#26: Tranh luận hay "chửi nhau có văn hóa"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Xin chào các tình yêu~ Hôm nay là một buổi chiều vô cùng tẻ nhạt của Grace, và để thêm mắm thêm muối cho buổi chiều này thì mình đã quyết định viết về chủ đề này.

Mọi người biết đấy, thế giới này chuyện gì cũng có thể xảy ra, chuyện các bạn phải tranh luận với người khác ít nhiều cũng sẽ có, khó mà tránh khỏi, có thể là trên trường lớp, trong cuộc sống, cũng có thể trên mạng xã hội.

Và mình cũng vậy~ Chính vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm "lăn lộn giang hồ" của mình.

Nói chung là mình cũng chỉ phòng thân và mình mong các bạn cũng chỉ dùng những kinh nghiệm mình viết dưới đây để phòng thân thôi nhé.

Thêm nữa, một điều mình nhấn mạnh đó là đây là những kinh nghiệm mình chia sẻ để TRANH LUẬN hay nói cách khác là chửi nhau một các có VĂN HÓA.

Trước hết thì mình muốn nói luôn rằng những gì mình viết dưới đây có lẽ chỉ phù hợp cho văn bản viết, khi các bạn có thời gian chỉnh sửa, suy nghĩ kĩ càng thôi nhé.

Cùng bắt đầu thôi~

1. Hiểu vấn đề, mục đích việc tranh luận của bạn.

Đầu tiên thì mình muốn các bạn hiểu việc tranh luận hay chửi nhau một cách có văn hóa này là gì.

Theo mình một cuộc tranh luận mình sẽ tham gia phải dựa trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, lịch sự, đúng đắn, có lý lẽ và lập trường riêng. Nói cách khác, khi mình không có lập trường, suy nghĩ riêng của bản thân, mục đích và suy nghĩ những người cùng mình tranh luận không có ý nghĩa với mình thì mình sẽ không tham gia cuộc tranh luận, kết thúc trước khi nó có sự bắt đầu.

Một khi đã tham gia, điều quan trọng là bạn nên nắm được vấn đề bạn đang tranh luận là gì, nắm bắt được trọng tâm, mấu chốt vấn đề.

Từ đó, bạn sẽ rõ ràng mục đích cuộc tranh luận là gì, bạn hướng đến điều gì, "đối thủ" của bạn đang hướng đến điều gì rồi có cách đối đáp hợp lý, không đi qua xa mà luôn xoay quanh vấn đề mình muốn nói, đạt được mục đích của mình.

Ví dụ như thay đổi suy nghĩ, bảo vệ quan điểm cá nhân, phản bác ý kiến công kích bản thân, công kích người khác,...

2. Tranh luận dựa trên lý lẽ, lập luận chặt chẽ.

Với mình, tranh luận hay chửi nhau có văn hóa khác chửi nhau thông thường vì trong đó có những lý lẽ, những điều đúng đắn, chặt chẽ và có tính liên kết.

Khi tranh luận, bạn nên có lập trường riêng như mình đã nói ở trên, từ đó, bạn có thể có lập luận sắc bén, chặt chẽ, và cũng hợp lý, khiến người đọc không chỉ hiểu rõ ràng mà còn là công nhận ý kiến của bạn.

Theo mình trong tranh luận không có đúng sai, thắng thua, chỉ là tùy theo suy nghĩ của từng người mà mở ra cho nhau những hướng suy nghĩ khác.

Một bài viết tranh luận điều thiết yếu đó chính là logic. Bạn thể hiện tư duy, logic của bạn, chỉ ra điểm vô lý của người khác, điều bạn không đồng tình.

3. Bạn đang tranh luận với ai?

Khi tranh luận, mình nghĩ ít nhiều bạn cũng nên biết bản thân mình đang tranh luận với ai. Hiểu cơ bản về ý kiến của họ để có những lập luận hợp lý sắc sảo hơn.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng mà, phải không nhỉ?

4. Chú ý tất cả những vấn đề

Như mình đã nói ở trên, mình đưa ra ở đây chủ yếu là tranh luận trên văn bản viết, chính vì thế, cái bạn có chính là thời gian.

Hãy chú ý kể từ những lỗi chính tả, dấu câu, cách dùng từ, cách chuyển vấn đề...

Mình nghĩ, khi tranh luận, tự tin là một điều vô cùng quan trong.

Chính vì thế, một văn bản hoàn hảo, có sự xem xét, chọn lọc ít nhiểu cũng mang lại sự tự tin cho bạn đấy~

5. Cảm xúc cá nhân.

Như mình đã nói, một bài viết nên có lập trường riêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn thể hiện quá nhiều cảm xúc của bản thân vào bài tranh luận.

Việc không để cảm xúc chi phối sẽ góp phần tạo nên một bài viết khách quan, cũng như sắc bén hơn, giúp người đọc công nhận quan điểm của bạn một cách tự nhiên, dễ dàng hơn đấy~

6. Dùng từ ngữ.

Theo mình, khi tranh luận việc bạn dùng từ ngữ nên được cân nhắc kĩ lưỡng. Ví dụ như trong trường hợp nào nên dùng từ sát nghĩa hay từ có nghĩa rộng.

Việc này cũng là sẽ là một thế mạnh giúp bạn phản bác người khác một cách chính xác hơn.

Thêm nữa, đôi khí những từ nối (trước tiên, tiếp đến, hơn nữa, thêm nữa, vả lại,... ) cũng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ đấy.
7. Trình tự vấn đề.

Khi là người đáp lại trong cuộc tranh luận, mình thường có xu hướng đi theo trình tự đặt vấn đề của người đang tranh luận với mình.

Theo mình nghĩ thì đây cũng là một cách để cách bạn giữ bản thân không đi quá xa trong cuộc tranh luận, dẫn đến phát sinh những vấn đề khác.

Một điều quan trong cuối cùng nữa thôi: Hãy suy nghĩ không chỉ quá trình mà còn kết quả của cuộc tranh luận đối với cả bạn và người tranh luận cũng bạn nữa.

Bên trên là một vài điều mình nghĩ là cần chú ý, kết hợp với việc trình bày logic, suy nghĩ kĩ thì bạn sẽ có thể tự tin thể hiện suy nghĩ của bản thân thôi.

Hôm nay viết mỏi tay quá rồi~ nên thôi dừng lại nhỉ?

Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn, chúc bạn thành công~

Ai có ý kiến gì có thể cmt chia sẻ cùnh mình nhé ♡♡

Love you.
Yên Quỳnh a.k.a Grace

#Mong không bao giờ phải dùng đến những điều trên
#Mệt óc lắm
#Chăm chỉ đột xuất
#

Định làm một part về mấy cái kinh dị mà lực bất tòng tâm T^T 😫😫😭😭😭

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro