Luong lam thay doi chat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 3: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại”? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?

Vị trí của quy luật: là quy luật căn bản thứ nhất của phép biện chứng duy vật, vạch rõ cách thức của sự phát triển.

1. Các khái niệm phản ánh trong quy luật:

Ø  Chất: là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Đó là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính vốn có của sự vật. Ví dụ: Tính quy định về chất của hoạt động tư duy con người được thể hiện thông qua sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính như: năng lực phản ánh của bộ não, tính hình thức và quy luật của nhận thức. Chất có tính ổn định tương đối để khẳng định sự vật là gì và  đồng thời là tiêu chuẩn để phân biệt nó với cái khác. Sự vật vừa là 1 chất, vừa là nhiều chất cụ thể khác nhau, tùy theo những mối liên hệ nhất định.

Ø  Lượng: cũng là tính quy luật khách quan vốn có của sự vật biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó.

Ø  Lưu ý: Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối.

2. Sự vân động của quy luật:      

a. Chiều thuận của quy luật: Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.

Sự thống nhất giữa chất và lượng được biểu hiện bằng khái niệm độ. Độ là ranh giới tồn tại của sự vật hay hiện tượng mà ở đó sự tích lũy về lượng chưa thay đổi về chất.

Khái niệm nhảy vọt (bước nhảy): Kết thúc 1 gđ biến đổi về lượng, chất cũ mất đi, chất mới hình thành. Ví dụ như sự thay đổi lượng tri thức của môn học, năm học, gđ trong điều kiện khách quan cho phép dẫn đến kết quả tốt nghiệp ra trường của sinh viên. Nhảy vọt diễn ra dưới 2 hình thức: Nhảy vọt dần dần và Nhảy vọt đột biến. Nhảy vọt dần dần diễn ra trong 1 thời gian dài, sự tích lũy biến đổi về lượng mới có sự biến đổi về chất. Nhảy vọt đột biến diễn ra trong 1 thời gian rất ngắn, sự tích lũy, biến đổi về lượng và đồng thời với nó là quá trình nhảy vọt về chất toàn bộ.

Điểm nút là giới hạn mà ở đó diễn ra sự nhảy vọt.

Như vậy cách thức của sự phát triển diễn ra như sau: Trước hết sự vật tích lũy tuần tự về lượng, đạt đến quá trình nhảy vọt, vượt qua điểm nút, chất cũ mất đi, chất mới hình thành. Chất mới lại tích lũy về lượng đạt đến nhảy vọt, vượt qua điểm nút. Cứ thế tạo thành đường nút vô tận thể hiện tính quy luật trong cách thức phát triển.

Chú ý: Sự thay đổi về lượng -> chất -> sự vật bao giờ cũng được xem xét bởi những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì trong điều kiện khách quan này sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, thì ngược lại trong điều kiện khác cũng vẫn sự biến đổi về lượng như vậy nhưng không có sự biến đổi về chất.

b. Chiều ngược lại của quy luật: Từ những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng:

Đó là quá trình hình thành sự vật mới, chất mới và chất mới quy định lượng mới của nó. Khi sự vật mới ra đời bao hàm chất mới, nó lại tạo ra 1 lượng mới phù hợp với nó và trong sự vật mới lại lặp lại quá trình thay đổi lượng -> chất -> sự vật…

3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:

Để cho chất cũ mất đi, chất mới hình thành phải thường xuyên tích lũy về lượng, biết tạo ra những bước nhảy vọt, lựa chọn những điểm nút phù hợp, có như vậy chất cũ mới mất đi, chất mới được hình thành.

Cần tránh quan điểm sai lầm: tuyệt đối việc thay đổi về chất mà không chú ý đến quá trình thay đổi lượng và ngược lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro