ có những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức sáng tạo ra những nét riêng, độc đáo, lập đi lập lại mang tính thống nhất trong cả nội dung và hình thức tác phẩm.

Điều còn lại với Nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình, ý kiến đã khẳng định tầm quan trọng của cá tính sáng tạo trong sáng tác văn học với người nghệ sĩ, đó là kim chỉ nam cho sự nghiệp sáng tác của họ với người đọc. Đó lại là tiêu chí để đánh giá chính xác một nhà văn thực thụ. Có lẽ thế mà người đọc luôn đòi hỏi sự sáng tạo ở người nghệ sĩ, “nhà văn không đi trên con đường của sự sáng tạo, tức là anh ta đang tự xóa đi dấu chân mình, tên tuổi mình trong lòng độc giả”.

Nguồn: ST

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro