#4: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Mục tiêu cần đạt: 

Giúp HS hiểu "Sơn tinh, thủy tinh" nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt , bảo vệ cuộc sống của mình.

Giới thiệu bài: 

Dọc dải đất hình chữ S bên bờ biển Đông Thái Bình Dương, nhân dân Việt Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc hằng năm phải đối mặt với mưa bão, lũ lụt như Thuỷ Hoả đạo tặc hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại, chúng phải tim mọi cách chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kỳ gian truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Tìm hiểu văn bản.

1. Vua Hùng kén rể và sự xuất hiện của Sơn tinh, Thủy tinh:

a/ Nhân vật Sơn tinh, Thủy tinh.

-Cả hai được miêu tả rất kì dị nhưng rất oai phong "Sơn tinh có một mắt ở trán Thủy tinh râu ria quặm xanh rì Một thần phi...nghi

-Cả hai thần đều có tài phép lạ + Sơn tinh dời núi lấp biển + Thủy tinh hô mưa gọi gió 

b/ Vua Hùng kén rể bằng cách thi tài dâng lễ vật, ai mang lễ vật đến trước sẽ thắng:

– Lễ vật "một trăm ... đôi"

  2. Cuộc giao tranh giữa hai thần:

– Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ nổi giận đem quân đánh Sơn tinh, cướp Mị Nương.

– Cuộc tấn công của thần nước là một kì ảo hoá hoàn cảnh lũ lụt thường xảy ra hằng năm -> Giải thích một cách hồn nhiên. -Sơn tinh không hề nao núng chống cự kiên cường, quyết liệt không kém, càng đánh càng mạnh, cuối cùng Thủy tinh đành phải rút quân. Câu " nước...nhiêu" thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của người xưa.

  3. Kết truyện:Giải thích độc đáo hiện tượng lũ lụt ở miền Bắc nước ta.


Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em

Dàn ý kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh".

B. Thân bài (diễn biến sự việc)

+ Mở đầu:

- Vua Hùng Vương có con gái tên Mị Nương.

+ Thắt nút

- Vua tìm gả chồng cho con.

+ Phát triển

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.

+ Mở nút

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

+ Kết thúc

- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

C. Kết bài.

- Ý nghĩa câu chuyện: Hiện tượng lũ lụt.

Mẫu 1:

 "Âm... ầm...ầm". Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

 Bà kể rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rất thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

 Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: Chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

 Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

 Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

 Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thấy vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

 Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

 Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh luôn thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: "Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của người dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao động của mình. Các cháu có hiểu không?"

Mẫu 2:

 Vào mỗi cuối tuần, em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê có rất nhiều trò chơi thú vị, nhưng em thích nhất chính là được nghe bà kể cho những câu chuyện hấp dẫn. Trong những câu chuyện mà bà kể thì em thích nhất là câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

 Sơn Tinh, Thủy Tinh là một truyền thuyết có từ thời rất xa xưa. Câu chuyện lấy bối cảnh ở nước ta vào thời Hùng Vương thứ mười tám. Ông ấy có một người con gái rất xinh đẹp, tính nết hiền dịu tên là Mị Nương. Năm nàng trưởng thành, vua Hùng muốn tìm cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Thế nên nhiều chàng trai tuy muốn cưới nàng làm vợ đã chùn bước. Một hôm, có hai chàng trai cùng đến cầu hôn. Cả hai đều khôi ngô tuấn tú và có nhiều phép lạ. Một người là Sơn Tinh - đến từ vùng núi Tản Viên, khi chàng vẫy tay thì phía Đông nổi lên cồn cát, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người là Thủy Tinh - đến từ vùng biển, có khả năng hô mưa gọi gió. Hai chàng ngang sức ngang tài, khiến nhà vua khó đưa ra quyết định. Vì vậy, vua Hùng đã họp bàn với các Lạc Hầu và đưa ra quyết định: Nếu ai đem đủ các sính lễ được yêu cầu đến trước, thì sẽ được cưới nàng Mị Nương. Sinh lễ bao gồm: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

 Ngày hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng, thì Sơn Tinh đã đem đủ sính lễ đến và rước nàng Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ thì vô cùng tức giận nên đem quân đuổi theo Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió tạo thành dông bão làm rung chuyển cả đất trời. Thần dâng nước lên cao, ngập cả nhà cửa, lưng đồi, sườn núi, ngập hết cả thành Phong Châu khiến nhân dân điêu đứng. Trước tình thế đó, Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, giúp nhân dân ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau suốt mấy tháng trời. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, thì Sơn Tinh nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức, đành phải rút quân dù không cam lòng. Thế nên, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước, làm gió làm mưa đánh Sơn Tinh. Nhưng không bao giờ chiến thắng được.

 Sau khi bà kể xong, bố em ngồi ở bên cạnh đã giải thích thêm cho em về ý nghĩa của câu chuyện. Thì ra đây không phải là một câu chuyện có thật ở trong lịch sử. Mà nó được nhân dân sáng tác ra để giải thích cho hiện tượng lũ lụt hằng năm. Đồng thời, nó còn chứa đựng những mong muốn, khát vọng chế ngự thiên tai của người dân ngày xưa. Thật là một câu chuyện thú vị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro