hethongboitron

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Hệ thống bôi trơn

I. Hư hỏng:

1. Chảy dầu:

- Chảy dầu ở các đường ống do dạn nứt.

- Chảy dầu ở các đầu nối do bắt không chặt, hoặc hỏng ren.

- Chảy dầu ở các phớt cao su, các gioăng đệm do làm việc lâu ngày.

- Dầu chảy làm giảm lượng dầu bôi trơn, áp suất dầu không bảo đảm các chi tiết bị mòn nhanh, có thể gây hỏng hóc lớn nếu không kịp thời phát hiện.

2. Áp suất dầu thấp:

- Dầu bị loãng do sử dụng lâu ngày không thay.

- Lượng dầu ít quá quy định do thiếu dầu không bổ sung.

- Đường dẫn dầu bẩn, bình lọc bẩn, năng suất bơm dầu giảm.

- Bơm dầu bôi trơn bị hỏng.

Khe hở lắp ghép bạc lót và trục khuỷu, bạc lót và trục cam quá lớn.

II. Sữa chữa bơm dầu:

1.Hư hỏng:

-Mòn hỏng cặp bánh răng ăn khớp.

-Mòn hỏng nắp bơm, lòng thân bơm.

-Mòn hỏng, kẹt van an toàn, lò xo yếu, gãy.

-Mòn hỏng bạc và trục bơm.

-Đệm giữa nắp và thân bơm đều rách.

•Nguyên nhân:

-Do ma sát của cặp bánh răng khi làm việc.

-Ma sát giữa bánh răng và nắp bơm, đỉnh răng và lòng thân bơm.

-Van, lò xo hỏng yếu do làm việc lâu ngày.

-Bạc và trục bị mòn do ma sát khi bơm dầu làm việc.

-Các chi tiết bị mòn nhanh và do chát lượng dầu bôi trơn kém, thiếudầu...

•Tác hại: Làm giảm áp suất dầu, lượng dầu bôi trơn ít đi, các chi tiết của động cơ sẽ bi mòn nhanh, tuổi thọ, công suất động cơ giảm.

2.Kiểm tra, sữa chữa:

a.Kiểm tra:

-Quan sát bằng mắt xem các gioăng đệm, kiểm tra các bánh răng, kiểm tra nắp bơm và lòng thân bơm để phát hiện các hư hỏng của nó xem có bị sứt mẻ, gờ hay ran nứt...

-Dùng dụng cụ để xác định độ mòn của trục, dùng căn lá đo khe hở của đỉnh răng và lòng thân bơm, giữa mặt đầu bánh răng với nắp bơm.

-Dùng căn lá đo khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng.

b.Sữa chữa:

-Nắp bơm bị mòn lõm, gờ thì mài rà lại.

-Bánh răng bị mòn, sứt, mẻ, khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng lớn hơn quy định thì phải thay thế cặp bánh răng khác.

-Bạc và trục bị mòn thì phải sữa chữa lại.

-Thay các gioăng đệm mới nếu gioăng đệm bị rách hoặc không đảm bảo kín khít.

-Van an toàn bị hỏng thì phải rà lại hoặc thay mới.

-Lò xo bị yếu, gãy thì phải thay hoặc căn chỉnh.

III. Sữa chữa bầu lọc:

1.Hư hỏng: lõi của bầu lọc thô, lọc tinh bám nhiều cặn bẩn. Lõi của bầu lọc tinh bằng giấy thấm bị mủn làm mất khả năng lọc sạch. Bình lọc dầu ly tâm bị tắc do nhiều cặn bẩn, lỗ phun bị mòn do sói mòn của dầu. Vỏ bình bị nứt, đệm bị rách, các đầu nối ren bị chờn do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Van an toàn của lọc thô đóng không kín, lò xo yếu gãy do làm việc lâu ngày.

2.Kiểm tra và sữa chữa:

-Tháo ra rửa các lõi lọc bằng cách ngâm trong dầu diesel rồi rửa. Nếu lõi lọc thô bẩn ít thì ta chỉ việc vừa quay vừa rửa khi nào sạch -Thay thế lõi lọc tinh nếu bị bẩn quá, nếu còn sạch thì có thể rửa rồi dùng lại.

-Đối với lọc ly tâm thì thông rửa các lỗ phun dầu.

-Vòng bi bị dỉ, bạc mòn hỏng thì thay thế.

-Các van của bình lọc bị mòn thì rà lại cho kín.

-Lò xo yếu thì tăng thên đệm, gãy thì thay mới.

•Đối vói vỏ bình:

+ Nếu bị nứt thì có thể làm lại hoặc thay mới.

+ Bị hỏng các đầu nối ren thì gia công lại.

+ Các gioăng, đệm bị rách, hỏng thì thay mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro