1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đất trời phương Nam cái thời vẫn còn lệ thuộc vào Pháp, đâu đâu cũng toàn tiếng khóc thảm thiết của những nhà vừa có người mất vì cái đói bao quanh cướp đi sinh mạng của người thân trong nhà. Mà đâu đó cũng xen lẫn thêm những lời oán trách, ai oán cái bọn địa chủ độc ác.

Mùa màng thì thất bát, tiền sưu thuế thì ngày càng tăng lên. Chỉ biết trách cái bọn địa chủ dưới trướng mấy thằng giặc Tây, giặc Tàu nghe theo chúng nó mà hà hiếp dân mình, nghe sao mà đau lòng quá? Cùng nhau sinh ra và lớn lên từ mảnh đất quê hương, ấy thế mà lại đi đầu hàng lũ giặc độc ác vì cái danh cái lợi trước mắt mà đối xử với dân ta không khác gì một con trâu, con ngựa. Chúng nó bắt dân mình phải cày cuốc gieo trồng rồi khi đến mùa thu hoạch lại thẳng tay cướp trắng cướp trợn từ tay anh em dân tộc đem cống hết cho bọn giặc Tây, giặc Tàu ấy.

Cái thời đói nghèo ấy đến một bữa cơm trọn vẹn còn không có thì lấy đâu ra của cải để cống nạp? Mảnh đất nơi phương trời Nam quanh năm đều nghèo nàn, cái xó mà người ta cho là khỉ ho cò gáy này thì chẳng ai từ phương khác muốn chuyển vào, huống chi bọn địa chủ muốn chuyển vào đây thâm canh và trồng trọt.

Địa chủ ở đây không nhiều nhưng nói về người tốt thì lại càng hiếm hơn, may ra còn có tá điền Trương vừa chuyển vào đây tầm vài năm trước. Lão ấy sống có đức lắm đa, chẳng vì chức cao mà hà hiếp dân lành. Mỗi tháng nhà lão đều dành ra một ngày để phân phát lương thực cho bà con, nghe người dân ở đây bảo ở cái mảnh đất chật hẹp nghèo nàn này có duy nhất nhà lão tá điền Trương này là không đầu quân cho giặc Pháp, cũng có người nghe được lão ấy dõng dạc nói: "tôi sinh ra trên mảnh đất mẹ xinh đẹp này, khi sống là người của quê hương khi chết đi rồi cũng là ma của quê hương. Hễ khi tôi còn sống, tôi vẫn sẽ cầm súng chiến đấu hết mình."

À mà lão Trương ấy có một cậu con trai khôi ngô tuấn tú lắm, suốt cả ngày chỉ cắm đầu vào văn chương sách vở khi, rảnh rỗi lại theo cha học bắn súng để lỡ may giặc lùng thì anh cũng có thể chiến đấu vì quê hương, vì Tổ Quốc.

Mọi người trong nhà đều gọi anh theo cái biệt danh thân thương là cậu hai Trương, hai là thứ tự trong nhà còn Trương trong Trương Ngọc Song Tử thuộc tên của anh.

Mẹ của cậu hai Song Tử là con gái của một gia đình cũng có chút tiếng tăm, bà ấy hiền dịu lắm y như bà ngoại anh hồi đó vậy. Gặp nhau và quen biết với lão Trương cũng chỉ qua mai mối chứ thời đó con cái đâu được chọn người mình thương để gắng bó trọn đời trọn kiếp mà không qua gia đình? Hễ cha mẹ mà đặt đâu thì buộc con cái phải ngồi đấy, nhưng may sao tá điền Trương thời đó là anh thanh niên vô cùng tốt tánh, suốt ngày chỉ biết có bắn súng và tìm cách làm sao để trả nợ nước, nợ nhà.

Song Tử cũng được thừa hưởng cái tính nết ấy của cha, giống nặc cha anh ấy mà.

- thằng hai có trỏng không con? ra đây má biểu cái.

Bà Trương nhẹ nhàng gõ cửa buồng ngủ thằng con quý tử.

- dạ má cho gọi con.

Song Tử vừa nghe tiếng má thì đâu dám chậm trễ, anh kéo ghế đứng dậy ra ngoài ngay.

Má Trương nhìn vào trong phòng cậu hai nhà mình, lắc đầu cười xoa đầu quý tử.

- con trai má học hành ít thôi, suốt ngày cứ nhốt mình trong buồng làm má lo đến đứng ngồi không yên.

Cậu hai nhỏ cười, nắm lấy bàn tay mềm mại của má mà cầm chặt.

- con học để sau này xin đi làm cán bộ má ạ, đưa tin tức cho dân mình để còn chiến đấu đánh đuổi lũ xâm lược hại dân mình. con sẽ theo cha học hành thật chăm chỉ, má đừng lo lắng quá mà ảnh hưởng sức khoẻ.

Má Trương cười hiền, con trai mới tí tuổi mà biết lo việc nước làm bà vui trong lòng lắm.

- chèn ơi, má nào cấm cản con đâu đa? Song Tử của má nghĩ vậy là đúng lắm, má vui còn không hết ấy chớ mà trách mắng làm gì?

Nói tới đây mới sực nhớ, má Trương có việc nhờ cậu hai đây.

- cha con xuống tít xóm dưới mần cái chi ấy mà từ sớm tới giờ, hay con xuống đấy bảo cha về xơi cơm rồi đi mần tiếp nha con. tánh ổng ham mần, hay bỏ bữa má lo lắm.

Song Tử ngay lập tức nghe theo má chạy xuống xóm dưới kêu cha về. cậu hai Trương đi một quãng xa ơi là xa mới tìm thấy cha để kêu về.

- cha ơi, má kêu cha về xơi cơm ạ. cha làm má lo lắm đấy nhá.

- ấy chết, cha quên mất. thôi cha dìa ngay đây để má bây lo mà tội nghiệp, thế bây có dìa chung không? hay muốn đi lòng vòng nơi này một lần cho biết?

- cha nói vậy con nghe cũng đặng, mà cũng hiếm khi con có cơ hội xuống tận đây. hay cha cứ dìa trước đi ạ, bảo với má một tiếng cho má đỡ sốt ruột nghen cha.

- ừ ừ, cha biết rồi. bây coi đi đứng cẩn thận một tẹo nhỡ không may trượt chân té một phát lại đau người.

Cậu hai Trương gật đầu rồi vẫy tay chào cha. Thế là anh bắt đầu đi lung tung, người dân ở đây đối xử với nhau tình thương mến thương lắm đa. Ai cũng yêu quý gia đình anh hết, họ còn bảo anh sau này lớn lên ắt hẳn sẽ nối tiếp bước chân của lão tá điền khi trẻ nữa. Anh nghe xong cũng lấy làm thích ý lắm cứ cười cười gãi đầu hoài thôi.

Song Tử đi tới gần bên bờ sông để rửa mặt một chút, lại vô tình thấy có một cậu bé có mái đầu tròn vo đang ở dưới nước dùng vó nhỏ chộp cá, anh suốt ngày ở trong nhà nên chẳng mấy khi bắt gặp mấy hình ảnh chân chất giản dị này nên đâm ra tò mò lắm.

Song Tử gọi to xuống dưới: "này em bé gì ơi, cho anh thử chộp cá bằng cái vó ấy với được không?"

Cậu bé với mái đầu tròn nhìn xung quanh, ngó lên thì thấy có cái anh mặc quần yếm đội mũ lưỡi trai cùng tông màu đang nói vọng xuống với mình.

Cậu bé với đôi mắt to tròn cùng mái đầu tròn ủm bồng bềnh tóc cảm thấy hơi không được vui cho lắm, cậu bé chu môi đứng chống nạnh trả lời vọng lên.

- Tư năm nay mười tuổi rồi, anh hổng được coi Tư là em bé đâu.

Cái giọng trẻ con, đơn đớt ấy khiến Song Tử không tài nào nghe rõ chữ, lại cộng thêm khoảng cách khá xa nên anh đành nói vọng lại:

- em bé nghe anh nói gì hông? Nghe thì lội vào đây anh có tí chuyện muốn xin em. Được không em bé ơi?

Cậu bé kia bĩu dài môi rồi lội vào bờ, đã nói là hổng muốn bị coi là em bé rồi mà, cái anh kia sao mà lì quá đi mất.

to be continued....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro