2.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dựa trên đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. Hãy chỉ ra những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
​Trả lời
a) Vị trí địa lí
+ Điểm cực Bắc 23°23'B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam 8°30'B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây 102°10'Đ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông 109°Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, tỉnh Khánh Hòa.
- Bắc giáp Trung Quốc (với đường biên giới dài 1.400km)
- Tây giáp Lào (với đường biên giới dài2.069 km)
- Tây nam giáp Campuchia (với đường biên giới dài1.137km)
- Đông giáp Biển Đông (với đường bờ biển dài 3260 km).
b) Vùng biển: 
Với vùng đặc quyền kinh tế rộng  200 hải lý tính từ đường cơ sở, khoảng 1 triệu km2.
c) Vùng trời: Là khoảng không trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Về hình dạng lãnh thổ
Tính thống nhất và toàn vẹn của lãnh thổ nước Việt Nam là một khối thống nhất, bao gồm cả vùng đất liền, vùng biển và vùng trời; Nếu tính riêng phần đất liền, nước tacó hình thể hẹp (nơi hẹp nhất theo  chiều Tây - Đông là ở Quảng Bình không quá 50km) và kéo dài, với tổng diện tích là trên 331.000 km2. Phần đất liền gắn với lục địa châu Á, phần thềm lục địa rộng lớn hơn, thông ra các đại dương và gắn với tây nam Thái Bình Dương.
e) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đem lại những thuận lợi và khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội nước ta như sau:
- Vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, như mang lại cho nước ta những đặc điểm khí hậu thuận lợi: nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Đặc điểm khí hậu đó rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế như ngư nghiệp, du lịch, đặc biệt là nông nghiệp; từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên, đến sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự tổ chức các trung tâm hạt nhân phát triển vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng và liên vùng, cũng như các mối liên hệ kinh tế quốc tế.
- Vị trí địa lí đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam, một quốc gia da dân tộc, đa văn hoá; những yếu tố bản địa được làm giàu trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những yếu tố ngoại lai; những nền văn hoá này lại được thống nhất trong quá trình các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nước ta nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Trong điều kiện hiện nay của sự phát triển hòa bình, ổn định ở khu vực Đông nam Á, thì đây là nơi hội tụ nhiều cơ hội của phát triển.
- Việt Nam nằm trong vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, có những thuận lợi cơ bản và những cơ hội lớn để tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực. Đồng thời nước ta có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật - công nghệ hiện đại từ các nước này và ngược lại.
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vục xuất khẩu quan trọng của nước ta, đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn để cùng nhau hợp tác, phát triển và sớm hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, đi qua eo biển Ma-lắc-ca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế.
- Về mặt dân cư, sự tiếp xúc giao thoa lâu dài giữa các cư dân bản địa và cư dân các nước, các khu vực lân cận đã góp phần hỉnh thành nên một cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phức tạp về thành phần (54 dân tộc), nhưng thống nhất chung về mặt văn hoá; về mặt giao thông vị trí trên đây đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không.
- Tóm lại: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ, như là một loại nguồn lực đặc biệt của nước ta và luôn đặt ra những trở ngại hoặc thuận lợi khách quan đối với sự phát triền kinh tế - xã hội của đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro