Chương 115: Hán Dương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Phượng Ly Ngô nghe người thị vệ báo lại, không nói lời nào, lập tức giục ngựa điên cuồng đuổi tới cửa thành, tới đó thì xe ngựa nông tư đã rời đi lâu rồi.

  Nhưng dù sao xe ngựa cũng chở theo vật tư, cho nên chưa đi được quá xa, chàng cưỡi tuấn mã, nếu muốn đuổi theo vẫn có thể đuổi được.

  Thế nhưng khi Phượng Ly Ngô đến cửa thành, chàng nhìn người tới người lui nhộn nhịp trên đường, tâm trạng cũng dần bình tĩnh lại.

  Dù sao lần này Khương Tú Nhuận xuất thành cũng nổi danh, làm chính là công sai. Chỉ là chàng không thể tin được chuyện lớn như vậy, mà nàng không tự mình nói cho chàng biết.

  Tránh không báo, tới tận khi xuất phát mới cho người tới báo cho có lệ... Lòng dạ đáng chém!

  Phượng Ly Ngô càng nghĩ càng tức giận, dứt khoát quay ngựa trở về phủ thái tử.

  Dù sao đương kim quốc trữ Điện hạ đuổi theo chủ tư nông tư. Không cho phép chủ tư ra khỏi thành giải quyết việc công, tuyệt đối có thể trở thành chuyện đàm tiếu cho toàn bộ phủ trạch ở kinh thành. Phượng Ly Ngô cũng bận tâm chuyện này ảnh hưởng, cho nên không thể hành động theo cảm tính được.

   Chẳng bằng cứ để nàng đi đã, sau đó phái người gửi mật tín cho nàng, kêu nàng giao trách nhiệm xong phải sớm ngày trở về.

  Mấy ngày nay, nàng luôn kỳ quái không thoải mái, nếu hiện tại ép nàng quay lại, có khi cũng sẽ chọc cho chàng tức giận.

  Phượng Ly Ngô nghĩ để nàng tỉnh táo một hai ngày cũng tốt.

  Thân ở Hán Dương, nào có được thoải mái dễ chịu như ở Lạc An? Nàng cũng không phải theo chàng đi tuần, quy cách xe ngựa cũng khác xa, có lẽ đường xe mệt mỏi, chịu khổ một chút, mài bớt nhuệ khí của nàng, sau đó chàng đón nàng trở về nói chuyện là được...

  Phượng Ly Ngô đứng ở cửa thành suy nghĩ, thì xe ngựa nông tư đã tới bến đò, mọi người đều lên thuyền, rất nhanh sau đó sẽ tới Hán Dương.

  Cuối thu trời dần trở lạnh, đứng ở bến đò cũng cảm nhân được từng cơn gió lạnh lẽo quất vào da thịt.

  Thiển nhiên thừa dịp mọi người chuyển đồ đạc lên thuyền, cầm lò sửa đi tới chỗ nhà đò xin chút than.

  Đúng lúc này, thị vệ quay về báo tin cho Thái tử cũng đã đuổi kịp tới.

  Không chỉ tới kịp, trong tay hắn còn cầm theo một bao lớn.

  Thiển nhi hiếu kì, mở ra xem: Bên trong có một tấm đệm dùng da hổ tạo thành, nghe nói là vật Thái tử khi ở trong quân đội sử dụng, khi phải cắm trại ngoài trời, trướng bạc gió lớn, trùm lên người có thể giữ ấm cả đêm.

 Ngoại từ tấm đệm ra, còn có một lò than tinh xảo, nếu thời tiết không thuận lợi, dùng nó để nhóm lửa xào nấu cũng thuận tiện. Về phần những thứ khác là chút dược liệu cần khi đi đường, còn có cả rượu xoa bóp... đủ thứ vụn vặt.

Thiển nhi nhìn một lượt nói:

- Điện hạ đây là không yên lòng tiểu chủ tử ra ngoài, giống như mẫu thân lo lắng đảm bảo chủ tử no bụng ấm lòng đây mà.

  Sau khi nói xong lại phát hiện tiểu chủ tử không đáp lời, chỉ đứng ở ụ tàu xuất thần, nhìn ra mặt sông mênh mông ngẩn người.

  Thiển nhi lắc đầu, cảm thấy bây giờ tiểu chủ tử thực sự là có chút yêu thích Điện hạ rồi.

  Khương Tú Nhuận vốn không có ý định dùng tấm da hổ kia.

  Thế nhưng sau khi thuyền khởi hành, trời càng lúc càng lạnh, khi thuyền bỏ neo nghỉ đêm ở trấn nhỏ, sau nửa đêm về sáng nàng lạnh không ngủ nổi, ngay cả mí mắt cũng muốn đông thành băng vụn.

  Thiển nhi biết tiểu chủ tử sợ lạnh, nhanh nhẹn lấy tấm da hổ khoác một vòng lên người Khương Tú Nhuận.

 Gương mặt Khương Tú Nhuận cọ xát bên trên tấm da hổ, sau khi toàn thâm ấm lên, mới dần chìm vào mộng đẹp.

  Đoạn đường này còn phải đi thêm xe ngựa  ba ngày, Khương Tú Nhuận cuối cùng cũng tới địa phận Hán Dương.

  Nơi này là nơi giáp ranh biên giời Đại Tề, cũng là điểm mấu chốt của toàn bộ công trình thủy lợi.

  Quan viên địa phương sau khi nghe có người nông tư tới, liền lệnh quan huyện tới tiếp đón.

  Không trách được quan viên địa phương bại hoại, mà thực sự là do nông tư quá nghèo, gần như không có gì để họ ép được. Cho nên trong âm thầm bọn họ đều phàn nàn, cảm thấy nếu như là Mạnh đại nhân của thủy công tư tới, chẳng phải là vừa nhàn hạ lại còn vừa cùng nhau phát tài sao?

  Khương Tú Nhuận cũng đoán được ý nghĩ trong lòng đám quan địa phương, cũng không để ý. Nàng lôi kéo quan huyện leo lên leo xuống, đi khắp cả huyện thành, tìm hiểu tình hình nông lâm sản nơi này.

   Ở bên cạnh Khương Tú Nhuận có mấy thợ thủ công, mang theo rất nhiều đất sét trộn với nhựa cây, trên đường đi không ngừng đánh dấu vị trí các thân cây lớn trên sa bàn. 

  Vị quan huyện kia thường ngày cũng ít vận động, cho nên leo lên leo xuống được vài lần, toàn thân mồ hôi đầm đìa như vớt từ trong nước ra, khóc không ra tiếng hỏi:

- Khương đại nhân, ngài đã nhìn đủ chưa?

Khương Tú Nhuận nhìn kỹ lại sa bàn thợ thủ công đang hoàn thiện, mỉm cười an ủi quan huyện:

- Thêm một chút nữa, sắp xong rồi, đại nhân đưa chúng ta qua đỉnh núi kia xem một chút...

Sau khi thăm dò địa hình xong, Khương Tú Nhuận cười nói:

- Bản quan mới tới đây, nhân sự không quen, như thế này đi, thỉnh cầu đại nhân lên quan huyện báo lại, nơi này do ta làm chủ, mở tiệc chiêu đã chư vị đại nhân.

  Đập chứa nước là một công trình lớn, nếu như quan viên địa phương không ngoan ngoãn nghe theo, chắc chắn sẽ càng hao tổn sức lực mà không đạt được kết quả.

  Về phương thức nắm giữ, cũng rất đơn giản. Đánh một bạt tai rồi lại tặng một trái táo.

  Phương pháp này là Khương Tú Nhuận học được khi đi theo Phượng Ly Ngô, rất hữu dụng.

 Nước trong ắt không có cá, ngươi nếu như muốn đám quan lại làm lao công, nếu không thấy con đường tài lộ, sao khiến cho bọn họ cam tâm tình nguyện phối hợp chứ?

  Cho nên nàng đầu tiên gõ đám quan trước kia cùng Mạnh đại nhân trắng trợn tham ô. Sau lại hứa khi tu sửa xong kênh mương, trong vòng ba năm thuế triều đình sẽ giảm hơn nửa, hơn nữa chuyện này để cho quan viên địa phương tự xử trí. 

 Nhất thời không khí trong yến hội trở nên vui vẻ hơn. Sau khi nâng ly cạn chén, Khương Tú Nhuận liền phân phát bản vẽ công trình cho chư vị quan viên.

Nhưng trên yến tiệc cũng có quan viên thẳng thắn mạnh miệng, trực tiếp vạch trần:

- Khương đại nhân, công trình này của ngài có thể thuận lợi hay không, kỳ thật cũng không có quan hệ gì lớn tới đám quan viên đồng liêu chúng ta. Điêu dân Hán Dương đã có từ lâu. Trước kia thủy công tư đã từng tới đây làm công trình, sau này bởi vì kỳ hạn quá chặt chẽ, ép bức bách tính lao dịch, kết quả bức ra một đám sơn tặc, giết dịch quan, cướp vật tư, huyên náo túi bụi!

Nghe vậy có người liền tiếp lời:

- Cũng không phải là do kỳ hạn hoàn thành công trình của ngài quá gấp, còn không có bạc để an ủi lao dịch... thực khó a.

Khương Tú Nhuận khẽ mỉm cười nói:

- Đa tạ chư vị đại nhân nhắc nhở, mấy chuyện này bản quan sẽ tìm cách.

  Mà làm sao để điều động lao dịch bách tính, quả thực cũng là vấn đề.

  Khương Tú Nhuận viết một bài ca dao, thuê hương nhân học thuộc lòng, sau đó cầm đồng la mộc chùy đi xướng khúc trên đường.

  Nội dung bài ca dao chính là, sau khi tu kiến đập chứa nước, nạo vét khơi thông kênh mương, lúc đó có thể nuôi cá nuôi tôm, hơn nữa thuận tiện tưới tiêu ruộng đồng, không cần lo lắng hồng thủy lũ lụt hay hạn hán mất mùa nữa.

  Khương Tú Nhuận văn thải không tốt, nhưng biên soạn ca dao lại khá thông thạo, hơn nữa nội dung đều đánh vào nỗi khổ của dân địa phương nơi đây.

  Do Hán Dương thường xuyên bị hạn úng, nhiều nhà cửa gia sản của bách tính có thể trong một đêm bị cuốn trôi sạch sẽ. Hơn nữa nước ở trong sông chảy xiết, đánh bắt cá tôm cũng không hề dễ dàng. Nếu có bắt được đưa đến chợ phiên bán còn đổi được chút tiền dầu muối chứ chẳng dám dùng, nhiều đứa trẻ năm sáu tuổi còn chưa từng biết cá có mùi vị thế nào.

  Mấy câu ca dao nghe lâu rồi, trong lòng bách tính cũng ngo ngoe muốn động, cảm thấy nếu thật sự tốt như vậy, mệt mỏi vài tháng, dùng sức lực bản thân đổi lấy ấm no cho tôn tử, quả thực cũng đâu tính là vất vả.

  Hơn nữa hiện tại khoảng thời gian này cũng vừa đúng lúc vụ mùa vừa kết thúc, người rảnh rỗi ở các quận huyện rất nhiều.

  Chiêu lao dịch chỉ cần cung cấp cơm canh, không dùng tiền, cho nên khi mới bắt đầu cũng chỉ có vài người già không có nhà cửa tới báo danh mà thôi.

  Khương Tú Nhuận không có kiểu cách nhà quan, đối xử hòa nhã với dân chúng địa phương, y phục giản dị, cùng dân chúng leo lên chạy xuống, xem xét địa hình và theo dõi việc tu bổ.

  Hơn nữa còn dẫn bọn họ đi quan sát mô hình sa bàn công trình, để người dùng chậu gỗ tiếp nước, mô phỏng lại quá trình dòng chảy trên sa bàn.

  Sa bàn dựng lại mô hình hai địa phương, một nơi là huyện Hán Dương, còn một nơi là ở hồ nước phía sau huyện Hán Dương.

  Sau khi dội chậu nước vào bách tính xem xong, thấy rõ ràng khi không có công trình chứa nước,  bên ngoài huyện Hán Dương nước sông dâng cao, hơn nữa chảy xiết vô cùng, khi nước dâng cao còn chảy ngược vào thành, khiến cho cả huyện chìm trong biển nước, giết chết bò dê, thậm chí ngay cả chậu gỗ tã lót của trẻ con cũng trôi lơ lửng, nhấp nhô trong dòng nước...

Trong những người dân này cũng có người già, sau khi nhìn sa bàn diễn giải, có lẽ khơi gợi lại kí ức thương tâm, nghẹn ngào khóc nấc lên.

  Khương Tú Nhuận tự mình đưa khăn tay cho lão nhân, lại phất phất tay, để người hầu đổ nước vào một cái sa bàn khác, nhìn ao nước không lớn lắm, thế nhưng lại có các dòng chảy thông thẳng tới đại dương mênh mông, nước trong chậu gỗ rất nhanh được hóa giải, hoa màu hai bên bờ vẫn an ổn không có chuyện gì!

  Sa bàn chế tạo tinh xảo, địa hình núi non cây cối đều y hệt như cảnh thực ở huyện Hán Dương, khiến cho người ta nhìn được công trình chứa nước phát huy công dụng như thế nào, trong vô hình hóa giải được một trận tai kiếp.

  Sau khi xem xong, lòng người run sợ trực tiếp dâng lên hào khí, nếu có thể tận chút sức mọn, hóa giải tai kiếp, sao lại không làm?

  Lời của bách tính, còn có tác dụng lớn hơn lời đồng dao nhiều!

  Đến ngày hôm sau, nam tử tới tham gia lao dịch bỗng tăng vọt. Khương Tú Nhuận vẫn như cũ, đầu tiên tự mình dẫn bọn họ tới sa bàn quan sát diễn luyện.

  Những ngày tiếp theo, không riêng gì nam tử, dần dần có cả phụ nhân, thậm chí có cả thiếu niên và trẻ em tham gia.

 Mọi người hiểu được ích lợi của công trình, liền tranh nhau góp một phần khí lực.

  Huống chi lần này có đại quan tới, khác hẳn đám quan viên trước kia. Mặc dù tuổi trẻ, thế nhưng mọi chuyện đều đích thân làm, đối đãi tới thứ dân vô luận già trẻ nam nữ đều cực kì bình dị dễ gần.

  Đôi khi Khương đại nhân còn tự bỏ tiền túi, mua heo béo, giết thịt, đun một nồi canh lớn, không biết thả thêm hương liệu gì, khiến trăm dặm bên ngoài thành đều ngửi được hương thơm.

  Khi ăn cơm, mỗi người đều được chia một miếng lớn, hương liệu kia, so với thịt heo ăn lúc mừng năm mới còn thơm ngon hơn nhiều.

 Vừa ăn cơm lại cắn một miếng thịt, làm không công khổ cực hơn tháng trời, dân chúng cũng cam tâm tình nguyện.

  Vốn công trình dự tính hai tháng hơn mới hoàn thành, thế nhưng mới qua gần một tháng đã hòm hòm rồi.

  Ngày hôm đó Khương Tú Nhuận đang đứng trên đập nước lệnh người đo đạc, đột nhiên sau lưng có một đám người tới. Đi đầu là thanh niên tuấn tú khi nhìn thấy Khương Tú Nhuận phơi nắng đen đi, mặt gầy cằm nhọn ra, sững sờ nhìn hồi lâu, tựa như tức giận, cau mày nói:

  - Hán Dương nghèo khó như vậy, hắn cũng nhẫn tâm thả nàng ở nơi này chịu khổ? Điên rồi sao? Coi nhẹ nàng như vậy?

Khương Tú Nhuận cảm thấy hắn nói dở dở ương ương, cau mày, xa cách nói:

  - Nhị điện hạ sao lại rảnh rỗi tới nơi này?

  Phượng Vũ lúc này chạy tới trước mặt nàng, nhìn một lượt y phục thôn quê trên người nàng, lại nhìn tình hình xung quanh thấy mọi người đều bận rộn đào đục, trong lòng tư vị phức tạp đan xen.

  Đoạn đường tới đây, nhị điện hạ đã nghe được không ít công tích của Khương đại nhân.

  Nhưng mà hắn không thể nào đem vị đại nhân già dặn trầm ổn trước mắt này, so sánh với nữ tử kiêu ngạo yêu dã xinh đẹp, không chút khách khí sai sử hắn châm trà hầu hạ trong trí nhớ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro