CHƯƠNG 34: SELF

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Để yêu lấy người khác ta cần yêu lấy chính mình"

Ngày nay thì việc yêu bản thân vẫn chưa được phổ biến nhiều lắm nhưng tôi tin rằng mỗi người chúng ta nên học cách thực hành yêu lấy chính mình. Việc yêu bản thân đôi khi bị đánh đồng với sự ái kỷ nhưng đó không phải định nghĩa chính xác của việc yêu thương chính mình. Yêu thương bản thân được hiểu như là chấp nhận bản thân của hiện tại và từ đó trân trọng và đối xử tốt với chính mình. Bên cạnh đó thì ái kỷ có thể hiểu nôm na là lấy bản thân làm trung tâm của vũ trụ và nghĩ rằng mình là tuyệt vời nhất.

Vậy thì cái khác lớn nhất của yêu thương chính mình và sự ái kỷ chính là yêu quý bản thân là nhận thức rằng "Tôi vẫn còn nhiều thiết sót, nhưng điều đó không sao cả." còn ái kỷ thì ôm đòm suy nghĩ như "Tôi giỏi nhất và tuyệt vời nhất rồi. Còn những người khác chỉ là hạng tép riu thôi...Có nước mà xách dép cho tôi thì cũng được đấy chứ". Và tôi tin chắc rằng bây giờ bạn đã nhận thức được hai khái niệm này khác nhau môt trời một vực luôn rồi phải không. 

Việc nhận thức được rằng yêu quý chính mình là điều chính đáng sẽ giúp cho bạn chuẩn bị tinh thần hay mở lòng ra để ứng dụng và chịu thử những bài tập trong chương này để học cách yêu lấy chính mình đấy. Vậy thì trong chương này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách để yêu quý chính bản thân mình thông qua một vài phương pháp cơ bản. Và tôi hứa với bạn là những phương pháp này sẽ tưởng không đơn giản nhưng lại đơn giản không tưởng, vậy mới hay chứ phải không. Phương pháp mà phức tạp quá thì chẳng ai chịu thử rồi. Vậy chúng ta cùng nhau vô phương pháp đầu tiên luôn nào.

1) Chấp nhận chính bản thân mình

Cũng như định nghĩa của việc yêu thương bản thân thì để rèn luyện hay tăng cường tình yêu với bản thân thì chúng ta phải học cách chấp nhận bản thân với những gì mình là ngay giây phút hiện tại cái đã. Và cái này cũng đúng với cả những tình yêu khác như tình yêu đối với gia đình hay bạn bè, thầy cô nói chung. Và bạn hãy luôn nhớ rằng khởi điểm của tình yêu là sự chấp nhận mà nếu không có sự chấp nhận thì không thể nào có tình yêu được.

Vì vậy mà bạn phải học cách chấp nhận bản thân ngay lúc này. Đúng là ngay lúc này chứ chẳng phải trong quá khứ cũng chẳng phải ở tương lai. Tôi muốn nhấn mạnh điều đó vì rằng để chấp nhận chính mình ngay lúc này quả thật cần rất nhiều dũng khí. Chúng ta ai mà chẳng có những sự bất mãn về bản thân cơ chứ. Có người thì sẽ bất mãn về ngoại hình của mình như  khuônmặt không đủ đẹp hay body không đủ chuẩn rồi ăn nói không tốt rồi đến không thích đôi mắt một mí hay hàm răng hô của mình. 

Hoặc đến cả việc ghét cái tính cách rụt rè hướng nội cứ hễ gặp người lạ là sợ của mình. Nói chung là chúng ta hay có xu hướng phóng đại hay tập trung chú ý vào những khuyết điểm của bản thân hơn là ưu điểm. Nên bây giờ tôi mà kêu bạn nêu ra năm khuyết điểm của mình thì bạn làm lẹ luôn. Vậy mà hễ bảo kể năm ưu điểm làm bạn thấy tự hào hay biết ơn về chính bản thân thì dám lắm là đứng hình tại chỗ luôn.

Vậy cách để học chấp nhận chính mình thì chúng ta cần điều chỉnh lời nói mà ta nói với chính mình. Lí do là bởi vì chúng ta chính xác là những gì chúng ta nghĩ. Mà những gì chúng ta nghĩ sẽ bắt nguồn từ câu chuyện chúng ta hay nói với chính mình. Để dễ hình dung hơn thì bạn có thể nghĩ như vậy nè: Là lời nói của bạn ảnh hưởng đến suy nghĩ, rồi suy nghĩ lại ảnh hưởng đến niềm tin, niềm tin ảnh hưởng lên lời nói bạn nói với chính mình và đó là một vòng tròn đấy.

Thế nên bạn mà lặp lại những lời chê trách hay phê phán bản thân kiểu như "Mình đúng là đồ vô tích sự mà. Học hành hay nói chuyện cũng chẳng giỏi được ở mảng nào cả". Cứ lặp lại những lời nói này nhiều lần thì tôi các chắc rằng bạnsẽ hình thành niêm tin vững chắc trong đầu và bạn chính xác sẽ trở thành người vô tích sự như những gì bạn tin tưởng đấy.

Nghe qua có lẽ hơi thấy sợ hãi nhưng niềm tin thực sự là một công cụ tuyệt vời nếu chúng ta biết sử dụngđúng cách. Điều này rất giống với câu nói "Những gì của tự nhiên là không xấu, xấu hay tốt là tùy thuộc vào cách bạn sử dụng chúng". Và hãy nhớ rằng trong tay bạn có rất nhiều công cụ để có thể thay đổi cuộc đời của chính bạn. Vậy nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và ứng dụng những công cụ này trong cuộc sống của chính mình nhé.

Vậy thì bây giờ để thay đổi niềm tin thì bạn hãy thay đổi từ ngữ bạn hay tự nhủ với chính mình đi đã. Dẹp hết mấy từ ngữ chỉ trích phê phán qua một bên. Hoặc nếu như bạn đã quen hay nói những lời tiêu cực vơi chính mình và chúng đã trở thành thói quen thì không sao cả vì mọi việc đều có cách giải quyết. Còn nếu không có thì chúng ta kiểu gì cũng tự đẻ ra cách xử lí là được rồi. 

Bạn có thể thử áp dụng cách mang tên "Cuộc tranh luận vui vẻ" để bảo vệ chính bản thân mình khỏi những lời chí trích và phê phán. Để tôi giải thích rõ hơn cách thức vận dụng nhé. Ví dụ như trong đầu bạn thông thường bị làm chủ bởi "Nhà phê bình gay gắt". Và cái nhà phê bình này được cái độc mồm độc miệng số một thiên hạ nên mỗi khi bạn làm gì sai như bị điểm kém trong các môn học bài hay làm đổ ly nước là y như rằng nhà phê bình này phê phán liền. 

Bình thường thì bạn sẽ im lặng và chấp nhận những lời kiểu như "Bạn thật là dốt quá mà" hay "Bạn hậu đậu chết đi được" nhưng mà bạn bây giờ đã có một công cụ khác là "Nhà bảo hộ" rồi nên khỏi sợ luôn ha. Giờ thì chấp cái nhà phê bình mất nết, nói nhiều này luôn. (Và những nhân vật này chỉ là tưởng tượng thôi nha chứ chúng chỉ tồn tại dưới dạng suy nghĩ thôi). Bạn có thể tạo ra một cuộc đối thoại như sau. Giả sử như bạn đã vừa mới đạt điểm kém trong môn Toán thì nhà phê bình có thể nhảy ra và bảo:

"Thế này thì duyên của cậu với Toán là đã lỡ làng như Thúy Kiều với Kim Trọng rồi. Buông tay sớm cho bớt đau khổ đi thì hơn. Chứ cái sự thật cậu dốt Toán cũng chẳng thay đổi được gì đâu"

Nhà bảo hộ nội tâm:

"Ơ thế chưa thử thì làm sao mà biết được? Có ai sinh ra là giỏi Toán bẩm sinh đâu?"

Nhà phê bình:

"Nói vậy chứ người dốt Toán bẩm sinh thì cũng có dầy ra cả đấy. Thiếu gì người không nuốt nổi những con số nhỉ?"

Nhà bảo hộ:

"Thế đó là ai cơ? Cậu kể tên 'một đám người dốt Toán bẩm sinh' cho tôi nghe đi - trừ tên tôi ra

Nhà phê bình:

"Ờm...Để nghĩ cái đã"

Đây chỉ là một đoạn đối thoại mà tôi gợi ý thôi chứ bạn muốn sáng tác đối thoại kiểu gì cũng được hết. Nếu bạn là một người có óc tưởng tượng hay là dân mê đọc truyện thì bạn biến cuộc đối thoại thành một cốt truyên hấp dẫn như một cuộc tình luôn cũng được nữa. Và chẳng quan tâm cuộc đối thoại có thể vô lí tới đâu mà miễn là cuối cùng nhà bảo hộ chiếm thế thượng phong là được rồi. Chứ nói một hồi mà nhà phê bình vân thắng thì thôi dẹp cho khỏe.

Tôi khuyến khích các bạn cứ thoải mái mà sáng tạo theo phong cách riêng biệt của mình nhé và thêm chút gia vị của sự hài hước vào cho cuộc đối thoại nó vui tươi lên đấy mà. Và bạn cứ luyện tập dần dần thì nhà phê bình nội tâm của bạn sẽ không có 'lớn lối' được nữa đâu. Như thế thì cuối mỗi ngày hãy nhìn vào trong gương và tự nhủ với chính mình rằng: 

"Tôi yêu bạn. Tôi tự hào vì hôm nay bạn đã...(viết những điều khiến bạn tự hào vào)"

Những chuyện làm bạn thấy tự hào có thể nhỏ bé như việc ăn nhiều hơn được nửa chén cơm hay là mới tìm được bộ truyện hay. Hay bạn đã xem được  một bộ phim cực hay với tình tiết hấp dẫn và nhân vật chính đẹp xuất sắc chẳng hạn. Bất cứ việc gì bản thân bạn cảm thấy tự hào về chính mình thì hãy nói với chính mình và chỉ đơn giản như vậy thôi. 

Dẫu dễ dàng như thế nhưng chúng lại có tác động rất mạnh mẽ đến cuộc sống hằng ngày của bạn cũng như cách bạn đối xử với chính mình đấy. Vậy nên sau mỗi ngày hãy nhớ lặp lại câu nói trên với chính mình để công nhận những gì mình đã làm tỏng ngày nhé. Đơn giản bởi vì như mọi người khác thôi, chúng ta cũng muốn và cần được công nhận. Vậy cách thức dễ dàng nhất để có được sự công nhận đó là tự mình làm cho mình, vậy thôi. Và cách nói chuyện như vạy không phải tự kỷ đâu nên bạn cứ yên tâm mà thực hiện đi nhé. Đây chỉ đơn giản là những cuộc trò chuyện với chính mình mà thôi bạn thân mến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro