Chương 49

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tháng tám đã vào thu, trời trong gió mát, là ngày đẹp hiếm thấy.

Một nhà bốn người rời Viên Minh Viên, qua Mật Vân, đến nghỉ ở sơn trang tại Thừa Đức thêm hai ngày mới đi thẳng lên phía Bắc, ngắm nhìn phong cảnh khác xa kinh thành. Hai bên đường trồng đầy cây phong, sắc đỏ loang tràn tầm mắt đúng với câu "Sương diệp hồng vu nhị nguyệt hoa (*)."

(*) Trích bài Sơn hành của Đỗ Phủ.

Tiết trung thu, đoàn người đáp xe ở phủ Phụng Thiên. Phủ doãn Phụng Thiên thủ dẫn đầu các quan viên quỳ tiếp bên ngoài cổng hành cung, Hoằng Lịch đỡ Như Ý xuống xe trong tiếng hô vạn tuế vang dội. Hắn chỉ đứng lại căn dặn vài câu rồi cùng nàng bước vào hành cung nghỉ ngơi.

Nơi trời cao mây nhạt, không khí thoáng đãng, rộng mở hơn bầu trời vuông vức trong hoàng cung. Đừng nói hai đứa trẻ, chính Như Ý cũng vô cùng háo hức nhìn ngắm từng nhành cây ngọn cỏ trong sân vườn.

Cả nhà bước vào trong điện, hai người lớn ngồi nghỉ ngơi trên tiểu tháp, bé con Cảnh Hủy trong lòng nhũ mẫu nhoài tới, vươn hai cánh tay tròn lẳn như củ sen về phía Như Ý liên thanh đòi ngạch nương bế. Nhóc con này trên đường đi đã biết gọi a ma ngạch nương, làm Hoằng Lịch mừng không khép miệng lại được, luôn miệng khen con gái nhà mình thông minh nhất không ai sánh bằng.

Như Ý dịu dàng đỡ con từ tay nhũ mẫu để bé ngồi trong lòng mình, chỉ có Hoằng Lịch nhăn mày vuốt đầu con:

- Chỉ biết ăn vạ ngạch nương.

Rồi bất đắc dĩ nhận Vĩnh Cơ từ tay nhũ mẫu, nói:

- Hôm nay là trung thu, lẽ ra phải thiết yến trong hành cung, nhưng yến hội quá phiền phức nên ta bỏ hết rồi. Bốn người nhà chúng ta cùng ngắm trăng là được.

Hai mắt Như Ý tỏa sáng:

- Được.

Khi đêm đến, Hoằng Lịch cùng như ý thay đổi thường phục, một người các ôm hai cái bé, trên đường phố đi xem náo nhiệt.

Đêm xuống, Hoằng Lịch và Như Ý đổi thường phục, mỗi người bế một bé cùng ra phố đi dạo.

Từ sáng Hoằng Lịch đã sai Lý Ngọc tìm hiểu dân gian ăn Trung Thu thế nào. Bây giờ ra ngoài ngắm nghía, các cửa hàng giăng đàn kết hóa, tửu quán đông nghẹt người ngồi ngắm trắng mới thực sự thấy trung thu dân gian đông vui cực kỳ.

Lúc trước ngắm trăng trong cung, ai cũng mặc triều phục làm không khí trở nên ngột ngạt vô cùng. Những quy củ trong Tử Cấm thành thực sự không so được với tự do thoải mái bên ngoài.

Bốn người tò mò nhìn ngắm xung quanh, hai đứa bé bị sạp hoa đăng bên đường hấp dẫn, quẫy đạp trong lòng a ma ngạch nương muốn qua đó. Hoằng Lịch lắc nhẹ Vĩnh Cơ hỏi:

- Nói a ma nghe con thích cái nào?

Vĩnh Cơ chỉ vào hoa đăng hình con rồng:

- Con muốn cái kia.

Hoằng Lịch không khỏi níu mày than con trai mình có lòng thừa kế đại thống, hoa đăng cũng phải chọn hình rồng. Như Ý thì không nghĩ nhiều như vậy, chỉ cụp mắt nhìn Cảnh Hủy trong lòng:

- Uẩn An thích cái nào?

Cảnh Hủy nghiêng đầu, chỉ vào một chiếc hoa đăng bi bô nói:

- Nó kìa.

Đó là một hoa đăng hình con thỏ, nàng mỉm cười kêu Lý Ngọc trả tiền. Hai đứa bé cầm theo chiếc hoa đăng hài lòng theo chân a ma ngạch nương tiếp tục đi ngắm phố phường.

Một nhà bốn người vừa đi vừa nghỉ, lại gặp dân chúng địa phương tiến hành nguyệt lễ, cũng gặp bách tính ở bờ sông thả đèn dưa hấu. Nhìn đi đâu cũng là một buổi tối huyên náo.

Bốn người đi một lúc lâu cũng đã mệt, quan chức địa phương biết đế hậu ra ngoài đi dạo nên đã sớm chuẩn bị chỗ ngắm trăng tốt nhất, để Lý Ngọc dẫn đường.

Chỗ ngắm trăng là một gian phòng của tửu lâu, cũng coi như yên tĩnh. Hai người ẵm Vĩnh Cơ và Cảnh Hủy ra cửa sổ ngồi, còn Lý Ngọc bưng lên một mâm bánh trung thu.

Hoằng Lịch đưa một chiếc cho Như Ý, nàng nắm tay hắn cắn một miếng, liền cười nói:

- Ngon lắm.

Hoằng Lịch cũng cười thử một miếng, thỏa mãn vuốt cằm:

- Hương vị không tồi, so với trong cung cũng có nét độc đáo. Không trách Tô Đông Pha từng nói 'Tiểu bính như tước nguyệt, trung hữu tô dữ di.'(*)

(*) Trích trong thơ "bánh trung thu" của Tô Đông Pha

Như Ý cười trong trẻo, ngoảnh mặt ra cửa sổ ngắm trăng. Vầng trăng tròn vành vạnh thong dong tỏa sáng giữa đêm đen như mang theo hi vọng về cuộc sống tốt đẹp. Hoằng Lịch nhìn Như Ý, lại nắm tay nàng. Hai người bốn mắt nhìn nhau, dù không nói gì cũng tâm linh tương thông.

Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên (*).

(*) Trích "Thủy Điệu Ca Đầu" của Tô Đông Pha

Cả nhà ngồi trong phòng ngắm trăng, hai đứa nhỏ chơi mệt đã ngủ say. Hoằng Lịch và Như Ý sợ hai con trúng gió lạnh nên cũng sớm về hành cung.

Nhưng về đến tẩm điện rồi Hoằng Lịch không để Như Ý ngủ, nàng hờn giận dựa vào vai hắn càu nhàu:

- Người làm gì thế, đâu ra chuyện không để người khác ngủ?

Hoằng Lịch bèn dỗ dành:

- Dân gian đồn rằng đêm trung thu ngủ càng muộn thì càng thọ nên đêm nay chúng ta thức khuya một chút.

Hắn nhớ kiếp trước nàng qua đời sớm, để lại hắn một mình lẻ loi trên đời hằng ngày ngắm nhìn chậu lục mai khô héo mà tưởng nhớ chuyện cũ. Nên hôm nay lúc trên đường nghe được chuyện kia hắn đã lưu tâm, chẳng cần biết lời đó có thật hay không, hắn chỉ mong được cùng nàng bên nhau đến già, nhìn nhau không chán.

- Như Ý, chúng ta phải án cử tề mi, bạc đầu giai lão.

- Được.

Qua trung thu, Hoằng Lịch dẫn thê tử lẫn nhi nữ đến yết lăng tế tổ, lễ tế nghiêm trang đầy đủ, quan chức địa phương cũng sắp xếp thỏa đáng. Cả nhà ở lại thịnh kinh thêm một thời gian nữa mới khỏi hành đến Cát Lâm.

Đến Cát Lâm đã là tháng chín, thời tiết trở lạnh.

Hoằng Lịch lo các con đau ốm nên gửi hết hai đứa trẻ ở hành cung cho các nhũ mẫu trông nom, hắn và Như Ý thì đến núi Trường Bạch và sông Tùng Hoa để vọng tế.

Núi Trường Bạch là cái nôi của Đại Thanh, là Thánh sơn của Mãn Châu nên hai vợ chồng không dám chậm chễ. Vừa đến Cát Lâm là sáng hôm sau đã dậy thật sớm để đến núi Trường Bạch.

Hai người đứng dưới chân núi, nhìn đỉnh núi cao sừng sững phủ đầy sương tuyết ẩn hiện sau làn mây mà tâm tình sảng khoái.

Hoằng Lịch như nhớ tới chuyện gì, lắc tay Như Ý nói:

- Chúng ta đứng dưới núi Trường Bạch, là mang ý nghĩa sẽ nhìn nhau đến bạc đầu nhỉ.

Như Ý mỉm cười, lại nhớ phía sau còn có người liền ghé vào lỗ tai hắn thì thầm:

- Người càng ngày càng dẻo miệng.

- Lời là thật lòng, dẻo miệng nào chứ.

Dưới chân núi khá lạnh, tuy hai người đều mặc áo dày nhưng Hoằng Lịch vẫn sợ nàng lạnh nên không ở lâu. Hai người đến sông Tùng Hoa làm xong lễ tế liền trở về hành cung.

Hai người vừa đến cửa điện đã thấy Cảnh Hủy đang khóc, Vĩnh Cơ ở bên kéo tay muội muội, nhưng nó cũng còn nhỏ nên không biết phải dỗ thế nào. Như Ý vội đến ẵm Cảnh Hủy, Hoằng Lịch thấy con gái cưng khóc đến như vậy liền trách mắng:

- Chuyện gì thế này, chăm sóc công chúa kiểu gì vậy?

Nhũ mẫu lập tức quỳ xuống thỉnh tội:

- Khởi bẩm hoàng thượng, công chúa ăn trưa xong chưa thấy hoàng thượng và nương nương về liền đòi đi tìm. Nô tì sợ công chúa bị lạnh nên mới giữ công chúa trong điện, kính xin hoàng thượng, nương nương thứ tội.

Hoằng Lịch ngẩn ra rồi bật cười:

- Thôi, ngươi đứng lên đi.

Như Ý cầm khăn tay lau nước mắt cho Cảnh Hủy, cười trêu ghẹo:

- Uẩn An không xa được a ma và ngạch nương, sau này xuất giá phải làm sao?

Hoằng Lịch nghe đến xuất giá thì nhảy dựng, hắn vội giành lấy Cảnh Hủy trong tay Như Ý:

- Uẩn An không xuất giá, con ở nhà với a ma, không nghe lời ngạch nương.

Như Ý nhìn hắn ôm con gái cưng chạy mất hút chỉ cười biết lắc đầu cười bất đắc dĩ.

Chuyện vọng tế đã xong, đoàn người liền khởi hành hồi cung. Trên đường về, Như Ý không được vui mấy mà nhìn cảnh vật bên ngoài xe ngựa.

Hoằng Lịch ôm lấy nàng, ôn tồn nói:

- Nàng yên tâm, chúng ta sẽ còn quay lại mà.

Như Ý vuốt tay áo hắn, khẽ thở dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro