Câu 3: MQH biện chứng giữa CSHT và KTTT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3:MQH biện chứng giữa CSHT và KTTT? Liên hệ vs CSHT và KTTT Việt Nam hiện nay:

* Cơ sở hạ tầng:

- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

(“Toàn bộ những quan hệ sản xuất” bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư của hình thái kinh tế - xã hội trước;  quan hệ sản xuất mầm mống của hình thái kinh tế - xã hội tương lai).

- Đặc trưng của cơ sở hạ tầng :

. Trong một chế độ xã hội nhất định, quan hệ sản xuất thống trị là chủ đạo, chi phối các loại quan hệ sản xuất khác, tạo nên đặc trưng của cơ sở hạ tầng đó.

. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì cơ sở hạ tầng cũng có tính đối kháng

* Kiến trúc thượng tầng:

- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng (Chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học…) và những thiết chế tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng đó.

- Đặc trưng của kiến trúc thượng tầng:

        . Các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động nhau và điều hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất.

        . Trong xã hội có giai cấp kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp và giai cấp nào thống trị  cơ sở hạ tầng, thống trị kinh tế thì đồng thời thống trị kiến trúc thượng tầng. Do vậy, trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng có tính đối kháng.

* Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:

-  Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng dựng trên nó phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng.

(Nghĩa là, QHSX nào thống trị thì tạo ra một kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng; giai cấp nào thống trị về kinh tế thì tư tưởng của nó cũng thống trị. Chẳng hạn nếu QHSX là phong kiến thì toàn bộ KTTT từ hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, các thiết chế khác đều của giai cấp phong kiến).

-  Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì nó đòi hỏi kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo để đảm bảo sự tương ứng.

(Nghĩa là, những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sớm muộn gì cũng dẫn tới sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Như khi cơ sở hạ tầng  của CNTB trong thời kỳ tự do cạnh tranh chuyển sang CNTB độc quyền thì kiến trúc thượng tầng của CNTB cũng biến đổi, nhà nước dân chủ tư sản chuyển thành nhà nước độc quyền; các quan điểm chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật… có xu hướng phản tiến bộ).

- Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi, cơ sở hạ tầng mới ra đời thì “sớm muộn” kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi và kiến trúc thượng tầng mới cũng ra đời theo để đảm bảo sự tương ứng.

 (Sở dĩ có sự “sớm muộn” trong sự mất đi hay sự ra đời của KTTT vì KTTT với tính cách là lĩnh vực ý thức luôn luôn có tính độc lập tương đối. Chẳng hạn, khi một cơ sở hạ tầng nào đó mất đi, nhưng các bộ phận của kiến trúc thượng tầng mất theo không đồng đều, có bộ phận tồn tạo dai dẳng, thậm chí có những bộ phận được giai cấp thống trị mới sử dụng).

+ Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng:

- Kiến trúc thượng tầng có chức năng bất kỳ tình huống nào cũng ra sức bảo vệ cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, kể cả cơ sở hạ tầng tiến bộ hoặc cả khi cơ sở hạ tầng phản tiến bộ.

- Nếu kiến trúc thượng tầng tiên tiến thì nó tác động cùng chiều với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. (Sự kìm hãm đó chỉ nhất thời, sớm muộn tất yếu sẽ được thay bằng một KTTT mới phù hợp với CSHT).

- Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo những hình thức và hiệu lực khác nhau, trong đó nhà nước là bộ phận có vai trò quan trọng nhất, có hiệu lực mạnh mẽ nhất.

         (Chính vì vậy mà các giai cấp đều có ý tưởng là xây dựng nhà nước mạnh, là công cụ bạo lực để tập trung quyền lực kinh tế và chính trị nhằm thống trị giai cấp khác và toàn xã hội).

*Sự vận dụng quy luật này của Đảng ta trong đường lối đổi mới:

- Quan điểm của Đảng ta là xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay với nhiều kiểu quan hệ sản xuất khác nhau, vừa cạnh tranh liên hợp, liên kết với nhau để cùng phát triển. Song, tất cả đều vận động theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế lạc hậu sản xuất nhỏ là chủ yếu, đi lên CNXH (bỏ qua chế độ phát triển TBCN) chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, lại vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết với nhau, bổ xung với nhau.

Để định hướng XHCN đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục. Trong đó biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng  để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý.

Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục đi làm thuê bị đánh đập và chế độ lương quá thấp. Bởi vậy, trong sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởnh chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội là việc làm thường xuyên, liên tục của cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng.

Xây dựng hệ thống chính trị, XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội. Các tổ chức, thiết chế, các lực lượng xã hội tham gia vào hệ thống chính trị XHCN là vì một mục tiêu chung, lợi ích chung, hướng tới mục tiêu XHCN, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý KT – XH và mọi lĩnh vực hoạt động khác.

Toàn bộ quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân thực hiện dân chủ XHCN đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của mọi cá nhân. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ghi rõ: “Xây dựng nhà nước XHCN , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống CT – XH không tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro