Câu 6:Tính tất yếu xd nền Kte hàng hóa ở VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6:Tính tất yếu xd nền Kte hàng hóa ở VN? Đ2 của nền Kte hh trong TKQĐ lên CNXH ở nc ta:

*Tính tất yếu xd nền Kte hàng hóa ở VN:

Trong TKQĐ lên CNXH ở Việt nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. Bởi vì, trong nền kinh tế nước ta lực lượng sản xuất xã hội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự phân công lao động xã hội gắn với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các thực thể kinh tế độc lập. Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần ở thời kỳ quá độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một định hướng chiến lược cực kỳ quan trọng mang tính khách quan và có khả năng thực hiện thắng lợi ở nước ta vì:

+Chỉ có phát triển nền kinh tế  nhiều thành phần mới phù hợp với thực trạng của lực lượng sản xuất chưa đồng đều ở Việt nam.

+Nó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay-thời đại các nước đều hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Sự phù hợp này sẽ giúp nước ta có thêm thế và lực để phát triển kinh tế nhanh hơn.

+Phù hợp với lòng mong muốn thiết tha của nhân dân ta là được đem hết tài năng, sức lực để lao động làm giầu cho đất nước và cho cả bản thân mình, có thu nhập ngày càng cao làm cho cuộc sống càng ấm no và hạnh phúc.

+Nó cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng hiện có và đang còn tiểm ẩn ở trong nước, có thể tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ, hợp tác từ bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nước ta hướng vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiện đại hoá. Chỉ có nhiều thành phần kinh tế, chúng ta mới có khả năng huy động mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật; mới phát huy được mọi tiềm năng của người Việt nam...

+Chỉ có phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần, chúng ta mới có khả năng giải quyết được vấn đề việc làm trên đất nước chúng ta. Một quốc gia giầu có bao nhiêu chăng nữa, mà đẩy một tỷ lệ quá  cao người lao động ra ngoài quá trình sản xuất thì quốc gia ấy sẽ nghèo đi.

Như vậy, phát triển sản xuất hàng hoá đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước để thực hiện nhiệm vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế trên đây của Đảng và Nhà nước đề ra, qua hơn 10 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: Mở rộng được quan hệ kinh tế hợp tác với bên ngoài, thu hút vốn đầu tư kỹ thuật hiện đại của nhiều nước vào để phát triển kinh tế trong nước. tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm 8,2%, giảm tỷlệ lạm phát từ 74,7% ở năm 1986 xuống 12,7% ở năm 1995 và khoảng 5% ở năm 1996. Sản lượng thực tế đạt trên 29 triệu tấn ở năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 17 tỷ đôla và năm 1996 đạt trên 7 tỷ đôla.

*Đ2 của nền Kte hh trong TKQĐ lên CNXH ở nc ta

+Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế kém phát triển, mang nặng tính tự cung, tự cấp, và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường.

Đi lên CNXH chúng ta đã  không qua giai đoạn phát triển TBCN nên nước ta thiếu cái cốt vật chất của một nền kinh tế phát triển. Thực trạng kinh tế được biểu hiện ở những mặt cơ bản như: cơ cấu hạ tầng và xã hội thấp kém, trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, kém khả năng cạnh tranh, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật thủ công, mang nặng tính bảo thủ, trì trệ, phân công lao động  chưa sâu sắc, các mối liên hệ kinh tế kém phát triển, thị trường còn sơ khai, thu nhập của dân cư qúa thấp, nhu cầu tăng chậm  dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh là khó tránh khỏi, thiếu một đội ngũ những người quản lý sản xuất có khả năng tham gia cạnh tranh trong và nước ngoài. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho sự trì trệ kéo dài, đồng thời làm xuất hiện yêu cầu của quy luật khách quan, phù hợp với xu thế thời đại ngày nay là chuyển sang cơ chế thị trường.

+Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần

Đường lối phát triển ktế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu sẽ cấu trúc lại nền kinh tế thuần khiết chủ yếu với hai  thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế thị trường hỗn hợp gồm nhiều thành phần, nhiều khu vực kinh tế và nhiều hình thức sở hữu tồn tại đan xen lẫn nhau.  Quan hệ, hình thức , quy mô sở hữu đối với tư liệu sản xuất luôn là căn cứ cho vệc phân định các thành phần kinh tế khác nhau.ở dạng tổng quát nhất có thể nói rằng trong nền kinh tế nước ta đang tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản; sở hữu nhà nước (toàn dân), sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp( gồm giữa nhà nước với nước ngoài, giữa nhà nứơc với tư nhân ngòai tư nhân trong nước; giữa tư nhân với tư nhân; giữa nhà nước với tư nhân và người lao động.  Từ 3 hình thức sở hữu cơ bản đó đã hình thành nên kinh tế hàng hoá nhìêu thành phần và những loại hình doanh nghiệp  đa dạng, phong phú.

Sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cũng  có nghĩa là còn có các quy luật kinh tế khác nhau hoạt động. Sự vận động và phát triển của các thành phần kinh tế trong giai đoạn này chịu sự chi phối trực tiếp của các quy luật kinh tế. Thông qua hoạt động của các quy luật kinh tế mà nó đào thải những mặt, những yếu tố bất hợp lý và  thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất.

+Nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Sự phát triển của LLSX của khoa học và công nghệ đang có xu hướng quốc tế hóa đời sống nhân loại.  Xu hướng này chứa đựng một “nghịch lý “, nghịch lý đó là yếu tố “ nội sinh”của xu hướng.  Nó là sự tác động “hai mặt “ phát triển và phản phát triển, tích cực và tiêu cực thẩm thấu đến từng người, từng quốc gia, từng dân tộc.  Xu hướng này đòi hỏ phải giao lưu, hợp tác để hiểu biết lẫn nhau nhưng lại xảy ra xung đột, áp đặt, nô dịch nhau ngay trong quá trình giao lưu hợp tác để hiểu biết lẫn nhau nhưng lại xảy ra xung đột, áp đặt nhau, nô dịch nhau ngay trong quá trình giao lưu hợp tác.  Đây là mâu thuẫn nội sinh của xu hướng. Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải kết hợp sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế với đấu tranh cho bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc.

Nước ta đang trên con đường đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy phải giữ vững tăng trưởng của mình, hội nhập quốc tế nhưng không làm mất độc lập  tự chủ, cùng đi lên với thế giới nhưng vẫn theo mục tiêu đã chọn.  Vì vậy chúng ta cần vạch ra những bước đi vững chắc ngay từ đầu tiên trên con đường quốc tế hoá và thực tiễn đã chứng minh điều đó: chúng ta đã tạo chính sách thương mại  tự do theo hướng tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp các hàng hoá không còn bị cấm, thực hiện giảm thuế nhập khẩu tối đa xuống  50% đối với 6 nhóm mặt hàng ngoại lệ và tiếp tục nghiên cứu đối với một số mặt hàng khác; nới lỏng quy định về hạn chế ngoại hối…nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác chúng ta còn có tạo ra cơ hội thuận lợi để thu hút vốn của các đối tác nước ngoài và dây truyền công nghệ tiên tiến của các đối tác nước ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro