BÀI TỰA VỀ VĂN MƯỜI PHƯƠNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI TỰA
VỀ VĂN MƯỜI PHƯƠNG

Bài hồi hướng Thập phương, văn chữ Hán, vốn là của ngài Đại Từ Bồ tát soạn ra. Sau khi tụng kinh, niệm Phật, tụng bài này cốt để đem bao nhiêu công đức tụng niệm đều hồi hướng cầu được vãng sanh về cõi Tây phương của Đức Phật A Di Đà. Tụng bài này phước đức lớn lắm nên từ xưa đến nay, ở nước ta cũng như Trung Hoa, trong các chốn Thiên môn, luôn luôn dùng bài này phổ vào các thời khóa.

Còn từ "nhất giả" đến "thập giả" là mười điều nguyện rút ra trong phẩm "Phổ Hiền hạnh nguyện" của Kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh, mỗi một nguyện Ngài Phổ Hiền Bồ tát vì Ngài Thiện Tài Đông Tử và chúng hội Bồ tát mà giảng giải rất rộng, tổng cộng có mười câu nên về mỗi câu có một nguyện thôi.

Phàm tụng văn hồi hướng, cần nhất người tụng phải hiểu rõ nghĩa lý trong văn, vì có hiểu thời chỗ hồi hướng, phát nguyện mới thiết thực, tâm quán tưởng mới xác thực, công đức mới tăng trưởng. Nếu tụng mà không hiểu gì hết, thời hồi hướng đó là hồi hướng về đâu? Phát nguyện đó là phát những gì và như thế nào? Thành ra chỉ có tụng theo lệ suông thôi, chắc khó thành tựu công đức được.

Vì lẽ trên đây, nên tôi không quản tài sơ văn vụng, phóng theo nguyên văn và y cứ nơi nghĩa trong kinh mà dịch cả hai bài sám văn (Sám Thập Phương và Sám Phổ Hiền) ra Việt văn. Dịch xong lại còn ngại vì trong sám văn có nhiều nghĩa sâu ẩn, khuất khúc, nên viết thêm đoạn thích nghĩa sau đây, (số 24 và 25) để giải rõ bản Việt văn, ngõ hầu khi tụng đến, tụng chữ hiểu nghĩa, tâm và lý tương ứng khi hiệp, lâu lâu tinh thuần, thiên căn công đức chắc chắn là vô cùng vô tận vậy.

Hán Tịnh Tỳ kheo
Cẩn trí

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro